Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội ban hành nghị quyết về y tế, giáo dục: Những chính sách nhân văn

LNV - Trong bối cảnh đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, những nghị quyết vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua về hỗ trợ các lĩnh vực y tế, giáo dục một lần nữa thể hiện tính nhân văn cao trong việc ban hành chính sách của TP Hà Nội.
Tại Kỳ họp thứ 9 mới đây, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội khoá XVI đã thông qua 3 nghị quyết về mức học phí tại cơ sở giáo dục công lập, cơ chế hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 và mức hỗ trợ công chức, viên chức, lao động hợp đồng (CC, VC, LĐHĐ) lĩnh vực y tế. Trong bối cảnh đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, những nghị quyết này một lần nữa thể hiện tính nhân văn cao trong việc ban hành chính sách của TP Hà Nội.

Luôn ưu tiên cho giáo dục

Theo Thường trực HĐND TP, hiện cơ bản dịch Covid-19 đã được kiểm soát, kinh tế Hà Nội từng bước phục hồi, nhưng giá một số mặt hàng có xu hướng tăng gây ảnh hưởng đời sống Nhân dân, tác động lớn tới người dân khu vực khó khăn, miền núi, hộ nghèo, một số đối tượng yếu thế khác. Với mục tiêu bớt gánh nặng tài chính cho một số phụ huynh học sinh (HS), người dân, để có cơ sở pháp lý bố trí nguồn ngân sách triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ học phí trên địa bàn TP năm học 2022-2023, HĐND TP ban hành Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 12/9/2022 quy định cơ chế hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non (MN) và HS phổ thông của TP Hà Nội năm học 2022-2023.

Theo đó, đối tượng áp dụng là trẻ em MN và HS phổ thông đang theo học cơ sở giáo dục MN, giáo dục phổ thông công lập của Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi; trẻ em MN và HS phổ thông thuộc đối tượng được giảm học phí theo khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 đang theo học tại các cơ sở giáo dục MN, giáo dục phổ thông của Hà Nội; học viên thuộc đối tượng được giảm học phí theo khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP đang theo học các trung tâm GDNN-GDTX theo chương trình giáo dục phổ thông của Hà Nội; cơ sở giáo dục MN, giáo dục phổ thông, trung tâm GDNN-GDTX của Hà Nội có đối tượng theo học quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết này.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thăm hỏi, chúc mừng thầy - trò Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (quận Thanh Xuân) trong ngày khai giảng năm học 2022-2023


Cùng đó, theo Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 12/9/2022 quy định mức học phí với cơ sở giáo dục MN, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn Hà Nội năm học 2022-2023, cũng để đảm bảo an sinh xã hội, nhằm chia sẻ khó khăn, bớt gánh nặng tài chính cho phụ huynh, người dân, HĐND TP quyết nghị mức học phí thực tế HS phải nộp năm học này bằng mức thực tế HS đã nộp năm học 2021-2022 với từng cấp học, từng vùng; mức học phí theo hình thức học trực tuyến bằng 75% mức trên. Ngân sách TP sẽ thực hiện cấp phần chênh lệch giữa mức học phí quy định tại Điều 2 và mức thực tế HS phải nộp quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này cho cơ sở giáo dục MN, giáo dục phổ thông, trung tâm GDNN-GDTX công lập thực hiện chương trình giáo dục phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên của TP.

Ước tổng ngân sách TP bù vào phần hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 khoảng 1.133 tỷ đồng. Cơ chế miễn học phí cho các đối tượng theo quy định cũng có kinh phí ngân sách hơn 17 tỷ đồng. HĐND TP đã giao UBND TP chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, nâng cao chất lượng dạy-học, không để lạm thu, dạy thêm, học thêm không đúng quy định; công tác thu-chi tài chính minh bạch, sử dụng đúng mục đích.

Với 2 nghị quyết này, đây là năm học thứ hai liên tiếp, Hà Nội không tăng học phí và hỗ trợ 50% mức thu học phí cho trẻ MN, HS phổ thông; đồng thời, mở rộng thành phần miễn giảm 100% học phí với HS diện yếu thế, gia đình chính sách, khó khăn. Điều này thể hiện tính nhân văn trong ban hành chính sách và một lần nữa khẳng định quan điểm của TP luôn ưu tiên cho giáo dục.

