Bảo tồn chợ truyền thống trong nội đô

TBV - Dù vẫn đang trong giai đoạn đô thị hóa mạnh, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, TP vẫn phải bảo tồn và duy trì các chợ truyền thống trong nội đô như một nét văn hóa ngàn năm của Hà Nội cổ kính.
Mô hình chợ - trung tâm thương mại không hiệu quả

Năm 2009, TP Hà Nội chủ trương thí điểm chuyển đổi một số mô hình từ chợ truyền thống thành các trung tâm thương mại (TTTM) kết hợp với chợ. Trong khoảng 8 năm đã hình thành các TTTM thay thế các khu vực chợ cũ như: TTTM Chợ Mơ, TTTM Chợ Hàng Da, TTTM Chợ 19/12... các TTTM được thiết kế chia thành 2 phần: Phần nổi là không gian cho TTTM và phần ngầm (tầng hầm) dùng để các tiểu thương kinh doanh các mặt hàng theo mô hình chợ.

Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, đánh giá kết quả thực hiện, đến năm 2017 TP đã quyết định dừng các dự án TTTM kết hợp chợ, do mô hình không mang lại hiệu quả cho các tiểu thương và người dân buôn bán tại chợ.

Lý giải về lý do này, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đồng Xuân Vũ Hà Thanh cho biết, trên 75% người dân Việt Nam có thói quen đi chợ truyền thống, chợ truyền thống của người Việt phần lớn đều giáp với mặt đường lớn, thậm chí các chợ cóc, chợ củi còn nằm ngay bên lề đường, người dân chỉ cần tạt xe vào là có thể mua bán được. Nên khi các TTTM được xây dựng kết hợp với mô hình chợ dưới tầng hầm, người dân có xu thế ngại gửi xe để đi bộ xuống hầm, chưa kể vấn đề việc gửi xe ở các TTTM cũng phức tạp, đôi khi phải đi lòng vòng, lạc đường... Vì thế khi các chợ được mở dưới tầng hầm của TTTM, người dân không còn mặn mà nữa, dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh theo mô hình này không hiệu quả.


Chợ Đồng Xuân với hơn 200 năm tồn tại đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Ảnh: Doãn Thành


Đánh giá về việc thay đổi mô hình kinh doanh từ chợ truyền thống sang TTTM kết hợp chợ, ông Vũ Hà Thanh cho rằng, nếu tính về giá trị sử dụng, các TTTM có thể khai thác được nhiều hơn các chợ truyền thống, khi vừa có thể cho thuê văn phòng, buôn bán, một số TTTM còn khai thác thêm cả căn hộ chung cư. Ngoài ra, việc buôn bán tại các TTTM thì có thể dễ dàng quản lý được nguồn gốc hàng hóa.

“Nhưng trên thực tế, đối với Hà Nội việc bảo tồn và duy trì một số chợ truyền thống không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa, lịch sử. Nhiều đô thị lớn trên thế giới họ vẫn giữ các chợ truyền thống trong khu vực nội đô” - ông Vũ Hà Thanh nói.

Cùng quan điểm, KTS Trần Huy Ánh – Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội cho biết, trong lịch sử phát triển của Thủ đô Hà Nội, chợ chính là nền tảng cho quá trình đô thị hóa, chợ truyền thống đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lưu thông, trao đổi hàng hóa, phù hợp với nhu cầu phát triển qua các thời kỳ của người dân Thủ đô. Bởi vậy, có những tên chợ khi nhắc đến là người ta có thể nhận diện ngay ra đó là sản phẩm của Hà Nội.

“Du khách đến phố cổ muốn mua sắm, họ mặc định đi lên phố Đồng Xuân, thì bắt buộc chợ Đồng Xuân phải nằm ở đó và nó phải đúng là một cái “chợ”. Chính nét đặc trưng riêng của từng chợ đã thu hút sự tò mò, thích khám phá, tìm hiểu của du khách, nếu đến đó mà thấy một tòa nhà TTTM thì họ sẽ thất vọng và không có nhu cầu tìm hiểu, khám phá nữa, vì TTTM nào cũng na ná như nhau” - KTS Trần Huy Ánh nói.

