“Tiến quân ca”- Tài sản vô giá sống mãi với thời gian
Nhạc sĩ Văn Cao một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam |
Nhạc sĩ Văn Cao là một người đa tài: sáng tác hay, làm thơ và vẽ giỏi, nhưng ông cho biết những công việc này không giúp ông có thêm thu nhập. Năm 1942, theo lời rủ của người bạn thân Phạm Duy, Văn Cao từ Hải Phòng lên Hà Nội.
Suốt 2 năm những hy vọng về sự nghiệp hội họa vẫn không thể thực hiện được. Thậm chí tranh bày ở Salon Unique (Triển lãm Độc đáo) gây tiếng vang trong những năm 1943, 1944 cũng không bán được. Ông cũng chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về các bản nhạc viết hồi đó, dù đã được trình diễn nhiều lần ở các tỉnh từ Bắc tới Nam, cũng không nhận được tiền nhuận bút về thơ và truyện ngắn…
Hàng ngày nhờ mấy người bạn họa sĩ nuôi cơm, cuộc sống lang thang đó không thể kéo dài nhiều ngày. Muốn tìm việc làm thì không có chỗ. Hà Nội lúc ấy đang đói. Cả nhà ông cũng đang đói khổ.
“Tiến quân ca” - bài ca của dân tộc
Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp anh Vũ Quý, một cán bộ Việt Minh ở ga Hàng Cỏ (liệt sĩ Vũ Quý, quyền Bí thư Ban cán sự Đảng nay là Bí thư Thành ủy Hà Nội), một người anh từ lâu đã luôn dõi theo con đường hoạt động nghệ thuật của ông. Sau buổi nói chuyện với Vũ Quý, Văn Cao đã tìm thấy con đường đi mới cho mình, con đường của cách mạng. Lúc đó, ông rất háo hức muốn được nhận “một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang”, nhưng nhiệm vụ mà ông được giao là sáng tác nghệ thuật.
Trước đây, Văn Cao đã sáng tác nhiều những bài hát thể hiện lòng yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng…, nhưng người thanh niên 21 tuổi chưa từng viết một bài ca cách mạng.
Trong hồi ký “Tại sao tôi viết Tiến quân ca”, ông tâm sự: “Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày tại căn gác hẹp 45 Nguyễn Thượng Hiền, bên một cái cửa sổ nhìn sang căn nhà 2 tầng, mấy hàng cây và một màn trời xám. Ở đây thường vọng lên những chiếc xe bò chở xác người chết đói về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm mất ngủ vì gió mùa luồn vào từng khe cửa, vì tiếng đánh chửi nhau của một gia đình anh viên chức nghèo khổ, thiếu ăn, vọng qua những khe sàn gác hở. Ở đây tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. Ở đây đêm đêm có những tiếng gõ cửa, những tiếng gọi đêm không người đáp lại”.
Ông không nhớ mình đã sáng tác bài hát này trong bao lâu và bằng nhạc cụ nào nhưng ông nhớ rõ người đầu tiên được nghe là nhạc sĩ Phạm Duy và ông cũng nhớ rõ nụ cười của ông Vũ Quý: “Da mặt anh đen xạm. Đôi mắt và nụ cười của anh lấp lánh”.
Lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang Văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11/1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết. Do người thợ viết chữ không viết được nốt nhạc, Văn Cao phải trực tiếp xuống cơ sở in bí mật tại làng Bát Tràng, tự tay viết và in bài “Tiến quân ca”.
“Một tháng sau khi báo phát hành, tôi từ cơ quan ấn loát trở về. Qua một đường phố nhỏ (bây giờ là đường Mai Hắc Đế) tôi chợt nghe thấy tiếng đàn măng-đô-lin từ một căn gác vọng xuống. Có người đang tập hát Tiến quân ca. Tôi dừng lại và tự nhiên thấy xúc động. Một xúc động đến với tôi hơn tất cả những tác phẩm của tôi đã được trình diễn ở các rạp hát trước đây. Tôi nhận ra được vài chỗ nhịp điệu còn chưa được hoàn chỉnh. Nhưng bài hát đã in ra rồi. Bài hát đã được phổ biến và không còn là của riêng tôi...” - những dòng lưu bút của nhạc sĩ tài hoa Văn Cao kể về nỗi xúc động của ông khi viết bài "Tiến quân ca".
“Mốc son” của âm nhạc Việt Nam
Ngày 13/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt “Tiến quân ca” làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17/8/1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát Lớn, bài “Tiến quân ca” đã được cất lên.
“Bài Tiến quân ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi. Ở những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay những băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong một lúc, những tờ bướm in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít-tinh. Tôi đã đứng lẫn vào đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe giọng hát quen thuộc của bạn tôi, anh Phạm Duy qua loa phóng thanh. Anh là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên, và cũng là một lần duy nhất”. Văn Cao đã kể lại kỷ niệm của buổi hôm đó.
Lần thứ hai, trong cuộc mít-tinh vào ngày 19.8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát Tiến quân ca. “Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng căm thù vào mặt bọn đế quốc với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng”,
Bài hát Tiến quân ca của Văn Cao đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đánh dấu một “buổi bình minh mới” của dân tộc, đất nước. Có lẽ lúc đó, Văn Cao không ngờ rằng bài hát của ông đã nhanh chóng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1976. Trước đó, “Tiến quân ca” là quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976. Được đánh dấu minh chứng cột mốc lịch sử khó quên, được ghi nhận như những dòng phóng sự không phai bằng âm nhạc, bằng những giai điệu ca từ thật rành rọt và rất thực từ trong cái thật của lịch sử mà nhạc sĩ Văn Cao đã khắc họa và viết nên bằng tâm huyết từ tấm lòng và trái tim ông.
Hôm nay, trên chặng đường hội nhập, phát triển, trong không khí hào hùng của những ngày kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023), âm hưởng của Quốc ca - “Tiến quân ca” như càng thêm ngân vọng, lan tỏa, nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc.
Ngoài kia Trường Sa, Hoàng Sa, Quốc ca bay trên những ngọn gió, cất lên từ lồng ngực của những người lính trẻ kiên cường bảo vệ chủ quyền Tổ quốc nơi đầu sóng. Rất nhiều áng văn, lời thơ, câu hát ghi lại nỗi xúc động khi dự Lễ chào cờ tại vùng biển đảo linh thiêng hồn nước.
Quốc ca mang hồn thiêng sông núi, là tiếng đồng vọng của lịch sử, là lời hiệu triệu xốc tới, là mạch đập của đất nước và dân tộc, trở thành mạch đập trái tim. Vì thế, đôi khi Quốc ca không được hát bằng lời mà bằng tay như những tiết Chào cờ đầy xúc động của các em học sinh khiếm thính Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn. Lời bắt đầu từ những trái tim và bộc ra nơi những đôi mắt và những đôi tay.
Tại SEA Games 28 năm 2015 được tổ chức ở Singapore, VĐV áo lính Đào Văn Thủy để lại hình ảnh đẹp cho bạn bè quốc tế khi hướng về quốc kỳ chào cờ trong lúc đang thi đấu nội dung nhẩy cao.
Và mới đây nhất, khi đất nước căng mình giữa muôn khó khăn do đại dịch COVID-19, tiếng hát Quốc ca lại lan tỏa tinh thần nỗ lực vượt qua, chiến thắng. “Hãy hát Quốc ca. Hãy hát để tiếp thêm sức mạnh, hun đúc thêm tinh thần cho đội ngũ y tế và các bệnh nhân F0”. Đó là khi nhóm tình nguyện viên của Nhà văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh nhận được lời yêu cầu rất đặc biệt từ chính các y bác sĩ và lực lượng y tế ở bệnh viện dã chiến. Không cột cờ, không Quốc kỳ. Có lẽ các nghệ sĩ, y bác sĩ có cờ Tổ quốc đang tung bay trong trái tim mỗi người.
Viết về nhạc sĩ Văn Cao khi ông qua đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề: “Chúng ta vô cùng nhớ tiếc người nghệ sĩ tài ba xuất chúng. Những tác phẩm của anh, đặc biệt là bài Quốc ca, những bài ca hùng tráng, những bản nhạc trữ tình, sẽ sống mãi với thời gian, với dân tộc, như một điểm sáng trong nền nghệ thuật Việt Nam”. Tài năng sáng tác của Văn Cao cũng như thành tựu nghệ thuật của ông, đặc biệt là bài hát Tiến quân ca - Quốc ca của Việt Nam, đã làm giàu có thêm cho kho tàng nghệ thuật dân tộc.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức