Thanh Hóa: Người giữ lửa nghề mộc Đạt Tài
Ông Nguyễn Trọng Quế say sưa hoàn thiện tác phẩm.
Dành trọn đời cho nghiệp chạm khắc
Ngày mới bắt đầu với những âm thanh đục, đẽo quen thuộc của nghề mộc như một mạch nguồn sống, minh chứng cho sự thịnh vượng của một làng nghề đã có truyền thống hàng trăm năm tuổi. Từ xa xưa, dân làng Đạt Tài vẫn tự hào, chỉ có những người thợ tài hoa, khéo léo và cẩn trọng của làng mới có thể làm ra những đình, chùa, miếu mạo... cầu kỳ, tinh xảo, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của các bậc vua, chúa, người chơi sành sỏi và khó tính nhất. Trải qua những thăng trầm, người dân nơi đây vẫn miệt mài thổi hồn vào gỗ.
Tìm đến nhà ông Nguyễn Trọng Quế vào một chiều mùa đông, chúng tôi được ông đón tiếp rất nhiệt tình. Sau một vài câu chào hỏi xã giao, ông vui vẻ mời chúng tôi vào căn nhà nhỏ ấm áp, thoang thoảng mùi gỗ thơm mà ông đang dùng để thờ cúng tổ tiên, nói chuyện, thưởng trà. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi bước chân vào nhà ông là giá ngà bằng gỗ được đục, đẽo rồng, phượng bắt mắt. Chỉ cần nhìn thoáng qua tôi đã có thể cảm nhận được sự tỉ mẩn cũng như niềm đam mê mà lão nghệ nhân 65 tuổi đã thổi hồn vào từng thớ gỗ. Đó là một bộ bàn ghế gỗ cổ được thiết kế theo phong cách dân gian, một bộ ngai thờ với đầy đủ bức hoành phi, câu đối và những con chim hạc. Không gian trên khiến một người trẻ như tôi có cảm giác lạc vào một thế giới xưa cũ.
Bằng giọng nói khỏe, đầy nhiệt huyết, ông hào hứng chia sẻ cho chúng tôi về cái nghiệp, về sức hút của nghề mà ông trọn đời theo đuổi. Trong ký ức của ông, nghề mộc Đạt Tài với những bàn tay nghệ nhân tài hoa một thuở vàng son, từng có mặt khắp trong Nam, ngoài Bắc với những sản phẩm được chạm khắc tài hoa. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này có lẽ là điều may mắn nhất trong cuộc đời ông Quế. Thừa hưởng “lửa nghề” của ông cha, ông Quế được tiếp xúc với gỗ, với đục, với bào từ khi mới chập chững biết đi. Ông biết cầm đục, cầm búa trước khi biết chữ. Lớn lên, ông nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, lên đường nhập ngũ. Trở về khi đã ngoài 30 tuổi, ông chính thức gia nhập giới thợ đục. Ban đầu, làm nghề với ông chỉ với mục đích mưu sinh, bởi theo như các cụ nói: “Cái nghề này tuy không kiếm ra nhiều tiền, nhưng đi đến đâu rất được người dân quý...”. Nhưng không biết từ bao giờ mà ông trở nên yêu nghề, say nghề và từ đó không ngừng học hỏi, sáng tạo và gìn giữ nghề truyền thống đến hôm nay. “Có lẽ cái nghề của tôi vốn đã ngấm vào máu rồi, kể từ những ngày theo bố đi chăn trâu, được bố đẽo cho con chim, con rồng để chơi. Bố vừa đẽo vừa giải thích từng đường đục, mũi đẽo, tỷ lệ cho từng bức tượng để rồi bây giờ tôi ngày một say mê hơn với đục, đẽo và những âm thanh lách cách...”, ông Quế trầm ngâm.
Theo thời gian, bằng đôi bàn tay khéo léo, ông Quế đã cho ra đời những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đẹp, mỹ thuật cao. Nét độc đáo của sản phẩm mộc mỹ nghệ của ông là ở chỗ được làm thủ công với nhiều hình dáng đa dạng, như: tranh chân dung, hình chim thú, rồng, phượng... Các sản phẩm được tạo ra từ quá trình lao động hăng say, cần mẫn, chăm chút với lòng đam mê, nhiệt huyết và mang cả tâm hồn của người nghệ nhân. Ông Quế chia sẻ: “Để làm ra một tượng gỗ thì rất đơn giản, với một người có chút tay nghề cũng có thể làm, nhưng để có bức tượng mang cái hồn thì mới khó, không chỉ ngày một ngày hai là làm được. Tôi muốn mang theo hơi thở của cuộc sống vào mỗi tác phẩm, làm cho nghệ thuật gần gũi với con người hơn”.
