Bảo tồn và hội nhập tinh hoa nghề gốm Bát Tràng
Bát Tràng - Đệ nhất gốm sứ Thăng Long
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Làng Nghề Việt Nam, ông Phạm Huy Khôi - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho hay, nghệ thuật làm gốm được người dân Bát Tràng duy trì và kế thừa từ đời này sang đời khác. Đến nay đã có lịch sử hơn 700 năm. Theo thống kê, toàn xã hiện có hơn 90% hộ làm gốm, số còn lại làm các dịch vụ bổ trợ về nguyên vật liệu, màu vẽ, thợ rót… và dịch vụ trung chuyển buôn bán tại các gian hàng trưng bày trong khu chợ trung tâm của làng nghề.
Ông Phạm Huy Khôi - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. |
Gốm Bát Tràng nức tiếng bốn phương bởi công thức men gia truyền đặc sắc cùng các công đoạn hoàn thiện sản phẩm vô cùng tỉ mỉ. Nguyên liệu làm men chủ yếu là các loại đá, cao lanh, quặng tự nhiên trong nước được tinh chế, nghiền nhỏ. Sản phẩm gốm của Bát Tràng được làm từ nguyên liệu đất cao lanh trắng. Nhưng với mỗi người nghệ nhân lại có một cách pha chế, tinh giảm các nguyên liệu khác nhau để tạo ra những bài men độc nhất vô nhị.
Men gốm Bát Tràng được nung ở nhiệt độ cao từ 1250 - 1320 độ C, tạo nên màu men sâu, đằm, màu sắc ấn tượng, khỏe khoắn đặc trưng của dòng gốm cổ. Qua nhiều thế kỷ, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn được trân quý dùng làm quà tặng biếu dân gian hay cống phẩm ngoại giao.
Theo Bà Hà Thị Vinh – Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (đã có sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia năm 2020): Chúng tôi phối hợp tinh hoa của nghề gốm, sự khéo léo của nghệ nhân và công nghệ tiên tiến để làm ra các sản phẩm gốm. Cụ thể, công nghệ sẽ giúp thực hiện khâu chế biến nguyên liệu, đa dạng hóa dòng nguyên liệu, đa dạng hóa dòng sản phẩm…Việc sử dụng máy móc để tạo hình, kiểm soát chất lượng giúp sản phẩm có độ mịn, an toàn cao, không cong vênh, nứt mẻ…Bên cạnh đó, việc đưa công nghệ vào sản xuất giúp doanh nghiệp tiến gần hơn với thị trường quốc tế. Ví dụ như công nghệ nung bằng gas giúp bảo vệ môi trường, sản xuất hàng hóa tốt, đồng thời đảm bảo yếu tố an sinh cho người lao động trong xưởng.
Du khách đến thăm quan, trải nghiệm tìm hiểu văn hóa và các hoạt động xúc tiến kết nối các công ty lữ hành khảo sát du lịch Bát Tràng. |
Ứng dụng chuyển đổi số phát triển du lịch làng nghề
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào phát triển du lịch làng nghề trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Đó cũng là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh làng nghề có điều kiện để quảng bá hình ảnh, văn hóa cũng như phát triển kinh tế.
Nhiều khách thập phương biết đến làng gốm, tìm hiểu về gốm Bát Tràng thông qua các sàn thương mại điện tử, những bài viết, bài chia sẻ trên các trang mạng xã hội, blog, diễn đàn…
Một công đoạn sản xuất gốm sứ tại xã Bát Tràng. |
Chị Phùng Phương Oanh – Quản lý Marketing tại công ty TNHH Bảo Quang chia sẻ: Sinh ra và làm việc tại làng gốm ngay từ thuở bé, vốn dĩ quen với việc làm nghề truyền thống, cầm bút vẽ và cùng các cô chú nghệ nhân, công nhân làm việc, việc tiếp cận với khách du lịch những năm trước rất ít, nhưng sau khi có thương mại điện tử, áp dụng chuyển đổi số công nghệ thông tin vào quảng bá sản phẩm, thông qua các trang mạng điện tử như facebook; zalo; website, gốm Bát Tràng được nhiều khách hàng biết đến, các đơn hàng phát sinh qua các nền tảng mạng xã hội rất nhiều.
