Quảng Ninh đi đầu xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Theo Ông Phan Khôi - Chủ nhà hàng 3 miền (thị trấn Đầm Hà – huyện Đầm Hà): Nhà hàng 3 miền là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP của Đầm Hà và các huyện lân cận, là nơi tiếp đón du khách trên tuyến đường 18. Nhà hàng có sản phẩm mang đặc thù Đầm Hà đạt OCOP 3 sao – Chân giò nướng 3 miền. Mỗi kỳ hội chợ là dịp sản phẩm được quảng bá tốt nhất, đạt doanh số cao nhất, có kỳ thu được đến 500tr, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số bán hàng cả năm của sản phẩm.
Điều này tương tự với nhiều cơ sở OCOP khác đã đưa hội chợ thường niên OCOP Quảng Ninh thành điểm hẹn kỳ vọng đối với các sản phẩm OCOP trong tỉnh.
Gian hàng OCOP Quảng Ninh tại hội nghị Nông thôn mới.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh có 435 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình, sau kỳ đánh giá 2020 vừa qua có tổng cộng 191 sản phẩm đạt sao (8 sản phẩm đăng ký 5 sao, 57 sản phẩm 4 sao, 126 sản phẩm 3 sao) của 172 chủ thể. Quảng Ninh hiện duy trì hoạt động của 29 trung tâm giới thiệu và bán hàng OCOP, tổ chức hội chợ OCOP thường niên 2 lần/năm cùng hàng loạt các chương trình xúc tiến tiêu thụ gắn với nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân tại hệ thống siêu thị lớn và các địa phương, trung tâm đô thị lớn trên cả nước. Theo thông tin từ Trung tâm xúc tiến và phát triển công thương Quảng Ninh (thuộc Sở Công thương) tốc độ phát triển trung bình của các sản phẩm OCOP đạt mức tăng trưởng doanh thu trên 40%/năm, doanh thu mỗi kỳ hội chợ thường niên đạt trên 15 tỷ đồng cùng tỷ lệ sản phẩm đăng ký tham gia tăng nhanh theo kỳ.
Theo ông Đinh Bá Trinh, Trưởng phòng OCOP - Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh: OCOP Quảng Ninh đã bước sang giai đoạn của chọn lọc và chất lượng. Những yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì - nhãn hiệu, quy trình chất lượng gắn với liên kết được ưu tiên khi đánh giá sản phẩm OCOP. Hiện tại, tất cả các sản phẩm OCOP được đánh giá sao hạng của tỉnh đều đảm bảo những yêu cầu đặt ra, có bảo hộ nhãn hiệu, một số cơ sở sản xuất đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp các chứng nhận cao hơn, phù hợp yêu cầu của thị trường, đặc biệt cho xuất khẩu như: HACCP, ISO,…
Một số gợi mở
Thị trường du lịch Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long cùng quần thể du lịch hải đảo, vùng núi… đang tạo sức hút lớn với hơn 13 triệu lượt khách/năm. Hạ Long đang trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Ước tính mỗi năm tổng thu từ khách du lịch cho Quảng Ninh khoảng 24.000 tỷ đồng. Trong chiến lược tới năm 2030 đưa tỉnh trở thành trung tâm du lịch quốc tế với kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả với khoảng 23 triệu lượt khách/năm. Minh chứng từ tốc độ phát triển qua các năm của ngành du lịch hiện tại cùng sức hút tạo chuyển dịch lao động mạnh mẽ và nhu cầu dịch vụ phụ trợ đi kèm về ăn, nghỉ, mua sắm,…
Đây là cơ hội lớn, thị trường nội tỉnh đang trở thành nguồn tiêu thụ khổng lồ, không ngừng tăng nhanh cho chính các sản phẩm OCOP; Dần hình thanh xu thế sản phẩm OCOP Quảng Ninh phục vụ nhu cầu tiêu dùng và quà đặc sản địa phương phục vụ thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.
Vấn đề này, một lần nữa được Ông Nguyễn Kiên - Giám đốc Trung tâm khẳng định: Tiếp theo những thành công ban đầu trong hỗ trợ, xúc tiến thị trường cho các sản phẩm OCOP trong thời gian qua; Quảng Ninh xác định tập trung khai thác chính lợi thế địa phương do ngành du lịch và dịch vụ mang lại. Làm thế nào để khách đến với Quảng Ninh, ra về phải mang theo những sản phẩm OCOP mang thương hiệu riêng có của tỉnh. Khi đó, để phục vụ thị trường 13 triệu khách này (tại thời điểm hiện tại), sản phẩm OCOP sẽ không ngừng được nâng cấp cả về hình thức và chất lượng.
Cũng theo Giám đốc Nguyễn Kiên: Giai đoạn 2020-2025, tỉnh xác định tổ chức các chương trình xúc tiến , hỗ trợ thương mại nói chung, phát triển OCOP nói riêng trên cơ sở 3 nguyên tắc chính: Sản phẩm đúng thị trường đích, định vị và phát triển thương hiệu bền vững gắn liền với hoạt động xúc tiến, Phục vụ du lịch là cơ sở cho các hoạt động xúc tiến và phát triển sản phẩm OCOP; Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp tại các vùng nông thôn, biên giới trên địa tỉnh với thị trường tiêu thụ thông qua chương trình OCOP, giá trị thương hiệu mỗi sản phẩm OCOP và các lợi ích kinh tế cụ thể mà OCOP mang lại cho cộng đồng người dân.
Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm OCOP hiện tại đều xuất phát từ những sản phẩm truyền thống, sản phẩm nhỏ lẻ- hàm lượng công nghệ thấp, cùng với năng lực quản trị và nhận thức thị trường của các chủ thể còn nhiều hạn chế… Do vậy, các sản phẩm OCOP Quảng Ninh trên chặng được phát triển bền vững về chất lượng và thương hiệu luôn cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương gắn với các mục tiêu dài hạn về nông nghiệp- nông dân- nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Trong khi đó, định vị thương hiệu không đơn thuần là việc bán được bao nhiêu hàng hóa mà còn ở những dấu hiệu nhận biết tạo nên giá trị riêng biệt của sản phẩm đó. Giá trị văn hóa – lịch sử - con người cần được gắn liền với thương hiệu để tạo nên các sản phẩm quà tặng phục vụ du lịch… - đây là một phần trong tư liệu hóa các câu chuyện sản phẩm, nhằm tạo sức hút và khơi dậy thị hiếu của du khách. Một vấn đề quan trọng hơn nữa, nhận thức sản phẩm gắn với thị trường đích là thách thức không nhỏ đối với hoạt động xúc tiến, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm OCOP, cần sự thay đổi lớn về tư duy và cách làm. Sự thay đổi này không chỉ ở cách làm, nội dung của các chương trình xúc tiến cấp tỉnh, huyện mà phải thể hiện ngay ở sự chuyên nghiệp về kinh doanh của chính các chủ thể OCOP mà phần lớn do học hỏi, tiếp cận được thị trường tiêu thụ rộng lớn mà tự mình nhần thức cần phải thay đổi tư duy, cách làm cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường tiêu thụ.
Đây là bài toán mà Quảng Ninh, trên cơ sở thế mạnh và nền tảng sẵn có của mình sẽ dần tháo gỡ trong thời gian tới./.
Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng – Văn Biển
Tin liên quan
Tin mới hơn

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao
13:43 | 10/03/2025 OCOP

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao
14:02 | 07/03/2025 OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP
13:42 | 07/03/2025 OCOP

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
09:51 | 07/03/2025 OCOP

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy
11:02 | 05/03/2025 OCOP
Tin khác

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024
11:33 | 01/03/2025 Tin tức

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao
11:33 | 01/03/2025 OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP
11:19 | 28/02/2025 OCOP

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao
10:55 | 25/02/2025 OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
10:17 | 24/02/2025 OCOP

Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ
00:00 | 24/02/2025 OCOP

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
21:06 | 20/02/2025 OCOP

Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao
14:53 | 20/02/2025 OCOP

Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương
10:37 | 19/02/2025 OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP
16:20 | 18/02/2025 OCOP

Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
15:03 | 14/02/2025 OCOP

Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi
15:03 | 14/02/2025 OCOP

Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao
19:26 | 13/02/2025 OCOP

An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao
09:39 | 12/02/2025 OCOP

Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
10:27 | 11/02/2025 OCOP

(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025
18:11 Tin tức

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 Văn hóa - Xã hội

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn
11:29 Tin tức

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025
10:24 Nông thôn mới

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 Làng nghề, nghệ nhân









