Thoát nghèo từ cây dược liệu
Cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km về phía Tây, Sìn Hồ được biết đến là huyện có khí hậu nhiệt đới mát mẻ quanh năm với độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, rất thuận lợi để phát triển vùng dược liệu của tỉnh Lai Châu. Sìn Hồ được đánh giá là một trong 8 vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia. Theo kết quả trồng khảo nghiệm dược liệu của một số công ty và công trình nghiên cứu khoa học tại Sìn Hồ cho thấy, các cây dược liệu có dược tính cao hơn so với các địa phương trong cả nước.
Nông dân xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) thu hoạch sâm đương quy. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN
Không để lãng phí tiềm năng, những năm gần đây, huyện Sìn Hồ đã lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các cây dược liệu phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương như: đương quy, atisô, đỗ trọng, sâm cát cánh, thất diệp lục nhất chi hoa. Các sản phẩm dược liệu này đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa, ngô hay các cây hoa màu khác và được tiêu thụ nhiều trên thị trường trong, ngoài tỉnh, giúp nhân dân có thu nhập ổn định, gắn bó lâu dài với cây dược liệu.
Song song khuyến khích người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mở rộng diện tích trồng dược liệu, Sìn Hồ còn có các chính sách thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trồng, chiết xuất, chế biến các loại thảo dược. Ông Nguyễn Quốc Vương - Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho biết, những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu và huyện ủy Sìn Hồ, huyện đã tập trung tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trồng và phát triển cây dược liệu. Đối với nhân dân huyện chú trọng thực hiện trồng phát triển hai cây trồng chính là đương quy và atisô. Sau khi triển hai 2 mô hình này cho thấy phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện toàn huyện có khoảng 60 ha cây đương quy trồng thường xuyên hàng năm. Loại cây này huyện đang tìm kiếm mời các nhà đầu tư sơ chế để thu mua toàn bộ sản phẩm cho bà con tránh mang tính chất thời vụ. Còn cây atisô huyện có khoảng 25 ha và có một hợp tác xã đã liên kết với các hộ dân trên địa bàn huyện, đứng ra bao tiêu, thu mua toàn bộ sản phẩm atisô cho bà con, tạo ổn định liên hết trong việc trồng, thu mua.
Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hiện Sìn Hồ có 3 đơn vị gồm: Công ty cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh, Công ty cổ phần Sao Đỏ Tây Bắc, Hợp tác xã Nông sản Dược liệu cao nguyên Sìn Hồ vào đầu tư cây dược liệu với diện tích và quy mô lớn trên địa bàn huyện.
Thông qua thực hiện các chính sách, đề án về "Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030"; "Phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu", huyện Sìn Hồ đã tập trung hỗ trợ khôi phục một số vùng dược liệu và xác định dược liệu là một trong những sản phẩm được đầu tư phát triển thành sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc sản của địa phương.
Chăm sóc giống sâm Lai Châu tại vườn ươm của Công ty Cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN
Đến nay, toàn huyện Sìn Hồ có hơn 600 ha dược liệu các loại. Riêng từ năm 2020 đến nay, huyện trồng mới hơn 120 ha, chủ yếu là các loại cây atisô, đương quy, với kinh phí hỗ trợ hơn 2,1 tỷ đồng; huyện cũng hình thành vùng trồng dược liệu tại các xã: Sà Dề Phìn, Làng Mô, Tả Phìn, Phăng Sô Lin, Tả Ngảo, thị trấn và rải rác tại một số địa phương có tiểu vùng khí hậu phù hợp.
Từ các sản phẩm dược liệu qua sơ chế, chế biến đã giúp Sìn Hồ có nhiều mặt hàng nông sản được chứng nhận sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Lai Châu. Từng bước khẳng định ưu thế, hiệu quả kinh tế từ dược liệu và trở thành cây trồng giúp Sìn Hồ xóa đói, giảm nghèo.
Tạo việc làm
Từ các chính sách hỗ trợ, thu hút của tỉnh Lai Châu, huyện Sìn Hồ về phát triển dược liệu, các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi vào địa bàn đã giúp người dân địa phương có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Theo ông Nguyễn Quốc Vương - Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ, các công ty vào địa bàn chỉ đưa các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật từ dưới xuôi lên, còn toàn bộ quá trình làm đất, gieo trồng, làm cỏ chăm sóc cây dược liệu, các công ty chủ yếu lấy lao động tại địa phương. Từ đó, giúp đồng bào các dân tộc của huyện có việc làm và thu nhập ổn định hơn trước. Chẳng hạn như Công ty cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh, Công ty cổ phần Sao Đỏ Tây Bắc bình quân thuê 10 lao động làm việc thường xuyên với mức thu nhập 6-8 triệu đồng.
Bà con nông dân chăm sóc giống sâm Lai Châu tại vườn ươm của Công ty Cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Anh: Nguyễn Oanh - TTXVN
Bà Sùng Thị Cúc, dân tộc Mông ở bản Sảng Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ phấn khởi nói: "Nhà tôi có 9 khẩu, trước khi làm cho công ty, tôi ở nhà trồng ngô, trồng lúa mà không đủ ăn, thu nhập không có. Nay đi làm cho công ty, hàng ngày được nhận lương tôi mừng lắm bởi có thu nhập ổn định hơn trước".
Tương tự, chị Phàng Thị Dia, dân tộc Mông ở bản Sảng Phìn, xã Sà Dề Phìn chia sẻ, gia đình chị có 11 người; trong đó có 2 người đi làm cho công ty. Trước khi đi làm công ty mình chỉ quanh quẩn ở nhà làm trên nương mà không đủ chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình. Nay có hai mẹ con đi làm cho công ty có lương ổn định hơn. Mình mong muốn sẽ được gắn bó lâu dài với công ty bởi vừa có lương mà công việc cũng nhàn, không vất vả.
Công ty cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh hiện trồng thử nghiệm cây dược liệu; trong đó chủ yếu cây sâm Lai Châu khoảng 5.000 m2 ở xã Sà Dề Phìn. Từ khi đi vào hoạt động từ tháng 6/2022, công ty đã tạo việc làm cho từ 30 - 40 lao động địa phương có việc làm thường xuyên với mức lương 150.000 đồng/ngày.
Chăm sóc giống sâm Lai Châu tại vườn ươm của Công ty Cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN
Ông Dương Thanh Lâm, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh cho hay, khi vào đầu tư trồng cây dược liệu, huyện Sìn Hồ có nhiều chính sách ưu đãi kêu gọi thu hút đầu tư phát triển vùng dược liệu. Huyện đã có văn bản hướng dẫn cụ thể về chủ trương phát triển dược liệu của tỉnh, huyện; giới thiệu cho công ty chọn vùng đất phù hợp có quy mô rộng để phát triển vùng nguyên liệu lớn; hỗ trợ thuê đất, làm việc với bà con.
Sau một thời gian trồng cho thấy, nơi đây có tiềm năng phát triển dược liệu, nhất là cây sâm Lai Châu phát triển tốt, nhiều cây đã ra hoa, đậu quả và gieo hạt đã mọc. Đây là nền tảng để công ty phát triển mạnh vùng dược liệu. Thời gian tới, công ty tiếp tục bảo vệ, duy trì và phát triển vườn ươm đầu dòng để tạo nguồn giống phát triển vùng nguyên liệu cho công ty và nhân rộng ra toàn bộ xã Sà Dề Phìn, các xã lân cận để từng bước thay thế cây trồng kém hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Ông Dương Thanh Lâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh hướng dân bà con cách chăm sóc giống sâm Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN
Nhằm xây dựng Sìn Hồ trở thành vùng dược liệu lớn của tỉnh Lai Châu, thời gian tới, huyện Sìn Hồ tiếp tục phát triển diện tích các loài cây dược liệu hiện có; trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; tích cực thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân; bảo tồn, phát triển một số loại dược liệu quý như: sâm Lai Châu, thất diệp nhất chi hoa.
Huyện tăng cường liên kết chuỗi phát triển, bao tiêu sản phẩm, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế dược liệu tại xã Sà Dề Phìn. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Sìn Hồ có 719 ha trồng mới các loại cây dược liệu và đến năm 2030 huyện có 772 ha các loại cây dược liệu.
Nguyễn Oanh/TTXVN
Tin liên quan
Tin mới hơn

Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ
14:19 | 15/11/2023 Khởi nghiệp

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
11:01 | 07/11/2023 Khởi nghiệp

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch
16:14 | 31/10/2023 Khởi nghiệp

TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace
15:52 | 30/10/2023 Khởi nghiệp

Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp
08:51 | 17/10/2023 Khởi nghiệp

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái
11:07 | 15/09/2023 Khởi nghiệp
Tin khác

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen
11:21 | 13/09/2023 Khởi nghiệp

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống
10:33 | 12/09/2023 Khởi nghiệp

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú
09:15 | 25/08/2023 Khởi nghiệp

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa
12:13 | 22/08/2023 Khởi nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp
08:52 | 18/08/2023 Khởi nghiệp

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối
08:52 | 16/08/2023 Khởi nghiệp

Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm
09:43 | 14/08/2023 Khởi nghiệp

Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop
15:58 | 04/08/2023 Khởi nghiệp

Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương
14:35 | 24/07/2023 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
10:18 | 05/07/2023 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp trên vùng đất khó
09:10 | 29/06/2023 Khởi nghiệp

Thái Nguyên: Khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng
14:01 | 21/06/2023 Khởi nghiệp

Phát triển kinh tế nhờ kết hợp du lịch gắn với nông nghiệp
11:00 | 13/06/2023 Khởi nghiệp

Sắp thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia
09:34 | 08/06/2023 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Khởi nghiệp tại mảnh đất quê nhà
13:40 | 31/05/2023 Khởi nghiệp



Thái Bình: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2023 – 2026
17:45 Tin tức

Đẩy nhanh công cuộc phát triển của Việt Nam với động lực năng suất
13:50 Tin tức

Tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa - ẩm thực làng nghề truyền thống
11:23 Văn hóa - Xã hội

Hà Giang: Lễ hội văn hóa ẩm thực và làng nghề rượu ngô truyền thống
11:23 Văn hóa - Xã hội

Đắk Lắk: Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ khuyến công
11:22 Khuyến công