Đầu tháng 10/2019, Bát Tràng đón nhận Quyết định công nhận điểm du lịch của UBND TP. Hà Nội. Bát Tràng cũng được biết đến là một trong những làng nghề đầu tiên trên địa bàn Hà Nội ứng dụng công nghệ số để phát triển “du lịch thông minh”. Nhờ vậy những năm qua, trung bình mỗi ngày, đặc biệt vào dịp cuối tuần, Bát Tràng đón từ 3.000 đến 5.000 lượt khách tham quan, mua sắm, trải nghiệm.
Gốm Bát Tràng được quảng bá rộng khắp thông qua các nền tảng mạng xã hội như Fanpage book. |
Theo bà Phùng Thị Hoài Hương, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin huyện Gia Lâm, Bát Tràng sau khi được công bố là "Điểm du lịch", lượng khách du lịch đến thăm Bát Tràng tăng gấp đôi, có thời điểm tăng gấp 3 lần so với trước đó. Để phát huy giá trị làng nghề, huyện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 triển khai đầu tư hệ thống "Du lịch thông minh" tại Bát Tràng. Huyện sẽ tiếp tục đầu tư các giải pháp chuyển đổi số trong văn hóa du lịch như: xây dựng cơ sở dữ liệu số các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, xây dựng điểm các Kiosk thông tin tại các điểm du lịch như: Bát Tràng, Phù Đổng, Dương Xá; Phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại dưới dạng phim 3D, băng âm thanh, hình ảnh, văn bản… Đồng thời nghiên cứu xây dựng bản đồ số 3D di sản văn hóa và du lịch huyện Gia Lâm.
“Chuyển mình” để hội nhập
Nhờ sự nhạy bén trong cơ chế thị trường, làng nghề Bát Tràng đã không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm, hướng tới trở thành làng nghề kiểu mẫu của Thủ đô. Bát Tràng hiện vinh dự là một trong hai điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của huyện Gia Lâm. Chứng nhận OCOP là một trong những cơ sở quan trọng đánh giá chất lượng giúp nâng tầm giá trị các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng.
Ông Phùng Văn Hữu (đứng giữa) cùng du khách nước ngoài tham quan Bát Tràng. |
Ông Phùng Văn Hữu - Giám đốc Hợp tác xã Công nghiệp Sứ Hợp Lực (Thôn 1 Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ, rất nhiều đơn vị, đoàn thể, khách du lịch đến với làng gốm Bát Tràng để tham quan, trải nghiệm, đặc biệt là học sinh, sinh viên, khách du lịch nước ngoài. Trung bình mỗi tuần cơ sở của ông đón từ 2-3 đoàn khách nước ngoài ghé thăm Bát Tràng. Họ đến từ nhiều quốc gia như Úc, New Zealand, Singapore, Nhật Bản… và đi theo tour tham quan được thiết kế bởi các công ty du lịch liên kết với Hợp tác xã.
Đến với làng gốm Bát Tràng, du khách còn được trực tiếp trải nghiệm quá trình tạo nên một tác phẩm bằng gốm. Đây là cơ hội để Bát Tràng truyền bá hình ảnh, văn hóa cũng như phát triển kinh tế theo hướng hội nhập.
Du khách trải nghiệm quy trình làm gốm tại Hợp tác xã Công nghiệp Sứ Hợp Lực. |
Xã Bát Tràng đã có 4 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 5 sao cấp Quốc gia năm 2020 của công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh và mới đây, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh đã được Hội đồng cấp Trung ương đánh giá, phân hạng chấm điểm đạt chứng nhận OCOP 5 sao năm 2023.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 1.350 làng nghề và làng có nghề của Hà Nội, thời gian qua có một số làng nghề, làng có nghề bị mai một. Đến nay, Hà Nội còn 806 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 321 làng đã được UBND TP công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề của cả nước gồm 48 làng nghề truyền thống, 273 làng nghề. Chi cục Phát triển nông thôn đã hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề cho 20 làng nghề thuộc 10 quận, huyện. Trong đó, có 17 làng nghề đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ ra Quyết định chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. |
Bài viết có sự phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn
10:31 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo
10:15 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề dệt đũi ở Nam Cao
10:01 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống
09:55 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024
09:54 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan
14:07 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi
11:17 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ
09:23 | 23/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê
14:19 | 22/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng
10:46 Tin tức
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách
10:39 Du lịch làng nghề
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 Làng nghề, nghệ nhân