Những năm gần đây, nghề mộc truyền thống phải đối mặt với nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường đầu ra và sự phổ biến của máy móc hiện đại, cụ thể là máy khắc gỗ CNC. Ông Quế bảo, có thời ông phải tạm gác nghề, bất bạt làm ăn tận Tây Nguyên, dù lửa nghề vẫn âm ỉ trong lòng. Trầm ngâm giây lát, gương mặt ông Quế như giãn ra: “Làm ăn xa xứ lắm lúc tôi rất áy náy với tiền nhân. Nghĩ mình cứ đi mãi thế này thì ở quê nhà nghề xưa ai giữ. Thế rồi, tôi trở về quê hương cùng các con tiếp tục bám nghề”.
Với phương châm “Lấy công nuôi nghề, lấy nghề làm nghiệp” nhờ đó, xưởng mộc thủ công của bố con ông Quế vượt qua tháng ngày gian khó... Ông đứng ra nhận làm nhiều mặt hàng mộc cao cấp, được chạm trổ thủ công tinh vi đẹp mắt, cung cấp cho khách hàng “sành chơi” trong và ngoài nước. Ngoài ra, ông còn đi sâu vào những sản phẩm truyền thống như thiết kế không gian thờ, bàn thờ gia tiên, hoành phi câu đối, tranh tượng, phù điêu... Ông cho biết: “Để làm ra được một sản phẩm đẹp, ngoài lựa chọn những loại gỗ tốt, phù hợp, có hoa văn tinh xảo, thì người thợ làm nghề cũng phải thật khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Ngoài ra, người thợ cũng cần linh hoạt, sáng tạo để có thể cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay”.
Người truyền lửa cho thế hệ sau
Ngoài việc không ngừng sáng tạo, ông Quế còn say mê truyền nghề cho lớp thanh niên. Ông Quế luôn tâm niệm rằng, người thợ lành nghề không chỉ biết tạo ra những tác phẩm tức thời mà còn truyền nghề cho lớp trẻ, đó cũng là một nhiệm vụ cao cả. Không có những lớp học bài bản, giáo trình khuôn mẫu, thế hệ con cháu trong làng được ông truyền lại lòng say mê nghề và bí quyết, kỹ thuật chạm khắc có từ ngàn đời. Với ông, điều cần thiết của mỗi người muốn học nghề là phải có ý chí, nghiêm túc theo đuổi. Ông Quế không chỉ truyền thụ nghề mà còn ân cần, chỉ bảo lớp con cháu về nhân cách đạo đức của nghề. Bài học vỡ lòng với những người thợ đục là thao tác tay, trong 5 ngày đầu phải tự vẽ mẫu trên gỗ, tập đục đẽo cho dẻo tay. Các tháng tiếp theo, ông cấp mẫu cho học trò điêu khắc thử rồi tự tay chỉnh từng đường đục, bày cho từng cách làm nhanh, hiệu quả. Nguyên tắc của ông là không từ chối bất kỳ ai, nhưng đã học là phải nghiêm túc, đặt cái tâm, cái hồn vào từng tác phẩm. Đã không ít người không giữ được đam mê, nhẫn nại mà nửa đường bỏ nghề. Ông Quế chia sẻ: “Để học được nghề đòi hỏi sự khổ luyện, kiên trì và tình yêu với những đường nét, hoa văn tinh xảo. Để từ những khúc gỗ xù xì thô mộc biến hình thành những lá hoa, rồng phượng, những bức tranh tiên cảnh, hạ giới, làng quê, hay những điển tích xa xưa. Vẫn là những hoa văn, nhưng những người thợ giỏi biết thổi hồn vào đó khiến nó trở nên sống động, mềm mại mà chỉ những người tinh ý mới nhận ra”.
Suốt 35 năm đam mê với nghề đục đẽo, có lẽ điều khiến ông vui và hạnh phúc nhất chính là việc các con, các cháu của mình đều theo nghề gia truyền và cũng nặng lòng với từng thớ gỗ như chính ông vậy. Ông Quế có 3 người con trai thì cả 3 đều theo nghề mộc, 1 trong số đó vẫn duy trì nghề mộc thủ công. Ông chia sẻ: “Tuy không khá giả cho lắm, nhưng có công có việc cả đời và ít va chạm với mặt trái của xã hội, đấy chính là điều mà ông cho là hạnh phúc nhất”.
Nghe những lời nói chân tình của ông tôi biết rằng đối với những người coi nghề mộc như tình yêu và lẽ sống như ông thì việc được gắn bó với nghề, giữ lửa làng nghề chính là một niềm vui trong cuộc sống. Giờ đây khi đã gần thất thập, đôi mắt cũng mờ dần theo thời gian nhưng đôi tay ông vẫn rất ngoan ngoãn nghe lời để ông điều khiển một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển. Dường như nó đã thành một thói quen nên sau bao năm đôi bàn tay tài hoa đó ngày càng sắc sảo hơn, kinh nghiệm cũng như niềm say mê sáng tạo khiến ông vẫn miệt mài, tay đục, tay đẽo để làm nên những tác phẩm nghệ thuật từ gỗ có giá trị cao.
Bài, ảnh: Tăng Thúy
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 Nông thôn mới
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
11:19 Tin tức
Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số
10:59 Khuyến công
Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ
10:59 Khuyến công
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 Nông thôn mới