Trong năm học 2021-2022, để chia sẻ khó khăn với người dân do dịch Covid-19, TP cũng không tăng học phí và HĐND TP đã thông qua Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ 50% mức học phí (theo mức quy định với trường công lập) cho trẻ MN và HS phổ thông, với số tiền 893 tỷ đồng. Lộ trình thông thường, tăng học phí năm học 2022-2023 là yêu cầu phải thực hiện theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP để từng bước nâng chất lượng giáo dục, nhưng trước thực tế đời sống người dân vẫn nhiều khó khăn sau 2 năm Covid-19, để đảm bảo an sinh xã hội HĐND TP tiếp tục thực hiện chính sách học phí năm học 2022-2023 như năm học trước (gồm cả hỗ trợ 50% học phí) và hỗ trợ 100% học phí cho HS khu vực miền núi, HS thuộc đối tượng được giảm học phí theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

Kịp thời động viên lực lượng y tế

Theo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ, động viên đối với CC, VC, LĐHĐ lĩnh vực y tế tại các cơ quan, đơn vị công lập trực thuộc TP vừa được ban hành, HĐND TP đã quyết định dành ngân sách 250 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ, nhân viên ngành y tế TP. Trong đó, hỗ trợ 10 triệu đồng cho người làm trực tiếp chuyên môn y tế tại các bệnh viện (BV) và trung tâm (TT) y tế, TT kiểm soát bệnh tật, TT cứu 115, các TT kiểm nghiệm thuốc, dược phẩm, thực phẩm. Người không làm trực tiếp chuyên môn mà làm quản lý hoặc hành chính ở các đơn vị trên được hỗ trợ 7 triệu đồng. Mức hỗ trợ này cũng dành cho cá nhân làm trực tiếp chuyên môn tại TT giám định y khoa, TT pháp y, TT tư vấn DS-KHHGĐ, chi cục DS-KHHGĐ, chi cục ATVSTP. Người làm quản lý hoặc hành chính nhận mức 5 triệu đồng. Với VC, NLĐ thuộc các phòng nghiệp vụ y, kế hoạch tài chính, văn phòng trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, mức hỗ trợ dự kiến 10 triệu đồng. Cán bộ phòng nghiệp vụ dược, tổ chức cán bộ, quản lý hành nghề y dược tư nhân và Thanh tra Sở được hỗ trợ 7 triệu đồng. Nghị quyết cũng đưa ra mức hỗ trợ 7 triệu đồng cho nhân viên y tế thuộc phòng y tế cấp huyện.

Cán bộ Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn quận


Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, TP ban hành Nghị quyết này đã kịp thời ghi nhận, động viên và thể hiện trân trọng của TP, Nhân dân trước sự đóng góp, cống hiến của CC, VC, LĐHĐ lĩnh vực y tế tại các cơ quan, đơn vị công lập trực thuộc TP Hà Nội trong công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn Thủ đô. Việc ban hành Nghị quyết cũng phù hợp chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và các chương trình, kế hoạch của TP về nâng cao chất lượng nhân lực lĩnh vực y tế. Ngoài những chế độ chính sách đã có, đây là chính sách mới, đặc thù của TP nhằm kịp thời thu hút và giữ chân CC, VC, LĐHĐ lĩnh vực y tế làm việc tại các cơ quan, đơn vị công lập trực thuộc TP...

Về nghị quyết này, Giám đốc BV Đa khoa Đống Đa Phạm Bá Hiền chia sẻ, cùng với những chính sách mang tính vĩ mô để tháo gỡ khó khăn cho ngành y tế, Hà Nội đã chủ động có chính sách đãi ngộ kịp thời, phù hợp cho cán bộ, nhân viên y tế, nhằm ghi nhận cống hiến của lực lượng này trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân nói chung và phòng chống dịch nói riêng, đặc biệt dịch Covid-19. Đây chính là nguồn khích lệ họ gắn bó, tiếp tục cống hiến cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Đồng quan điểm đó, theo lãnh đạo BV Đa khoa Đức Giang, anh chị em ngành y rất phấn khởi vì được TP động viên kịp thời trong giai đoạn chống dịch vừa qua. Đây là nguồn động viên lực lượng y tế sẵn sàng bước vào cuộc chiến mới trong giai đoạn chống dịch tiếp theo.

Các chuyên gia trong ngành cũng đánh giá, chính sách này cho thấy TP Hà Nội rất quan tâm cán bộ y tế ở thời điểm hiện nay và thời gian chống dịch Covid-19 vừa qua, là cố gắng của TP, bởi số cán bộ, nhân viên y tế được hỗ trợ rất lớn.

Từ đó, nhiều chuyên gia và cán bộ, nhân viên ngành y bày tỏ, để thực sự có tác dụng khuyến khích nhân lực y tế, trước tình trạng đang thiếu nhân lực ở cơ sở, đòi hỏi Hà Nội có chính sách hỗ trợ lâu dài mới “kéo” được cán bộ y tế về tuyến cơ sở. Trong đó, cần hỗ trợ đào tạo, chi thù lao và có thể tăng lương, hỗ trợ phụ cấp hằng tháng. Mấu chốt nữa là có cơ chế riêng cho y tế dự phòng lâu dài, liên tục, với chính sách “mở” và nâng phụ cấp thường xuyên lên, vì đặc thù y tế dự phòng không được cấp chứng nhận hành nghề nên không có cơ hội làm thêm tăng thu nhập.

