Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật

LNV - Thường trực Ủy ban đã phối hợp với Bộ Tư pháp chỉnh sửa các Điều 74, 75, 76, 77 của dự thảo Luật; đồng thời bổ sung một số quy định cho thống nhất và phù hợp với thực tế đang thực hiện.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 22/5, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trước đó, dự thảo Luật đã được các đại biểu cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Tại Phiên họp thứ 41 và Phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật, chỉ đạo việc hoàn thiện dự thảo Luật để gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội.

Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 này gồm 3 điều (quy định việc sửa đổi, bổ sung 49 điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).

Nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan tham gia tiếp thu, chỉnh lý

Liên quan đến trách nhiệm chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, dự thảo Luật vẫn giữ quy trình hiện hành về trách nhiệm của cơ quan thẩm tra nhưng bổ sung một số quy định nhằm làm rõ và nâng cao hơn trách nhiệm của từng cơ quan tham gia vào quá trình tiếp thu, chỉnh lý.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban đã phối hợp với Bộ Tư pháp chỉnh sửa các Điều 74, 75, 76, 77 của dự thảo Luật; đồng thời bổ sung một số quy định cho thống nhất và phù hợp với thực tế đang thực hiện.

Dự thảo Luật bổ sung quy định cơ quan soạn thảo, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án có trách nhiệm nghiên cứu, dự kiến sơ bộ nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội để gửi tới đại biểu Quốc hội trước khi thảo luận tại Hội trường.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, việc bổ sung quy định này là luật hóa quy trình đang thực hiện thời gian qua theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã mang lại những kết quả tốt, góp phần cung cấp thêm thông tin cho đại biểu Quốc hội, giảm bớt ý kiến phát biểu trùng lặp tại Hội trường.


Quang cảnh kỳ họp Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)


Dự thảo Luật cũng quy định: Đối với các dự án luật được xem xét, thông qua theo quy trình tại 2 kỳ họp hoặc 3 kỳ họp, quy định cụ thể thời hạn cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất nội dung dự kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo ý kiến của đại biểu Quốc hội để gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời gửi thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Quốc hội kết thúc thảo luận Hội trường.

Theo Ủy ban Pháp luật, việc quy định như trên nhằm xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quy trình lập pháp. Thời hạn 30 ngày dành cho cơ quan trình dự án cũng đã có sự tính toán về tính khả thi, thực tế hoạt động của cả cơ quan trình và cơ quan soạn thảo.

Trong thời gian 30 ngày này, cơ quan thẩm tra không thụ động chờ cơ quan trình dự án đề xuất mà phải chủ động nghiên cứu, dự kiến phương án tiếp thu, xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong thảo luận tại Quốc hội để hoàn chỉnh dự thảo và trong trường hợp cần thiết giữa các cơ quan vẫn tổ chức trao đổi, phối hợp để làm rõ các vấn đề liên quan đến dự thảo Luật.

Tránh mâu thuẫn, chồng chéo

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản ban hành sau (khoản 3, Điều 156).

Ngoài nguyên tắc này, thực tế trong hệ thống pháp luật hiện nay còn tồn tại nguyên tắc “ưu tiên áp dụng pháp luật” như trong Luật Đầu tư năm 2014, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015… và cả trong một số dự án luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 như dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Việc tồn tại đồng thời 2 nguyên tắc áp dụng pháp luật như vậy dẫn đến phát sinh xung đột, mâu thuẫn trong một số trường hợp do không xác định được phải áp dụng theo quy định nào. Chính phủ cũng đã nhận diện được bất cập này và đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 156.

Trong quá trình nghiên cứu xử lý vấn đề này còn có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, quy định như khoản 3, Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phù hợp để bảo đảm tránh xung đột, mâu thuẫn trong áp dụng pháp luật. Trường hợp văn bản ban hành trước có quy định ưu tiên áp dụng pháp luật thì vẫn phải thực hiện theo nguyên tắc áp dụng văn bản ban hành sau.

Để khắc phục tình trạng mâu thuẫn giữa các luật, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm các cơ quan thực hiện nghiêm túc quy định tại Điều 12 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (rà soát kỹ, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan ngay từ khâu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý). Vì vậy, loại ý kiến này đề nghị giữ nguyên quy định tại khoản 3, Điều 156 (Phương án 1).

