An Khê (Gia Lai): Nuôi chồn hương sinh sản cho thu nhập mỗi năm gần 200 triệu đồng
Từ 4 con chồn hương, đến nay, anh Trương Hồng Tân đã gầy dựng mô hình với gần 200 con chồn trưởng thành và 100 con chồn con. Ảnh: Ngọc Minh
Không bỏ cuộc, anh Tân khăn gói đi tham quan, học hỏi cách chăn nuôi chồn hương ở một số trang trại tại tỉnh Bình Phước. Sau khi nắm bắt được kiến thức, kỹ thuật nuôi chồn, anh dốc hết vốn liếng mua 20 con chồn cái và 5 con chồn đực về nuôi. Tuy nhiên, chỉ sau mấy tháng, đàn chồn bị bệnh tiêu chảy, chết dần, chỉ còn 4 con.
Dù vợ khuyên bán hết chồn hương, kiếm việc khác làm, song anh Tân nhất quyết giữ lại mấy con để tiếp tục gầy đàn. Ban ngày, anh phụ vợ bán nước mía, tối về lên mạng, rồi mua sách báo về nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy cho loài chồn.
Anh Tân tâm sự: “Sau nhiều năm nuôi, tôi không những nắm bắt được đặc tính, cách ăn uống, sinh sản của loài chồn trong môi trường nuôi nhốt mà còn chế ra được loại thuốc đặc trị bệnh viêm ruột, gây tiêu chảy ở loài chồn”.
Theo anh Tân, phương thuốc này kết hợp một số thảo dược, vitamin tổng hợp và men tiêu hóa. Trước khi cho chồn ăn, anh hòa thuốc vào trong nước cho chúng uống để ổn định đường ruột. Thức ăn cho chồn gồm chuối và cá, mỗi ngày cho ăn 1 lần vào buổi chiều.
Bên cạnh đảm bảo cho đàn chồn ăn no, đầy đủ chất, anh Tân đặc biệt coi trọng vệ sinh môi trường; chuồng trại và máng nước được thau rửa 2 lần/ngày. Hàng tuần, anh phun thuốc khử trùng, sát khuẩn chuồng nuôi để hạn chế dịch bệnh. Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, anh tiêm vắc xin cho đàn chồn. Nhờ đó mà đàn chồn ít bị bệnh, tăng sức đề kháng, sinh trưởng phát triển tốt. “Từ 4 con chồn, đến nay, trang trại của tôi đã có gần 300 con chồn sinh sản và chồn con”-anh Tân phấn khởi cho biết.
Mỗi năm, gia đình anh Tân có thu nhập gần 200 triệu đồng từ việc bán chồn hương giống. Ảnh: Ngọc Minh
Cũng theo anh Tân, chồn hương vốn là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao, ít bị bệnh. Chồn hương dễ nuôi, không mất nhiều thời gian chăm sóc, thức ăn đơn giản. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thịt chồn hương trên thị trường khá cao nên không lo đầu ra.
Nói về việc nuôi chồn sinh sản, anh Tân chia sẻ: Chồn hương sau 12 đến 14 tháng nuôi bắt đầu sinh sản. Nhưng để chồn đẻ tốt nhất là khoảng 20 tháng tuổi. Trong thời gian này, chồn sinh sản được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi để hạn chế chồn mẹ sau khi sinh thiếu hụt chất sẽ ăn con non. Chồn mẹ mỗi năm đẻ 2-3 lứa, mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Sau 60 ngày tuổi, chồn con được tách đàn và nuôi dưỡng bằng thức ăn đến khi cứng cáp thì xuất bán.
Hiện nay, anh Tân bán 5 triệu đồng/cặp chồn hương giống. Ngoài cung ứng cho các trại nuôi trong tỉnh, anh còn xuất đi các tỉnh Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định... “Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu nhập gần 200 triệu đồng/năm từ việc bán chồn giống. Sắp tới, tôi sẽ mở cơ sở chăn nuôi chồn hương tại tỉnh Kon Tum”-anh Tân cho hay.
Trao đổi với P.V, ông Bùi Quốc Khánh-Chủ tịch Hội Nông dân phường An Phú-thông tin: “Trại nuôi chồn hương của anh Trương Hồng Tân mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Tân cũng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng chồn hương cho một số hộ dân trên địa bàn. Thời gian tới, Hội sẽ tổ chức cho hội viên, nông dân có nhu cầu tham quan, học hỏi để nhân rộng mô hình chăn nuôi, giúp nâng cao thu nhập”.
Bài, ảnh: Ngọc Minh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thừa Thiên Huế: Khởi nghiệp tại mảnh đất quê nhà
13:40 | 31/05/2023 Khởi nghiệp

Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã
16:38 | 30/05/2023 Khởi nghiệp

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Nhà máy sữa Vĩnh Tường góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới.
11:35 | 16/03/2023 Khởi nghiệp

Nghệ An: Chàng trai khởi nghiệp trồng dâu tây Đà Lạt
15:33 | 28/02/2023 Khởi nghiệp

Làm chủ công nghệ sản xuất gà giống
10:37 | 22/02/2023 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
15:42 | 13/02/2023 Khởi nghiệp
Tin khác

Trồng thứ cây trưng ngày Tết, 9x Bến Tre thu lãi hơn 1 tỷ đồng/năm
09:22 | 31/01/2023 Khởi nghiệp

Người phụ nữ khởi nghiệp thành công mô hình sản xuất giấm từ quả vải
07:03 | 31/01/2023 Khởi nghiệp

Khát vọng của những ''tỷ phú nông dân''
15:46 | 21/01/2023 Khởi nghiệp

Cà Mau: Người tạo sinh kế cho phụ nữ nông thôn
14:20 | 29/12/2022 Khởi nghiệp

Cô gái 9X thành công với nghề phun xăm thẩm mỹ
16:38 | 20/12/2022 Khởi nghiệp

Lợi nhuận cao từ trồng kiểng bonsai
11:02 | 14/12/2022 Khởi nghiệp

Thu nhập ổn định từ nuôi dế thương phẩm
15:41 | 08/12/2022 Khởi nghiệp

An Giang: Khởi nghiệp từ đặc sản miền biên giới
12:34 | 05/12/2022 Khởi nghiệp

Thắng đậm nhờ cho ốc lác "ngủ vùi"
10:57 | 01/12/2022 Khởi nghiệp

Chung kết toàn quốc cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2022”
15:21 | 30/11/2022 Khởi nghiệp

Tổ chức cuộc thi ''Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp'' lần thứ V/2023
09:23 | 30/11/2022 Khởi nghiệp

Độc đáo nghề làm hồ thuỷ sinh
11:22 | 28/11/2022 Khởi nghiệp

Techfest VinhPhuc 2022: Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
20:08 | 18/11/2022 Khởi nghiệp

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2022 tại Vĩnh Phúc
09:30 | 16/11/2022 Khởi nghiệp

Thoát nghèo từ cây dược liệu
14:59 | 14/11/2022 Khởi nghiệp



Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP
11:27 Tin tức