Theo đông đảo người dân, đại biểu HĐND TP và chuyên gia, cán bộ ngành giáo dục, y tế, việc ban hành các nghị quyết này một lần nữa thể hiện chính sách ưu việt và là đặc thù riêng của Hà Nội, sẽ giúp giảm gánh nặng cho người thu nhập thấp, người sống ở vùng điều kiện KT-XH khó khăn khi giá cả leo thang; càng thể hiện quan tâm của TP với các lĩnh vực giáo dục đào tạo và y tế, đã nhận được đồng tình cao của cả đại biểu và cử tri. Song để chính sách nhân văn đến đúng đối tượng thụ hưởng, rất cần được tổ chức thực hiện bài bản, minh bạch từ các cấp, ngành và vào cuộc giám sát của các đại biểu.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, những nghị quyết vừa được HĐND TP thông qua, nhất là cơ chế, chính sách lĩnh vực y tế và giáo dục đào tạo mang ý nghĩa rất thiết thực, tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và cuộc sống Nhân dân Thủ đô. Đây chính là cơ sở pháp lý để kịp thời giải quyết các vấn đề an sinh, thúc đẩy KT-XH, đảm bảo AN-QP của TP. “Đề nghị UBND TP tập trung tổ chức thực hiện chính sách, tăng thanh, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo kịp thời, minh bạch, đúng đối tượng, quy định. Các cấp, ngành, địa phương tổ chức triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp đảm bảo nghị quyết vào cuộc sống đạt hiệu quả thiết thực. Thường trực, các ban, tổ đại biểu, đại biểu HĐND TP tăng cường giám sát”- Chủ tịch HĐND TP nêu rõ.

Linh Nguyễn/KTĐT

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Sau hơn một thập kỷ thi hành Hiến pháp năm 2013, trước yêu cầu đổi mới mô hình quản trị quốc gia, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, Quốc hội đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều quan trọng của bản Hiến pháp này.
Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

LNV - Chiều 3/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về: Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực

LNV – Trong thời gian qua, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng được 20 mô hình trình diễn trên địa bàn 47 xã. Tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng hữu cơ, VietGAP; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành lập tổ chức đảng chỉ định cấp ủy hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố xã, phường, đặc khu .
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tin khác

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

LNV - Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

LNV - Chiều 30/6, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

LNV - Sáng ngày 30/6, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP. HCM, Đảng bộ TP. HCM, chỉ định nhân sự lãnh đạo TP. HCM sau sáp nhập tỉnh diễn ra tại Học viện Cán bộ TP. HCM (số 324 đường Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh).
Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

LNV - Sáng 30/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, trong không khí trang trọng, xúc động và đầy niềm tin, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân hai tỉnh Gia Lai và Bình Định cùng nhau chứng kiến thời khắc lịch sử tại Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, xã, phường.
TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia

LNV – Nhằm tôn vinh giá trị di sản và quảng bá Bảo vật Quốc gia, ngày 29/6, Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử thành phố. Đồng thời, kết hợp khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP. HCM”.
Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội

LNV - Sáng 30-6, 34 tỉnh, thành phố trên cả nước đồng loạt tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương, Quyết định của địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập các tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, các xã, phường, đặc khu.
Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới

LNV – Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã ban hành Quyết định số 2069/QĐ-UBND về việc thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, thị xã, thành phố hiện có. Các trung tâm được chuyển về trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường quản lý.
Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9

LNV - Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9 vào ngày mai (27/6). Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Sáng 27/6, tỉnh Thanh Hoá tổ chức lễ công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại

LNV - Mới đây, vào ngày 26/6, Vương quốc Anh chính thức công bố Chiến lược Công nghiệp Hiện đại (UK’s Modern Industrial Strategy) mới; kêu gọi hợp tác toàn cầu đặc biệt với những đối tác đáng tin cậy như Việt Nam cùng xây dựng một tương lai bền vững, thịnh vượng hơn.
Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt

LNV - Chiều 25/6, tỉnh Bình Định phối hợp cùng tỉnh Gia Lai tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo việc chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo mô hình tinh gọn, hiện đại và liên thông toàn diện của tỉnh Gia Lai mới.
Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025

Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025

LNV - Cục Thuế đã có hướng dẫn một số nội dung cơ bản để về việc sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025.
Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

LNV - Ngày 30-5-2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1038/QĐ-TTg công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh

LNV - Từ ngày 16 - 23/6/2025, Phái đoàn Năng lượng Việt Nam với 12 đại biểu đã thực hiện chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Anh, nhằm học hỏi kinh nghiệm quốc tế, mở rộng cơ hội hợp tác, kết nối với các đối tác tiềm năng trong ngành điện gió ngoài khơi.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động