Loại ý kiến thứ hai cho rằng cả nguyên tắc áp dụng pháp luật tại khoản 3, Điều 156 và nguyên tắc “ưu tiên áp dụng pháp luật” như trong một số luật là cần thiết. Việc phát sinh mâu thuẫn trong thực tiễn áp dụng luật là do trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa có sự kết nối giữa 2 nguyên tắc này.

Vì vậy, loại ý kiến này đề nghị sửa đổi khoản 3, Điều 156 theo hướng: trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản ban hành sau; trường hợp văn bản ban hành trước có quy định ưu tiên áp dụng pháp luật đối với vấn đề đó thì áp dụng quy định của văn bản ban hành trước (Phương án 2).

Mặc dù hiện nay, quy định về áp dụng luật trên văn bản luật, cụ thể là Luật Bản hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ có một nguyên tắc là “áp dụng quy định của văn bản ban hành sau” nhưng thực tế tồn tại một số luật quy định nguyên tắc “ưu tiên áp dụng luật.”

Việc tồn tại đồng thời hai nguyên tắc như vậy dẫn đến phát sinh xung đột, mẫu thuẫn trong một số trường hợp do không xác định được phải áp dụng theo quy định nào.

Nhìn nhận thực tế này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, vấn đề nằm ở kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Bộ Tư pháp là cơ quan “gác cổng” cho Chính phủ, còn Ủy ban Pháp luật là cơ quan “gác cổng” cho Quốc hội. Tuy nhiên, thời gian qua, các cơ quan đóng vai trò “gác cổng” chưa làm tốt công tác rà soát văn bản luật hiện hành nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng, quy định áp dụng theo văn bản ban hành sau chưa phải phương án tối ưu bởi vẫn cần có ưu tiên áp dụng luật trong một số trường hợp. Tuy nhiên, tinh thần là phải áp dụng cho trúng, cho đúng.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, luật hiện hành không quy định bất kỳ nguyên tắc nào về “ưu tiên áp dụng.” Trong khi đó, một số luật khác lại quy định nguyên tắc “ưu tiên áp dụng” vì bộ, ngành nào chủ trì soạn thảo luật cũng muốn “luật của tôi phải được triệt để chấp hành.”

Chỉ ra bất hợp lý này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, sự lúng túng trong áp dụng luật là do không tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Khoản 2, Điều 12, Luật hiện hành quy định rõ, trong quá trình soạn thảo, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm của cơ quan trình là phải rà soát thật kỹ văn bản đã ban hành trước đó để xem có sự khác nhau giữa văn bản cũ và văn bản mới không. Nếu có sự khác nhau thì phải sửa văn bản cũ.

Trong trường hợp chưa sửa đổi kịp thời, cơ quan ban hành văn bản phải chỉ rõ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; đồng thời, đề ra mốc thời gian cụ thể để sửa đổi, bổ sung văn bản cũ, nhằm bảo đảm có hiệu lực đồng thời với văn bản mới.

Mặt khác, Khoản 3, Điều 156, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn quy định, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Khoản 2, Điều 12 và Khoản 3, Điều 156, Luật hiện hành có liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu áp dụng đúng cả hai quy định này thì sẽ không xảy ra trường hợp xung đột như thời gian vừa qua.

Với lập luận trên, bà Lê Thị Nga đề nghị, không nên giữ hai nguyên tắc áp dụng luật như hiện nay, bởi nếu vẫn tồn tại đồng thời hai nguyên tắc thì hệ thống pháp luật sẽ còn chồng chéo, tình trạng “luật sau phủ nhận luật trước” sẽ vẫn tiếp diễn./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/siet-chat-ky-luat-ky-cuong-trong-cong-tac-xay-dung-phap-luat/641582.vnp

Theo Vietnam+

Tin liên quan

Tin mới hơn

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Những dấu ấn với làng nghề và nghệ nhân của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những dấu ấn với làng nghề và nghệ nhân của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm động viên một số làng nghề, cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn. Những chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến khắp nẻo đường đất nước đã tạo ra động lực mới, phát triển mới, những quyết sách mới cho đất nước. Bởi niềm mong mỏi, khát khao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.
Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.
Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra nơi yên nghỉ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra nơi yên nghỉ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Sáng 24/7, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn lãnh đạo đã tới nghĩa trang Mai Dịch kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử

LNV - Trong xu thế của hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự thích ứng với sự bùng nổ của công nghệ số, các làng nghề Hà Nội đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương.

Tin khác

Đặc sắc sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn tiêu biểu các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên

Đặc sắc sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn tiêu biểu các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên

OVN - Chiều 23/7, tại khu vực Quảng trường Nguyễn Tất Thành và đường Xuân Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khai mạc “Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024 khu vực miền Trung – Tây Nguyên (MT&TN)”. Trên 250
Ấn tượng nông thôn mới Thái Nguyên

Ấn tượng nông thôn mới Thái Nguyên

LNV - Cùng với phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có những bước tiến mới, ấn tượng, số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới ngày càng nhiều; đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn thiện, khang trang. Đi đến đâu cũng thấy cảnh quan ngày càng đẹp, làng quê yên bình, là nơi để con em đi công tác, làm ăn xa khao khát tìm về khi có thời gian.
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

LNV - 57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Năm 2024: Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội tuyển sinh

Năm 2024: Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội tuyển sinh

LNV - Theo thông tin từ trang web chính thức của HUBT, Năm học 2024 – 2025, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 là 7.090 sinh viên.
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt

Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt

LNV - Ông là Ngọn lửa ấm áp, rực đỏ, là Ngôi sao sáng chói, sáng mãi, không bao giờ tắt! Cuộc đời và sự nghiệp của ông trọn vẹn như câu nói: “Ta có thể tự hào rằng, tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân” trong tác phẩm kinh điển của nhà văn Nga Ostrovsky “Thép đã tôi thế đấy”.
(Hà Nội) 120 thanh, thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam năm 2024

(Hà Nội) 120 thanh, thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam năm 2024

LNV - Từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, 120 thanh niên kiều bào Việt Nam tiêu biểu từ 16-24 tuổi đã có mặt tại thủ đô Hà Nội để khởi động sự kiện Trại hè Việt Nam 2024 với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui”.
Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức với nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà Lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

LNV - Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi.
Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vai trò, vị thế đô thị đặc biệt

Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vai trò, vị thế đô thị đặc biệt

LNV - Ngày 18/7, tại TP Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV của Đảng do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Trao tặng Huân chương Sao vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trao tặng Huân chương Sao vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Tô Lâm đã công bố Quyết định và trao Huân chương Sao vàng tới đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng cần tích cực triển khai thực hiện quy hoạch với 3 trụ cột phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng cần tích cực triển khai thực hiện quy hoạch với 3 trụ cột phát triển

LNV - Chiều 17/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024, tình hình triển khai Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội, Đề án tổ chức chính quyền đô thị và các Đề án sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố...
Khai mạc Lễ hội ẩm thực Món ngon từ biển và hội chợ OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định năm 2024

Khai mạc Lễ hội ẩm thực Món ngon từ biển và hội chợ OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định năm 2024

LNV - Chiều 11.7, tại Công viên thiếu nhi TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội ẩm thực Món ngon từ biển và Hội chợ OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định năm 2024.
Lễ hội Sen Hà Nội để lại nhiều dấu ấn với du khách

Lễ hội Sen Hà Nội để lại nhiều dấu ấn với du khách

LNV - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 với chủ đề “Sắc sen Hà Nội” do thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND quận Tây Hồ phối hợp các sở, ngành, đơn vị thực hiện, đang diễn ra tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ). Lễ hội đã diễn ra từ ngày 12- 16/7, với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng gửi tới người dân và du khách.
UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ thông xe cầu Bến Rừng nối Hải Phòng với Quảng Ninh. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới dự và cắt băng thông xe

UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ thông xe cầu Bến Rừng nối Hải Phòng với Quảng Ninh. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới dự và cắt băng thông xe

LNV - Chiều 17/7, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức lễ thông xe cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng với thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến dự, cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và đông đảo người dân tham dự buổi lễ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động