Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Tiềm năng phát triển du lịch từ Di sản văn hoá Chăm

LNV - Người Chăm sớm gắn kết với cư dân các quốc gia ở Đông Nam Á qua con đường thương mại, tôn giáo và giao lưu văn hóa. Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ, người Chăm đã “bản địa hóa” nhiều yếu tố để tạo thành bản sắc đặc trưng của người Chăm qua cách thức hành lễ và các tập quán tín ngưỡng trong đời sống hằng ngày. Chính vì vậy, di sản văn hóa Chăm là sợi chỉ để kết nối với cộng đồng ASEAN trong giao lưu văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam.
Du khách tham quan tháp Pô Rômê thôn hậu Sanh, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận)
Du khách tham quan tháp Pô Rômê thôn hậu Sanh, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận)

Di sản nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đền tháp

Di tích đền tháp Champa được xây dựng dọc khắp các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đối tượng được thờ phụng trong đền tháp là các vị thần của Ấn Độ giáo như Brahma, Visnu, Siva, bò thần Nadin và các biểu tượng Linga - Yoni. Ngoài ra, còn có các nữ thần, các thần linh, linh vật và Anh hùng dân tộc khi chết đi được người Chăm phong thần. Về kiến trúc tôn giáo, có 2 trung tâm thánh địa lớn là Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) và Thánh địa Cát Tiên (Lâm Đồng). Tại Ninh Thuận và Bình Thuận, người Chăm còn tiến hành cúng kính hằng năm trên đền tháp Po Klaong Garay, Po Ramê (Ninh Thuận), đền tháp Po Dam và Po Sah Anaih (Bình Thuận).

Các đền tháp ở Ninh Thuận và Bình Thuận được tôn vinh là di sản văn hóa sống. Đền tháp Hòa Lai và Po Klaong Garay đã được Thủ tướng Chính phủ trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2016. Những đền tháp Chăm có giá trị về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc được đặt ngang hàng với Angkor Wat của Campuchia, Wat Phu của Lào và Borobudur của Indonesia. Phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm, các đền tháp đã được chọn làm điểm đến, khai thác giới thiệu với du khách trong và ngoài nước nhằm phát triển du lịch cho địa phương. Hơn thế nữa, di tích đền tháp là điểm tham quan du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, tạo cầu nối, liên kết phát triển du lịch xuyên quốc gia.

Di sản văn hóa tôn giáo

Người Chăm tiếp nhận nhiều tôn giáo, hình thành bản sắc văn hóa độc đáo và đa dạng. Trong đó, có cộng đồng Chăm Bàlamôn, cộng đồng Chăm Bàni và cộng đồng Chăm Islam.

Chức sắc Po Acar hành lễ trong tháng Ramâwan tại thánh đường thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
Chức sắc Po Acar hành lễ trong tháng Ramâwan tại thánh đường thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số người Chăm là 178.948 người. Trong đó, người Chăm theo tôn giáo Bàlamôn là 64.547 người. Tại Ninh Thuận, cộng đồng người Chăm Bàlamôn sinh sống thành 15 palei (tương đương với đơn vị thôn/làng). Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Chăm là làm nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi. Trong sinh hoạt văn hóa, người Chăm Bàlamôn còn bảo tồn nhiều lễ hội truyền thống, tập tục cúng tổ tiên. Hằng năm, các chức sắc như Po Adhia (Cả sư, trụ trì đền tháp), bà Pajau (bà bóng), ông Kadhar (thầy kéo đàn kanyi và hát thánh ca) và ông Camanei (ông Từ, người quản lý y trang và thực hành nghi thức tắm tượng thần) tiến hành mở cửa tháp để các tín đồ mang lễ vật lên tháp dâng cúng thần linh.

Bên cạnh việc thờ phụng thần linh trên đền tháp, người Chăm Bàlamôn còn tổ chức nhiều tập quán tín ngưỡng liên quan đến lễ nghi nông nghiệp. Trong đó, có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, được người Chăm coi trọng như là người mẹ của sự sung túc và hạnh phúc. Tín ngưỡng thờ thần lúa không chỉ xuất hiện trong văn hóa các tộc người ở Việt Nam, mà còn xuất hiện trong các quốc gia Đông Nam Á có nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

Múa mừng trong Lễ hội Rija Nagar tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Múa mừng trong Lễ hội Rija Nagar tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Cộng đồng Chăm Bàni sinh sống ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Mỗi làng xây dựng một thánh đường (Sang magik) cho các tín đồ đến sinh hoạt và hành lễ. Đối tượng thờ phụng chính của người Chăm Bàni là Allah phát âm tiếng Chăm thành Awluah. Song song với việc thờ phụng đấng tối cao Awluah, người Chăm Bàni còn tập quán cúng kính tổ tiên (Éw muk kei) và các Yang thuộc hệ thống thần linh trên đền tháp. Đây là đặc điểm riêng chỉ người Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận còn thực hành trong đời sống tín ngưỡng. Mỗi một dòng tộc cử ra một đại diện đứng vào hàng ngũ chức sắc Acar để tu hành, học tiếng Ả Rập qua quyển kinh Koran, tham gia hành lễ trong thánh đường và chăm lo việc hôn nhân, tang ma cho dòng tộc.

