Sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Thái Nguyên hiện nay
HTX hình thành thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
HTX Chè Tuyết Hương được thành lập năm 2012 chỉ với 7 hộ gia đình thành viên với khoảng 20 lao động với ngành nghề là sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chè. Vùng nguyên liệu của HTX là vùng chè thị trấn Sông Cầu và Trại Cài… Các sản phẩm của hai vùng chè này gần như chưa có chỗ đứng trên thì trường.Sản phẩm chè làm ra được tiêu thụ chủ yếu là sản xuất chè thô được bán tại các chợ trên địa bàn huyện, giá sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các thương lái nên thường bị ép giá dẫn đến giá chè thấp và không ổn định. Người dân làm chè không mặn mà với việc sản xuất chè, có hộ còn phá bỏ chè,ít chăm sóc. Trước thực trạng đó, sau nhiều ngày trăn trở bản thân tôi đã thuyết phục và vận động các hộ sản xuất chè trong vùng tập hợp lại để thành lập một thương hiệu vùng chè đặc sản:“HTX chè Tuyết Hương”.
Từ khi được thành lập đến nay HTX chèTuyết Hương luôn đặt mục tiêu hàng đầu đó là tạo ra một thương hiệu sản xuất chè luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất chè và khách hàng sử dụng, xây dựng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap, mở rộng thị trường, sản xuất chè theo chuỗi giá trị, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động.
Chính vì vậy HTX chè Tuyết Hương luôn quan tâm đế qui trình sản xuất và chăm sóc cây chè theo hướng sản xuất sản phẩm hữu cơ, từ qui trình lựa chọn giống chè phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai; đến qui trình bón các loại phân hữu cơ an toàn cho cây chè; đến sử dụng nguồn nước giếng khoan để tưới cho cây chè; qui trình sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học không ảnh hưởng đến sức khỏe con người; đến quá trình thu hoạch, chế biến các sản phẩm chè đều được thực hiện theo một qui trình nghiêm ngặt, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Toàn bộ các sản phẩm của HTX đều có tem truy xuất nguồn gốc xuất sứ đem lại sự an tâm và tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng.
Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm chè được đặc biệt chú trọng, HTX còn đặc biệt quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Trong suốt quá trình hoạt độngsản phẩm chè của HTX đã được một số giải thưởng danh giá như Cúp Vàng, Cúp Bạc tại các Liên hoan Trà.Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vục và cấp quốc gia.Năm 2017 sản phẩm chè của HTX đã vinh dự được Văn phòng Chính phủ lựa chọn làm quà tặng phục vụ tuần lễ APEC tại Việt Nam. Từ năm 2019 đến nay HTX Tuyết Hương đã có 5 sản phẩm được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt và cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao. Đặc biệt năm 2022 Chủ nhiệm HTX Chè Tuyết Hương được vinh dự lựa chọn là đại biểu duy nhất của tỉnh Thái Nguyên tham dự Lễ tôn vinh “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
Giải pháp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ
Thái Nguyên là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều lợi thế để sản xuất các sản phẩm chè, trong đó có lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng... Các sản phẩm chè Thái Nguyên đã được đánh giá có tác dụng như lợi tiểu, giảm huyết áp, giảm cân hiệu quả, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giúp tinh thần hưng phấn, tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa sự oxy hóa, chống lão hóa… Trước đây sản xuất chè do tự phát, người dân chưa quan tâm đến chất lượng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là việc chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng vẫn còn trong sản phẩm nên thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng nghi hoặc trong khâu tiêu thụ sản phẩm chè.
Giai đoạn gần đây, nhờ áp dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè, trong đó ý thức, trách nhiệm của người sản xuất chè cũng được nâng lên. Đa số các hộ dân đã áp dụng quy trình sản xuất chè theo hướng an toàn, sản xuất chè hữu cơ, tuân thủ theo qui trình sản xuất theo đúng qui định, có sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước và của người dân nên chất lượng các sản phẩm chè của Thái Nguyên ngày càng được nâng lên. Uy tín và thị trường được mở rộng, giá thành sản phẩm cũng được nâng lên. Đời sống của người dân sản xuất chè được cải thiện rất nhiều, các sản phẩm chè cũng rất đa dạng từ sản phẩm chè búp các loại, chè matscha, các sản phẩm đồ uống…, được thị trường đón nhận và đánh giá cao. Việc chế biến và tiêu thụ chè theo hướng mô hình HTX, tổ HTX, nhóm hộ… đã được hình thành và thúc đẩy việc sản xuất thiêu thụ sản phẩm được tốt hơn, qui mô và thị trường được mở rộng nhất là thị trường các tỉnh phía Nam.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm chè Thái Nguyên trên thị trường hiện nay vẫn còn có nhiều hạn chế, chưa có chiều sâu và bền vững, thị trường tiêu thụ vẫn chủ yếu là ở trong nước là chính.
Để các sản phẩm chè Thái Nguyên mở rộng thị trường tiêu thụ trong thời gian tới, cần một số giải pháp sau:
Các cấp, các ngành tích cực tuyên truyền, vận động, tập huấn cho người dân vùng sản xuất chè tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè Thái Nguyên;
Các Bộ ngành Trung ương tham mưu Chính phủ có cơ chế chính sách để bảo hộ cho sản phẩm chè Thái Nguyên là loại sản phẩm chủ lực của nông nghiệp tỉnh
Thái Nguyên;
Tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm chè Thái Nguyên đến người tiêu dùng trong và ngoài nước, nhất là tìm kiếm thị trường thế giới để đưa sản phẩm chè Thái Nguyên xuất khẩu ra nước ngoài như một số mặt hàng nông nghiệp khác.
Nguyễn Tuyết Hương
Chủ nhiệm HTX Chè Tuyết Hương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế
Tin khác

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân