Giật mí mắt, “điềm báo” hay bệnh lý?
Mỗi đợt làm việc với màn hình máy tính, điện thoại liên tục, chị Hoài Anh (30 tuổi, ở Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội) đều có cảm giác mắt mỏi nhừ, lờ đờ. Gần đây, phần dưới mi trái của chị còn bị chứng giật liên tục, khiến chị nhiều khi phải nheo mắt lại, thậm chí nhắm mắt một lúc mới tìm được cảm giác mắt đỡ căng, thoải mái. “Giật mí mắt thành quen, có hôm tôi còn cảm giác mắt ướt nhưng tôi nhờ người ngoài nhìn xem có “bất thường” không thì không ai phát hiện ra. Có hôm mỏi mắt quá, tôi chủ động nheo mắt để mắt đỡ căng. Cứ đợt nào căng thẳng là tôi lại bị giật mí mắt như vậy”, chị Hoài Anh nói.
Cách đây không lâu, trên trang cá nhân của tài khoản Y.P (ở Rạch Giá, Kiên Giang) chia sẻ sự việc cậu con trai 4 tuổi mắc phải hội chứng tic tạm thời, nghi do sử dụng điện thoại quá nhiều khiến các phụ huynh hoang mang, lo lắng. Chị Y.P cho biết, con chị rất hiếu động và nghịch ngợm. Lúc trước, cứ mỗi lần bé nghịch, chị không giữ nổi, nên thường cho con xem phim hoạt hình trên điện thoại và chơi game. Bé chơi từ lúc 2 tuổi đến bây giờ. Gần đây, bé có những biểu hiện bất thường như nháy mắt liên tục, nhíu mũi thường xuyên, cơ mặt giật mỗi khi xem tivi hoặc điện thoại. Lúc đầu chị Y.P cứ nghĩ con đùa dai nên la mắng, thậm chí đánh con vì sợ con thành thói quen xấu khó bỏ. Nhưng càng la mắng thì những biểu hiện đó của bé càng tồi tệ hơn. Lo lắng cho sức khỏe của con, chị đưa bé đi đến khám ở Chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM). Sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận bé bị rối loạn tic tạm thời do thường xuyên bị căng thẳng từ việc xem điện thoại, tivi quá nhiều.
Khám mắt cho trẻ ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Ảnh: T.Nguyên
Theo BS Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương), nháy mắt (tic mắt) là những co thắt, có khi là những chuyển động tương đối nhẹ nhàng, không cố ý (vô thức) của mi trên hoặc mi dưới. Nó có thể xảy đến bất thình lình, kéo dài vài phút, hàng giờ có khi hàng ngày hoặc lâu hơn. “Trong cơn nháy mắt, bệnh nhân có thể tự cảm thấy, còn người khác thì nhìn thấy mi mắt bạn bị giật, nhưng đa phần nó không đủ mạnh để người ngoài nhìn thấy khi họ nhìn đối diện vào mặt bạn”, BS Hoàng Cương nói.
Còn theo BS Nguyễn Quang Vinh (Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1), tic là một hội chứng rối loạn về thần kinh, chủ yếu xuất hiện ở phần cơ như cơ mặt, cơ thân, cơ phát âm. Do tic thường xuất hiện ở cơ mặt, đặc biệt là cơ quan mắt nên khi mắc hội chứng, mắt trẻ sẽ có biểu hiện nháy liên tục. Việc nháy mắt không làm giảm thị lực nhưng làm cơ bị mỏi và ảnh hưởng đến tầm nhìn.
“Ai trong đời cũng đã từng bị tic mắt, cũng trải nghiệm nó phiền toái như thế nào”, BS Hoàng Cương chia sẻ và cho biết, bản thân ông khi học, đọc căng thẳng cũng đã từng bị tíc mắt.
Làm gì để khắc phục?
Các bác sĩ cho biết, co giật mí mắt xảy ra không thể đoán trước, thường xảy ra ở mí trên. Trong dân gian, khi giật mí mắt nhiều người vẫn cho là “điềm lành/điềm gở”. Những biểu hiện này lặp lại trong vài ngày. Sau đó, có thể không gặp bất kỳ sự co giật nào khác trong nhiều tuần, thậm chí hàng tháng.
Theo BS Hoàng Cương, hầu hết tic mắt không gây hại gì và không gây ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, nếu nó xuất phát từ bệnh lý thần kinh gây co cơ vòng mi như bệnh co rút mi, hay co cơ nửa mặt thì phức tạp hơn nhiều. Khi đó các cơ mắt co mạnh hơn, kéo dài hơn gây cản trở việc nhìn. Các cơ khác ở vùng mặt cũng bị ảnh hưởng tương tự. Trong trường hợp hiếm, co thắt mí mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn vận động kinh niên, đặc biệt nếu kèm theo co giật ở mặt hoặc các cử động không kiểm soát được.
Co giật mí mắt thường xảy ra không vì bất kỳ nguyên nhân nào cụ thể. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, tình trạng co giật có thể trở nên tồi tệ hơn do: Kích ứng mắt, mệt mỏi, thiếu ngủ, tác dụng phụ của thuốc, stress, sử dụng rượu, thuốc lá, hoặc caffeine.
Bạn cần đi khám bác sĩ nếu bị co giật mí mắt kéo dài cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Mắt đỏ, sưng, hoặc có sự xuất hiện bất thường; mí mắt trên sụp xuống hay đóng hoàn toàn mỗi khi co giật; sự co giật bắt đầu ảnh hưởng đến các phần khác trên khuôn mặt.
BS Hoàng Cương nói: “Tôi giải quyết tình trạng tic mắt của mình bằng chườm nóng, massage và bấm huyệt, nhỏ nước mắt nhân tạo và nghỉ ngơi. Thực tế là các bệnh nhân của tôi nhiều người cũng thoát tic mắt bằng giải pháp tương tự”.
Tuy nhiên, đáng buồn là có những trường hợp không đơn giản như thế. Nếu tính trên quần thể thì tic mắt thường nhẹ nhàng, thoáng qua, không gây phiền toái gì lắm. Nhưng khi nó kéo dài bất thường, xuất hiện mau dần thì chúng ta cần những giải pháp tổng thể hoặc đi khám chuyên khoa Mắt, thần kinh, có khi là cả hai.
Quỳnh An
Theo GĐ&XH
Tin liên quan
Tin mới hơn

7 loại thực phẩm có thể là kẻ thù nếu bạn bị sỏi thận
10:32 | 15/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

Loại hạt nhỏ như con kiến nhưng giàu canxi hơn cả sữa, dưỡng mắt, bổ tim, làm đẹp da và tóc
10:24 | 14/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12
15:11 Tin tức

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề
14:52 Bạn đọc và tòa soạn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
08:48 Tin tức