Quảng trường Cách mạng tháng 8: Nơi lưu dấu câu chuyện lịch sử
Những ngày mùa Thu tháng 8, gợi nhớ trong mỗi người Việt chúng ta thật nhiều cảm xúc. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” giành chính quyền trong cả nước. Ở Hà Nội, có một nơi vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên hình ảnh của cuộc Tổng khởi nghĩa 75 năm trước, đó là Quảng trường Cách mạng tháng 8.
Tại địa danh lịch sử này đã diễn ra 2 cuộc biểu tình liên tiếp trong 2 ngày 17 và 19/8. Trong đó, vào ngày 17/8, Đội Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu đã tổ chức cướp diễn đàn tại cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim, để bày tỏ sự ủng hộ với mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc lập đồng minh) giành chính quyền.
Quảng trường Cách mạng tháng 8. Ảnh: Phạm Hùng
GS.TS Phạm Hồng Tung kể lại: “Trong thời gian chuẩn bị và triển khai kế hoạch cướp diễn đàn có một câu chuyện đặc biệt, đó là chuyện về lá cờ 34m thả từ nóc Nhà hát Lớn xuống được một gia đình yêu nước may trên căn gác của Rạp tháng 8 (phố Hàng Bài)”.
Cũng trong sự kiện lịch sử ngày 17/8, có một nhóm diễn thuyết chỉ gồm 2 người đã huy động hàng vạn quần chúng đứng lên thể hiện tinh thần yêu nước. Nhóm có 2 người đó gồm có ông Lê Quang Châu (người Hà Nội) và bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng (người Huế). Họ đều là đoàn viên thanh niên của Đảng Dân chủ, nhân danh Việt Minh để kêu gọi đồng bào ủng hộ, đứng dậy giành chính quyền.
"Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vào ngày diễn ra mít tinh, quần chúng yêu nước có giấu cờ đỏ sao vàng rồi trà trộn bên trong đoàn người tập hợp ở Quảng trường Cách mạng Tháng 8. Thời điểm ông Châu, bà Hồng đứng lên để kêu gọi quần chúng, ở Quảng trường Cách mạng tháng 8, hàng vạn người dân đã đồng loạt rút cờ đỏ sao vàng trong người rồi cùng phất lên. Nhờ đó, chúng ta chiếm được cuộc mít tinh cả ở trên diễn đàn và ở khu vực quảng trường.
Tuy nhiên, sau khi kêu gọi Nhân dân xong, ông Châu và bà Hồng phải lập tức lên xe đạp phóng ra phía bờ sông để tẩu thoát; còn quần chúng tản ra các phố để biểu tình" – GS.TS Phạm Hồng Tung cho biết.
Nhạc sĩ Văn Cao là Đội trưởng Đội AS
Ngày 19/8, tại Quảng trường Cách mạng tháng 8 tiếp tục diễn ra một cuộc mít tinh khác do Việt Minh tổ chức. Trong buổi mít tinh, Đội Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu có nhiệm vụ cầm vũ khí đi dẫn đầu, bảo vệ đoàn biểu tình. Một trong những người lãnh đạo của đội vũ trang đấy là nhạc sĩ Văn Cao – là tác giả những bài hát nhạc tiền chiến với giai điệu lãng mạn, du dương như: “Thiên Thai”, “Suối Mơ”, “Đàn chim Việt”.
Thế nhưng, trong thời kỳ chuẩn bị giành chính quyền, chính người thanh niên Hà Nội hào hoa ấy trở thành Đội trưởng Đội AS (Đội Ám sát) của thanh niên thành Hoàng Diệu. Ông trực tiếp phụ trách quản lý vũ khí và giao vũ khí cho những chiến sĩ cảm tử của Hà Nội đi trừng trị Việt gian.
Theo lời kể của GS.TS Phạm Hồng Tung, trong những ngày tháng rực lửa như vậy, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác ra bài hát mang giai điệu khác hẳn với âm nhạc thường thấy của mình, thế hiện ý chí vùng lên của toàn dân tộc là bài “Tiến quân ca”. Ca từ, giai điệu của bài hát rất hùng tráng; chỉ ở thời khắc lịch sử ấy mới sinh ra được.
Tuy nhiên vào đúng ngày 19/8/1945, ông Văn Cao không may lại bị sốt, không thể cầm vũ khí đi bảo vệ đoàn biểu tình. “Ngày diễn ra cuộc mít tinh, nhạc sĩ Văn Cao sốt run lẩy bẩy. Ông chỉ lặng lẽ nghe quần chúng hát vang bài “Tiến quân ca" do mình sáng tác và chứng kiến đồng đội hòa theo quần chúng đi giành chính quyền. Nhạc sĩ Văn Cao khi đó trở lại đúng vai trò của chàng lãng tử, đứng ra bên lề lịch sử” – GS.TS Phạm Hồng Tung chia sẻ.
Vai trò lịch sử của Quảng trường
Thời điểm toàn dân tộc Việt Nam nghe theo lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc “Toàn thể dân tộc Việt Nam hãy đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta” ở tất cả các tỉnh lị, đô thị đều diễn ra những cuộc mít tinh, biểu tình lớn của quần chúng. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta” nghĩa là sức mạnh xuất phát từ cách mạng quần chúng, chủ yếu là bạo lực cách mạng nhưng trong hình thái của mít tinh biểu tình chính trị. Những cuộc mít tinh như vậy thông thường thu hút sự tham gia của hàng triệu người ở các TP lớn và hàng nghìn người ở các tỉnh nhỏ. Đặc biệt, đó cũng là hình thái giành chính quyền của ta ở Hà Nội.
“Do hình thái như vậy nên cần tập hợp đông đảo Nhân dân, càng đông càng tốt. Ở đó nổi lên vai trò của các quảng trường. Trong trường hợp cụ thể ở đây là Quảng trường Cách mạng tháng 8 hay Quảng trường Nhà hát Lớn trong ngày 19/8/1945” – GS.TS Phạm Hồng Tung chia sẻ.
Sau sự kiện trọng đại ấy, Quảng trường Nhà hát Lớn vẫn giữ nguyên tên gọi cũ, cho đến khi chính thức mang tên là Quảng trường Cách mạng tháng 8 vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Hiện nay, Quảng trường Cách mạng tháng 8 là một quần thể mang hình thái nút không gian TP.
Xung quanh quảng trường có những công trình kiến trúc đẹp như Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, khách sạn Hillton. Vào mỗi buổi tối khi ánh đèn điện bừng sáng lung linh, Nhà hát Lớn Hà Nội càng trở nên lộng lẫy, kiêu sa hơn, cùng những bậc thềm chạy dài trước mặt tạo cho Quảng trường Cách mạng tháng 8 có một không gian lắng đọng, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân Thủ đô.
Gần một thế kỷ trôi qua, biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, cùng với Thăng Long – Hà Nội, Quảng trường Cách mạng Tháng 8 vẫn giữ nguyên giá trị lớn về lịch sử văn hóa, kiến trúc vừa cổ điển vừa hiện đại. Đó cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước, là bằng chứng lịch sử của sự phát triển văn hóa, xã hội của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung qua các thời kỳ cách mạng.
Bài và ảnh: Minh An
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội