Tạo thuận lợi trong thực hiện, thụ hưởng chính sách dân tộc
Tạo thuận lợi trong triển khai, thực hiện, thụ hưởng chính sách dân tộc
Tuy nhiên qua Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP cho thấy, Nghị định đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, như: Một số nội dung không còn phù hợp với hệ thống văn bản, pháp luật hiện hành, một số nội dung thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc; một số nội dung chính sách quy định còn chung chung, thiếu chế tài thực hiện, thiếu quy định cơ chế về nguồn lực tài chính; một số chính sách dân tộc đã và đang triển khai trên thực tế nhưng chưa được thể chế hóa và quy định trong Nghị định, cụ thể:
- Thời gian tổ chức "Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, huyện được tổ chức định kỳ 05 năm một lần". Trong khi đó, "Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam được tổ chức định kỳ 10 năm một lần" nên không có sự thống nhất, đồng bộ, liên thông về định kỳ thời gian tổ chức các kỳ đại hội cấp huyện, tỉnh và trung ương, dẫn đến tình trạng trên thực tế những đại biểu dự kỳ Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, tỉnh (đối với kỳ Đại hội không tổ chức ở cấp Trung ương) không được tuyên dương ở cấp Trung ương, không được ghi nhận kịp thời công lao đóng góp, thành tích và khích lệ, động viên đối tượng này.
- Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực: Việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện chính sách của một số bộ, ngành chưa kịp thời, nhất là về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi; mối liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế; kinh phí triển khai thực hiện các chương trình, dự án còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đặt ra;
- Chính sách cán bộ người DTTS: Việc quy định địa bàn vùng DTTS, vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, địa bàn đông đồng bào DTTS trong Nghị định số 05/2011/NĐ-CP và Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan còn chung chung, nên gặp khó khăn trong việc quy hoạch, bố trí cán bộ người DTTS; số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức người DTTS ở các cơ quan, đơn vị, địa phương chiếm tỷ lệ thấp, không đồng đều. Nhiều địa bàn có số lượng người DTTS tập trung rất đông, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân cư nhưng tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia vào hệ thống chính trị chưa tương xứng. Bên cạnh đó, do yêu cầu đòi hỏi cao về trình độ, năng lực chuyên môn nên các Bộ, ngành ở Trung ương có tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS thấp;
- Chính sách đối với người có uy tín ở vùng DTTS: Chế độ, chính sách đối với người có uy tín chỉ mang tính động viên, hỗ trợ; cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện để người có uy tín thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được giao chưa cụ thể nên chưa thực sự tạo động lực đối với người có uy tín trong thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm được giao; một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ và chủ động phát huy vị trí, vai trò của người có uy tín, nên chưa quan tâm đến hoạt động, giao nhiệm vụ đối với người có uy tín; kinh phí hằng năm bố trí cho Ủy ban Dân tộc và các địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thực hiện chính sách và vận động, phát huy vai trò người có uy tín còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện một số chế độ, chính sách đối với người có uy tín.
- Chính sách thông tin và truyền thông: Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại vùng DTTS, vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn chưa được quan tâm, triển khai kịp thời, đồng bộ để triển khai thực hiện chính sách dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS, biết tiếng DTTS để hỗ trợ kịp thời hỗ trợ pháp lý, phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng là đồng bào DTTS chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, chưa xây dựng được lực lượng này đủ để đảm bảo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đồng bộ, hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, việc đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc là hết sức cần thiết.
Tạo thuận lợi trong triển khai, thực hiện, thụ hưởng chính sách dân tộc
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc, tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân triển khai, thực hiện, thụ hưởng chính sách dân tộc; bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Đồng thời sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp, bổ sung, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và sự phù hợp với tình hình thực tiễn.
Dự thảo Nghị định dự kiến sửa đổi, bổ sung 09 điều, bổ sung mới 01 điều, sửa đổi, bổ sung một số nội dung, cụm từ tại các điều khoản khác của Nghị định.
Bài, ảnh: Khánh Linh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hơn 500 sản phẩm OCOP, làng nghề được tư vấn, giới thiệu tại quận Tây Hồ
09:52 | 13/05/2025 Tin tức

Khai trương đoàn tàu “Hoa Phượng Đỏ” và công bố ga Hải Phòng là điểm du lịch
15:39 | 12/05/2025 Tin tức

Xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường tại 4 làng nghề
15:17 | 12/05/2025 Tin tức

Nông nghiệp TP. HCM cần nhiều hướng đi để phát triển trong thời đại mới
15:17 | 12/05/2025 Tin tức

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 | 09/05/2025 Tin tức

Hải phòng- Những chặng đường sau 70 năm xây dựng và trưởng thành
16:14 | 08/05/2025 Tin tức
Tin khác

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII
12:16 | 07/05/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"
10:02 | 07/05/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
10:05 | 06/05/2025 Tin tức

Sáng nay (5-5), khai mạc kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Tiền đề để đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước
11:56 | 05/05/2025 Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4
10:07 | 29/04/2025 Tin tức

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
09:53 | 29/04/2025 Tin tức

HĐND tỉnh Bình Định thông qua nghị quyết chủ trương sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai
09:49 | 29/04/2025 Tin tức

60 đại biểu Kiều bào tới thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-I trên "Chuyến tàu Đại đoàn kết"
09:49 | 29/04/2025 Tin tức

Họp mặt truyền thống Ban Liên lạc Đội Biệt động Z32 tại Chùa Vĩnh Xương
09:49 | 29/04/2025 Tin tức

Chuỗi sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa 2025.
09:48 | 29/04/2025 Tin tức

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 | 28/04/2025 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 Văn hóa - Xã hội

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi
09:57 Sức khỏe làm đẹp

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 Nông thôn mới

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
09:54 Khuyến nông