Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức chuyến hành trình về nguồn tại khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào
Điểm dừng chân đầu tiên, Đoàn cán bộ, phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã ghé thăm và dâng hương tại di tích lịch sử lán Nà Nưa thôn Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương), thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Lán Nà Nưa là nơi Bác Hồ đã ở, làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22-8-1945 để lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 giành chính quyền trong cả nước. Đây là nơi Bác Hồ đã nói câu bất hủ: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Lán Nà Nưa
Lán Nà Nưa nằm trong khu rừng Nà Nưa, thuộc dãy núi Hồng, ở vị trí kín đáo dưới các tán cây rậm rạp, bảo đảm bí mật và đáp ứng được yêu cầu của Bác đề ra: Gần nước, gần dân, xa quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn của người miền núi. Xung quanh lán được thưng bằng vách nứa đan nong mốt, nửa phía trên vách đan để chừa những ô thoáng nhỏ để lấy ánh sáng. Ở chái phía Tây có sàn (người Tày gọi là thích) để hai ống bương (bắng) nước. Mặt sàn bằng phên nứa đan nong mốt. Phía dưới, đầu sàn của lán là phiến đá rộng và phẳng, nơi Bác thường ngồi làm việc, đánh máy chữ mỗi khi trời tối.
Cuối tháng 7 năm 1945, do điều kiện làm việc hết sức gian khổ và thiếu thốn, với những bữa ăn đạm bạc chỉ có măng rừng chấm muối vừng, cơm chan nước chè xanh, cộng với sức khỏe của Bác bị giảm sút nhiều trong thời gian bị giam cầm ở nhà tù đế quốc nên Người bị ốm nặng, sốt liên miên, lúc tỉnh lúc mê. Mọi người rất lo lắng cho Bác, có người vào rừng tìm lá thuốc về sắc nước cho Bác, có người ra sông Phó Đáy bất được con ba ba đem về cắt tiết nhỏ vào rượu cho Bác uống, cầu mong Bác mau khỏi bệnh.
Cán bộ, phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam thăm di tích Đình Hồng Thái
Đồng chí Võ Nguyên Giáp, lúc đó đang ở và làm việc tại gia đình ông Hoàng Trung Dân, ở thôn Tân Lập, hàng ngày lên lán Nà Nưa báo cáo tình hình công việc với Bác. Một hôm, lên báo cáo công việc, thấy Bác rất yếu, đồng chí Võ Nguyên Giáp xin ở lại với Bác. Đêm ấy, tỉnh lại sau cơn sốt, Bác nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Lúc khác Bác lại dặn: “Lúc nào cũng phải chú trọng xây dựng chi bộ, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên và phần tử trung kiên. Trong chiến tranh du kích, lúc phong trào lên, ta phải hết sức phát triển, vừa phát triển vừa chú trọng xây dựng căn cứ cho thật vững chắc, để đề phòng lúc khó khăn mới có chỗ đứng chân được”. Những lời dặn dò, khẳng định ý chí, quyết tâm và tấm lòng khát khao giành độc lập dân tộc của Bác Hồ khi thời cơ chín muồi.
Hôm sau, đồng chí Võ Nguyên Giáp viết thư hỏa tốc báo tin sức khỏe của Bác cho các đồng chí Trung ương và tìm người chữa bệnh cho Bác. Nhờ sự mách bảo của nhân dân, có một cụ lang già người Tày đến chữa bệnh cho Bác. Sau khi bắt mạch, cụ lang vào rừng rồi đem về một thứ củ, đốt cháy hòa vào cháo loãng mời Bác uống. Uống vài lần như vậy, Người đỡ dần và gượng dậy tiếp tục làm việc.
Ngày 12-8-1945, nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, Người chỉ thị Mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Từ ngày 13 - 15/8/1945, tại khu rừng Nà Nưa, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng khai mạc trong không khí hết sức khẩn trương. Vì điều kiện sức khỏe, Người không dự đầy đủ các phiên họp, nhưng vẫn chỉ đạo Hội nghị và góp nhiều ý kiến phân tích tình hình một cách rõ ràng và khoa học. Theo Quyết định của Hội nghị, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, gồm 5 đồng chí, do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo. Thành lập Bộ Tư lệnh giải phóng quân Việt Nam. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra bản Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Ngày 16-8-1945, Người dự Đại hội Quốc dân tại đình Tân Trào. Đại hội đã bầu Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Cán bộ, phóng viên Tạp chí Làng nghề VN thăm di tích Lán Nà Nưa và thành kính dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trước ngày 20-8-1945, Người họp với các đồng chí: Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Hữu Kháng và Trần Thị Minh Châu, Người nói: “Bây giờ ta có chính quyền, chắc các cô, các chú cũng muốn về Hà Nội. Nhưng chưa được đâu! Lê nin đã nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Bởi vậy, một số các cô, các chú còn ở lại địa phương đây, giúp đồng bào tổ chức cuộc sống sao cho tươi đẹp hơn, ấm no hơn, văn minh hơn... Biết đâu, chúng ta còn trở lại đây nhờ cậy đồng bào lần nữa...”. Ngày 22-8-1945, mặc dù còn mệt nhiều, nhưng Bác Hồ quyết định rời căn lán Nà Nưa về Hà Nội.
Từ căn lán nhỏ đơn sơ - lán Nà Nưa, Bác Hồ đã vạch đường chỉ lối cho toàn dân tộc, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử vĩ đại: Dân tộc Việt Nam chấm dứt những ngày tháng nô lệ lầm than, bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Đoàn công tác Tạp chí Làng nghề VN chụp ảnh lưu niệm tại mái đình Hồng Thái.
Tiếp đó, Đoàn cán bộ, phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã ghé thăm cây đa Tân Trào và dâng dương tại Đình Hồng Thái. Đây là những di tích lịch sử nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào.
Đình Hồng Thái nơi tổ chức họp Quốc dân Đại hội (ngày 16 và 17/8/1945)- đại hội được ví như Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nước ta. Năm 1919, đình Hồng Thái có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận, được dựng hoàn toàn bằng gỗ, theo lối nhà sàn truyền thống, mái lợp lá cọ, gồm 3 gian 2 chái. Cũng như những ngôi đình khác của Việt Nam, đình Hồng Thái là nơi thờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi, các vị thần xung quanh vùng. Ngoài ra, đình còn thờ Ngọc Dung công chúa. Ngoài giá trị văn hóa tín ngưỡng, đình Hồng Thái còn mang nhiều giá trị lịch sử. Đặc biệt, đây là điểm dừng chân đầu tiên của Hồ Chí Minh khi từ Pắc Pó (Cao Bằng) về căn cứ địa cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945. Đình cũng là nơi đón tiếp các đại biểu về dự Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội vào tháng 8/1945. Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Đình Hồng Thái trở thành một trạm đặc biệt quan trọng của Ban bảo vệ an toàn khu (ATK).
Cây đa Tân Trào, nằm ở thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, được coi là một biểu tượng cách mạng. Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, đặc biệt trong thời kỳ tiền cách mạng tháng Tám năm 1945. Dưới gốc đa này, chiều 16/8/1945, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó, quân Giải phóng làm lễ xuất quân, lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội trước sự chứng kiến của nhân dân xã Tân Trào cùng 60 đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội.
Được về với cội nguồn cách mạng, thăm lại khu di tích đặc biệt, nơi ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng, các thành viên trong đoàn công tác của Tạp chí Làng nghề Việt Nam vô cùng xúc động và bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao trời biển của Bác – người đã cống hiến, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đấu tranh cho sự nghiệp hoà bình và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam; đồng thời kính cẩn nghiêng mình trước công lao to lớn của các đồng chí tiền bối cách mạng.
Chuyến đi cũng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho mỗi thành viên trong Đoàn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và nêu cao tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tin, ảnh: Đài Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hơn 1000 sản phẩm có mặt tại Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3
22:00 | 27/12/2024 Tin tức
Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu
16:12 | 27/12/2024 Tin tức
Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024
15:37 | 27/12/2024 Tin tức
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
Tin khác
Xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ: Cơ hội và thách thức
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 | 25/12/2024 Tin tức
Bình Định: giữ gìn nghề truyền thống hướng đến du lịch cộng đồng
08:49 | 25/12/2024 Tin tức
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
10:56 | 23/12/2024 Tin tức
Tạp chí xác định được Vị thế Bản sắc và nâng Chất lượng
09:12 | 23/12/2024 Tin tức
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 | 20/12/2024 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 | 20/12/2024 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
13:54 | 18/12/2024 Tin tức
300 nghệ nhân, doanh nhân tham gia Liên hoan sinh vật cảnh Thủ đô năm 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Nâng tầm giá trị hạt muối thông qua Festival nghề muối Việt Nam 2025
10:22 | 18/12/2024 Tin tức
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
09:19 | 17/12/2024 Tin tức
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về
09:00 Văn hóa - Xã hội
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 1000 sản phẩm có mặt tại Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3
22:00 Tin tức
Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu
16:12 Tin tức
Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 Khuyến công