Tiếp nhận tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen
Bà Nguyễn Thị Định (1920-1992) là người con ưu tú của quê hương Đồng Khởi Bến Tre. Bà thường được gọi với tên thân thương là cô Ba Định. Cô Ba Định tham gia cách mạng khi mới 16 tuổi và vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng khi tròn 18 tuổi.
Trong suốt những năm tháng hoạt động cách mạng, bà đã đối mặt và vượt qua rất nhiều mất mát khi gia đình bị chia cắt, phải xa con khi con còn quá nhỏ; chồng bị bắt và hy sinh. Bằng ý chí và nghị lực phi thường, bà đã cùng đồng đội vượt qua muôn vàn khó khăn, làm nên những chiến công khiến quân thù khiếp sợ.
Ngày 24/8, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức sự kiện "Về với Sen" tiếp nhận tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen.
Tham dự sự kiện có: Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Nguyên Uỷ viên TƯ Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP Hà Nội, Phó Chủ nhiệm CLB phụ nữ với Di sản Văn hoá Ngô Thị Thanh Hằng cùng các nguyên lãnh đạo TƯ Hội LHPN Việt Nam, nguyên lãnh đạo Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, các cán bộ, hội viên, phụ nữ từng có thời gian công tác và yêu mến nữ tướng tài ba Nguyễn Thị Định
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương đánh giá cao hoạt động này. Ảnh hoilhpn |
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương cho biết: Sự kiện hôm nay có ý nghĩa hết sức đặc biệt khi Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được vinh dự "Tiếp nhận tranh chân dung Bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen". Đây là một ý tưởng độc đáo, vừa mang giá trị nghệ thuật lại giàu tính nhân văn sâu sắc; đồng thời là món quà vô giá để tôn vinh và bày tỏ tấm lòng thành kính với người lãnh đạo Hội phụ nữ, nữ tướng kiệt xuất của dân tộc.
Bức tranh chân dung cũng tượng trung tấm gương của bà Định trong trái tim các cán bộ, hội viên, phụ nữ, để các thế hệ sau tiếp bước noi gương và kế tục những truyền thống tốt đẹp của thế hệ đi trước. Những món quà như bức tranh này sẽ trở thành tư liệu giáo dục truyền thống quý báu, cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam tới thế hệ trẻ trong tương lai.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với bức tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen. Ảnh hoilhpn |
Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra buổi giao lưu "Chuyện về bà Nguyễn Thị Định". Các khách mời đã chia sẻ về những đóng góp tâm huyết của bà Ba Định với công trình Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; vai trò của nữ tướng với lịch sử phát triển của phụ nữ.
Theo đó, người đặt nền móng cho sự ra đời của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là bà Nguyễn Thị Định. Bà Đặng Thị Tố Ngân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết, với mong muốn có nơi lưu giữ những tài liệu, kỷ vật, chứng tích… của thời kỳ lịch sử nhằm giáo dục cho thế hệ con cháu sau này, bà Nguyễn Thị Định đã vận động hội viên, phụ nữ khắp cả nước cùng đóng góp cả kinh phí và sưu tầm hiện vật để xây dựng nên công trình này. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được xem như lời hứa với phụ nữ cả nước của bà Nguyễn Thị Định.
Có thể nói, mặc dù đã đi xa 31 năm, nhưng tình cảm của các thế hệ phụ nữ dành cho bà Nguyễn Thị Định vẫn rất bồi hồi xúc động, như còn thấy bóng dáng của bà vẫn luôn đồng hành cùng sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng
13:48 | 11/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”
11:03 | 10/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Tin khác
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”
10:31 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
09:42 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
14:51 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”
14:04 | 23/09/2024 Văn hiến Hà Thành
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35
10:15 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Trung thu nghĩa tình
14:01 | 20/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024
15:01 Khuyến công
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 Du lịch làng nghề
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 Văn hóa - Xã hội
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 Làng nghề, nghệ nhân