Chức sắc Acar chia ra nhiều cấp bậc từ thấp lên cao, bao gồm: Acar, Madin, Katip, Imam và Po Gru là người đứng đầu trong hàng giáo phẩm. Po Gru có vai trò tối cao quản lý và chỉ đạo toàn bộ các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm Bàni. Mỗi thánh đường có một vị Po Gru điều hành, khi Po Gru qua đời thì mới tôn chức Po Gru khác lên thay thế. Ngoài sinh hoạt tôn giáo tại thánh đường, người Chăm Bàni còn tổ chức lễ hội đầu năm mới (Rija Nagar) và các lễ múa trong hệ thống lễ Rija. Mặc dù, cộng đồng Chăm Bàni không tự nhận mình là người Hồi giáo nhưng vẫn thực hành việc thờ phụng đấng tối cao Awluah, lưu truyền quyển kinh Koran viết bằng tiếng Ả Rập và hành lễ chay tịnh vào tháng Ramâwan (Ramadan) như các tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Bản sắc đó nói lên tính đặc thù riêng của người Chăm trong việc tiếp biến văn hóa Hồi giáo ở Đông Nam Á.

Người Chăm mang lễ vật dâng cúng lễ Rija Nagar
Người Chăm mang lễ vật dâng cúng lễ Rija Nagar

Cộng đồng Chăm Islam sinh sống tập trung nhiều ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Ninh Thuận. Riêng tại NinhThuận, tôn giáo Islam chỉ phát triển từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX. Hiện nay, ở Ninh Thuận đã có 4 thánh đường (Masjid) được đặt tên theo thứ tự số Thánh đường Hồi giáo 101, 102, 103 và 104. Người Chăm Islam có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng Islam quốc tế. Đặc biệt là các nước ở Trung Đông, Indonesia và Malaysia.

Sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo trong cộng đồng người Chăm ở Việt Nam là phương tiện thuận lợi để gắn kết về mặt kinh tế, văn hóa và giáo dục với cộng đồng ASEAN. Người Chăm Islam tiếp cận được với giáo dục tại Indonesia, Malaysia, Ả Rập thông qua con đường du học. Sau thời gian học tập, các du học sinh có cơ hội tìm việc làm tại các quốc gia Trung Đông, Đông Nam Á hay làm việc tại các công ty nước ngoài đóng tại Việt Nam, làm việc cho các đại sứ quán các nước có cùng chung tôn giáo Islam. Vì vậy, chính cộng đồng Islam sẽ kết nối với cộng đồng ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và giáo dục. Đồng thời, cộng đồng Chăm Islam ở Việt Nam là trung tâm điểm để các nước ASEAN tìm đến tham quan, thúc đẩy hoạt động du lịch ở các địa phương phát triển.

Ngoài các di sản trên, người Chăm còn có hệ thống di sản lễ hội trên các đền tháp và các lễ nghi dòng tộc. Nổi bật nhất là Lễ hội Katê, Lễ hội Ramâwan và Lễ hội Rija Nagar. Khai thác và phát huy các giá trị văn hóa Chăm để làm cầu nối nhằm gắn kết với cộng đồng ASEAN là một con đường ngắn và thuận lợi nhất để hội nhập và phát triển.

Bá Minh Truyền

Tin liên quan

Xây dựng hệ giá trị văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa Hải Phòng

Xây dựng hệ giá trị văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa Hải Phòng

LNV - Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học tổ chức tại Hải Phòng vừa qua. Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố Hải Phòng.
Phát triển du lịch để nâng cao giá trị nông sản địa phương

Phát triển du lịch để nâng cao giá trị nông sản địa phương

OVN - Những năm qua, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã tăng cường sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập của người dân và phát triển kinh tế của huyện.
Lần đầu tiên Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức chương trình du lịch "Lục Ngạn mùa vải chín"

Lần đầu tiên Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức chương trình du lịch "Lục Ngạn mùa vải chín"

LNV - Phát triển du lịch mùa vải trên đất Lục Ngạn (Bắc Giang) đã được thực hiện từ những năm trước, song có thể nói từ nền tảng ấy, năm nay, với cách làm bài bản, đa dạng và nhiều nét mới nên đã tạo sự hấp dẫn, sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Tin mới hơn

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu sắc của làng quê Việt Nam. Chùa thuộc thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.

Tin khác

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.
Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

LNV - Ngày 31/3/2024, được sự đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), Đảng ủy, UBND xã và nhân dân thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

LNV - Chiều ngày 01/04/2024, UBND quận Bắc Từ Liêm long trọng tổ chức tổng kết các cuộc thi: Sáng tác ca khúc; sáng tác thơ ca; sáng tác tranh cổ động, mẫu trang trí trực quan chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm.
Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

LNV - Vùng đất Ba Chẽ có 14 thành phần DTTS cùng sinh sống đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng biên viễn. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở Ba Chẽ đã tạo nên nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống để phát triển du lịch.
Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

LNV - Mỗi độ xuân sang, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên bắt đầu len lỏi qua những tán cây rừng, Tây Bắc lại khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa ban. Loài hoa đặc trưng của núi rừng này từ lâu đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đầy sức sống của mảnh đất Điện Biên anh hùng. Hoa Ban là món quà vô giá của mùa xuân
Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

LNV - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

LNV - Tối ngày 23/03/2024, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức, TP. HCM) Trung tâm Văn hoá TP. Thủ Đức đã tổ chức lễ mắt sân khấu ngoài trời và đêm nhạc “Night of Dances” hoành tráng, thu hút nhiều người dân và du khách tham quan.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

LNV - Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Ba Vì và Đảng ủy, UBND xã Tản Lĩnh, sáng 14/3/2024 UBND xã Tản Lĩnh tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Chi Hội Luật gia xã Tản Lĩnh trực thuộc Hội Luật gia huyện Ba Vì.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

LNV- Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Hải Phòng, (Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia) được tổ chức thường niên hàng năm, năm 2024 thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ hội vào các ngày từ 16 đến 18/3 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Giáp Thìn) tại đền Nghè (di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia) - Đình An Biên (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) và quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân). Hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương đã về tham dự lễ hội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động