Đa dạng loại hình kinh doanh

Sau gần 10 năm kinh doanh buôn bán tại chợ Đồng Xuân, chị Phạm Lệ Quyên chia sẻ, thời gian gần đây các kiot bán hàng phía mặt tiền phố Đồng Xuân đã được bố trí, sắp xếp lại, chủ yếu buôn bán các loại mặt hàng phục vụ khách du lịch. Thu nhập từ bán lẻ cũng tương đối ổn định, vì lượng khách du lịch đến chợ rất đông. Hiện nay, nhiều tiểu thương trong chợ đã quen với mô hình kinh doanh kết hợp khai thác thương mại từ khách du lịch.

Khảo sát thực tế tại chợ Đồng Xuân và một số chợ truyền thống tại khu vực nội của Hà Nội, đa phần các tiểu thương và người buôn bán nhỏ đã thay đổi mô hình kinh doanh để đáp ứng với nhu cầu thực tế. Ví như ở chợ Đồng Xuân, doanh thu bán hàng đạt trên 100 tỷ đồng/tháng, lượng hàng hóa thực phẩm các loại luân chuyển qua chợ từ 10 – 20 tấn/ngày, nhưng chợ đã được bố trí thành những khu vực riêng để có thể vừa kinh doanh, vừa khai thác hoạt động du lịch, khách du lịch có thăm quan kết hợp mua sắm, ăn uống tại chợ.

Đại diện Công ty CP Đồng Xuân (đơn vị quản lý chợ Đồng Xuân) cho biết, sự thay đổi rõ rệt nhất của chợ Đồng Xuân chính là cách thức tiếp cận khách hàng. Nếu trước đây, tiểu thương chợ Đồng Xuân không bán lẻ thì hiện nay, các quầy hàng bán lẻ đã được hình thành, phục vụ người dân và du khách từ sáng đến tối.

Các chợ truyền thống là nơi tập trung đại bộ phận người dân với mức giá cả hàng hóa hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng từ bình dân đến những người có thu nhập khá.

Theo KTS Trần Huy Ánh, để có thể tồn tại được, các chợ truyền thống cần phải đa dạng hóa loại hình kinh doanh, dịch vụ. Trong khu vực nội đô, mô hình kinh doanh chợ truyền thống có lợi thế để duy trì nếu như kết hợp song song với hoạt động khai thác du lịch. Hiện nay, các chợ truyền thống vẫn được cải tạo, nâng cấp để đáp ứng với nhu cầu và đảm bảo an toàn cho người dân khi kinh doanh, mua sắm. “Việc cải tạo nâng cấp không làm mất đi “tính chợ” mà nó làm cho cơ sở vật chất được tốt hơn, phù hợp hơn để khai thác kinh doanh” - KTS Trần Huy Ánh nói.

Doãn Thành/KTĐT

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bắc Giang: Phụ nữ tổ hợp tác Tràng Bắn cùng nhau làm kinh tế giỏi

Bắc Giang: Phụ nữ tổ hợp tác Tràng Bắn cùng nhau làm kinh tế giỏi

LNV – Vốn là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thế (Bắc Giang), thời gian gần đây, người dân ở xã Đồng Vương đã giúp nhau phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức, trong đó nổi bật là việc thành lập mô hình Tổ hợp tác và tiêu thụ nông sản bản Tràng Bắn.
Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

LNV - Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lớn ở nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Hà Giang: Làm giàu từ mô hình nuôi hươu lấy nhung

Hà Giang: Làm giàu từ mô hình nuôi hươu lấy nhung

LNV - Đầu tư nuôi Hươu sao ban đầu có chi phí lớn song hiệu quả kinh tế mà loài vật nuôi này mang lại cho người nông dân khá cao. Đặc biệt đầu ra của sản phẩm khai thác đến đâu hết đến đó. Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại nên trong những năm trở lại đây, phong trào nuôi hươu sao lấy nhung trên địa bàn tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển.
Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

LNV - Từ những lợi thế ở mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Năm (xã Thụy An, Sơn Tây, Hà Nội) đã trồng thành công nhiều loại hoa, mang lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình.
Hành trình trở thành "Ông chủ" của chàng trai nghèo miền sơn cước

Hành trình trở thành "Ông chủ" của chàng trai nghèo miền sơn cước

LNV - Vừa qua, trong chuyến công tác về Hải Phòng, chúng tôi có dịp được gặp gỡ và giao lưu cùng “ông chủ” làm nghề kinh doanh vận tải. Dù mới chỉ học hết lớp 9 nhưng với nghị lực vượt khó, đam mê và kiên trì học hỏi, anh Vũ Xuân Trường ở Lang Thíp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã trở thành Giám đốc của Công ty TNHH Vận tải Việt Phúc (trụ sở chính tại Hải Phòng). Nhiều người còn gọi anh với cái tên thân mật là “CEO miền núi”.
Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

LNV - Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, đặc biệt là cây cam Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) triển khai "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025”.

Tin khác

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

LNV - Dù mới chỉ 23 tuổi Nguyễn Thị Thoa TP.Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo dựng cho mình thương hiệu lạp sườn gia truyền, phấn đấu trở thành sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP của địa phương.
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

LNV - Bà Nguyễn Thị Tiến, gần 70 tuổi, người dân tộc Mường, xóm Quýt, xã Yên Bài kể lại, cách đây vài chục năm, gia đình nhà bà thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Vợ chồng bà sinh được 03 người con, 02 gái 01 trai, chồng già yếu đã mất, một mình bà bươn chải kiếm sống nuôi 03 con nhỏ. Đức là con trai út, khi hai chị đi lấy chồng, Đức còn đang học lớp 09. Vì nhà quá nghèo, thương mẹ nên Đức nghỉ học ở nhà để phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống gia đình…
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

LNV - Ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đưa huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, huyện An Dương đạt tiêu chí thành lập quận - đó là kết luận nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng trong Phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024.
Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

LNV - Vừa qua, Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh".
Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

LNV - Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay HTX đồ gỗ mỹ nghệ Luận Hiền đã có một cơ ngơi bề thế. Là nơi sản xuất, giới thiệu, mua bán sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

LNV - Ra đời cách đây 10 năm với nhiều gian nan thử thách Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam (Vinacel) nay đã trở thành địa chỉ uy tín của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chất lượng.
Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

LNV - Xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành là địa phương có mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh) khá phát triển và mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân cù lao Long Hòa thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm và tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 10%.
Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

LNV - Phát triển kinh tế tuần hoàn được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững. Xã Tân Thành (Vụ Bản) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn với sự liên kết giữa các hộ trồng hoa, rau màu và chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

LNV - Trải qua gần 28 năm xây dựng và trưởng thành (1996 - 2024), Xí nghiệp may Kon Tum đang dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tiềm năng, phát triển bền vững, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại chỗ, nhất là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

LNV - Những ngày này, ở Làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), người nông dân đang bận rộn đi tuốt lá, chăm sóc, nuôi dưỡng nụ hoa cho cây đào phai, hứa hẹn một mùa hoa tươi thắm đón Tết Nguyên Đán 2024.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Ngày Chè thế giới 21/5: Ngành chè ở Việt Nam đang đứng ở đâu?

Ngày Chè thế giới 21/5: Ngành chè ở Việt Nam đang đứng ở đâu?

LNV - Ngày Chè thế giới được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc thành lập từ năm 2020 nhằm thu hút sự chú ý đến vai trò của chè trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh): Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh): Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của cán bộ, nhân dân huyện Thạch Hà trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh và triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn với nhiều thành quả nổi bật.
Làng nghề nón lá Thuận Hạnh chú trọng xây dựng thương hiệu và kết nối du lịch

Làng nghề nón lá Thuận Hạnh chú trọng xây dựng thương hiệu và kết nối du lịch

LVN – Trải qua hơn 1 thế kỷ thăng trầm, làng nghề nón lá Thuận Hạnh vẫn có hơn 300 hộ sản xuất với nhiều sản phẩm đa dạng, đạt chất lượng OCOP 3 sao và mang lại thu nhập tốt cho người dân.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc với cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc với cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 16-5, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) - Bộ Ngoại giao thông tin, từ ngày 14 đến 16-5, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu đoàn công tác làm việc tại thủ đô Bangkok và tỉnh Kanchanaburi (Thái Lan).
Phát huy tối đa nguồn lực của kiều bào đóng góp cho các địa phương

Phát huy tối đa nguồn lực của kiều bào đóng góp cho các địa phương

Từ ngày 8-11.5.2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng đến thăm các tỉnh/thành Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, làm việc về công tác đối ngoại của địa phương, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại một số địa bàn.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động