Quảng Ninh: Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và sản phẩm OCOP
Nghề thủ công mỹ nghệ than đá được du nhập từ Pháp và có mặt từ đầu thế kỷ 20, đến nay làng nghề truyền thống này đã khá nổi tiếng. |
Tiềm năng và thế mạnh
Ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Ninh cơ bản ổn định theo các chương trình dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn đã được ban hành như: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình xây dựng nông thôn mới, đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, quy hoạch vùng sản xuất tập trung… tạo đà cho một số ngành nghề nông thôn phát triển, có thế mạnh trên thị trường, mở rộng quy mô phát triển các sản phẩm hàng hóa về nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống đã có một số sản phẩm có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài… cụ thể trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến nay có 03 nghề truyền thống, 02 làng nghề truyền thống được công nhận, cụ thể như sau:
- Nghề đóng tàu, thuyền vỏ gỗ Đò Chanh (phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên). Thuộc nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát. Được công nhận tại Quyết định số 2687/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Nghề làm bún Hiệp Hòa (xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên). Thuộc nhóm ngành Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản. Được công nhận tại Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 29/1/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Nghề làm bánh gio phường Phong Cốc (phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên). Thuộc nhóm ngành chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản. Được công nhận tại Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 29/1/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Làng nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ Cống Mương (khu 8, Phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên).Thuộc nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát. Được công nhận tại quyết định của tỉnh số 2687/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Làng nghề đan ngư cụ Hưng Học (phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên). Thuộc nhóm ngành nghề Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát. Được công nhận tại quyết định của tỉnh số 2687/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu là thuyền nan và các loại ngư cụ (lờ, giọng, nơm, đụt...).
Trên cơ sở các làng nghề đã được công nhận, cùng với đó tỉnh Quảng Ninh có các chính sách đặc thù về phát triển sản xuất trong đó có nội dung hỗ trợ phát triển làng nghề, doanh nghiệp (đầu tư trong nông nghiệp) như:
Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Nghị quyết số 313/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về một số cơ chế tài chính khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 09/7/2022 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025; Nghị quyết số 15/2023/NQ-HĐND ngày 30/3/2023 của HĐND tỉnh ban hành Quy định nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất; lựa chọn đơn vị đặt hàng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025; Quyết định số 1139/2017/QĐ-UBND ngày 17/04/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng chính phủ về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; Quyết định số 2877/QĐ-UBND ngày 06/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.
Làng nghề đan ngư cụ, thuyền nan là làng nghề truyền thống tại Quảng Ninh |
Từ việc ban hành các chính sách, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, giải phóng mặt bằng, tạo vùng nguyên liệu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất. Nhiều nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, sản phẩm có thế mạnh của tỉnh do doanh nghiệp đầu tư sản xuất, ngày càng đứng vững, vươn ra các thị trường lớn nhờ đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chế biến, bảo quản. Đến nay, một số nhà đầu tư lớn triển khai các dự án trọng điểm như: Dự án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đông Triều của Tập đoàn Vingroup; Dự án sản xuất giống công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giống hải sản tại huyện Đầm Hà của Công ty BIM; Dự án Khu phức hợp sản xuất giống, nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao, chế biến thức ăn và chế biến thủy sản tại huyện Đầm Hà của Tập Đoàn Việt Úc...
OCOP trở thành Chương trình kinh tế quan trọng của tỉnh
Sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã và đang có vị thế là Chương trình kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển làng nghề của tỉnh nói riêng.
Để cụ thể hóa Quyết định số 919/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025, ngày 16/11/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 3398/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 trong đó, xác định rõ quan điểm là đưa OCOP Quảng Ninh trở thành Chương trình kinh tế quan trọng của tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn. Triển khai chương trình OCOP phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểm mẫu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Triển khai Chương trình OCOP là trách nhiệm của cả xã hội và cộng đồng dân cư, trong đó địa bàn xã đóng vai trò trực tiếp, thường xuyên. Quá trình triển khai chương trình cần xác định rõ Nhà nước đóng vai trò kiến tạo môi trường, Người dân là chủ thể thực hiện chính, các đối tác OCOP đồng hành cùng phát triển.
Từ quan điểm đó tỉnh cũng xác định nhiệm vụ của OCOP thời gian tới là tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy điều hành Chương trình OCOP các cấp; Ban hành Chu trình OCOP thường niên phù hợp với điều kiện thực tế của giai đoạn mới; phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu đặc trưng gắn với xây dựng mã số vùng trồng, sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.
Tập trung chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; Chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và các giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm nghề truyền thống, dịch vụ, du lịch nông thôn. Củng cố phát triển các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP theo hướng bài bản, chuyên nghiệp, nâng cao kỹ năng vận hành sản xuất, phân phối, tiếp thị góp phần lan toả chương trình OCOP trong cộng đồng. Củng cố hệ thống các Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các siêu thị, khu dân cư, khu du lịch... Quản lý đồng bộ cơ sở dữ liệu OCOP từ cấp tỉnh đến cơ sở trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến, bán hàng tương tác trực tiếp…
Nhằm khuyến khích và hỗ trợ các chủ thể OCOP trong quá trình khởi nghiệp, Tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ điển hình như: Nghị quyết số 194 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, trong đó ưu tiên hỗ trợ Chương trình OCOP với các nội dung như: Xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, thiết kế bao bì tem nhãn, đăng ký sở hữu trí tuệ, xây dựng tiêu chuẩn tiên tiến, hỗ trợ các chủ thể tham gia Hội chợ trong nước và quốc tế, hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ các hoạt động truyền thông quảng bá. Ngoài ra tỉnh còn lồng ghép các chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ khuyến công, khuyến nông, các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình giảm nghèo…
Công tác huy động nguồn lực cho Chương trình OCOP cũng được tỉnh quan tâm. Chỉ tính riêng giai đoạn 2017- 2022, hằng năm cấp tỉnh phân bổ ngân sách từ 200-300 tỉ đồng hỗ trợ trực tiếp Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó dành khoảng 10% chi thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh và chi thực hiện một số chương trình, dự án về nông nghiệp liên quan theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Cấp huyện bố trí vốn xây dựng nông thôn mới dành khoảng 40% kinh phí do tỉnh phân bổ chi thực hiện các dự án phát triển sản xuất, trong đó dành tỉ lệ 10-20% hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP.
Tổng vốn hỗ trợ trực tiếp Chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020 là 37.880 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh từ chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 21.519 triệu đồng; Kinh phí xúc tiến thương mại 16.361 triệu đồng. Ngân sách huyện bố trí 36.546 triệu đồng, trong đó chủ yếu hỗ trợ lãi suất ngân hàng, hỗ trợ hỗ trợ nâng cấp bao bì, tem nhãn sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến quảng bá tham gia giới thiệu và bán sản phẩm; Kinh phí đầu tư của doanh nghiệp ước đạt 550 tỉ đồng. Tổng dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh đạt 17.045 tỷ đồng, chiếm 13,4% tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn với 110.822 khách hàng còn dư nợ, chiếm 81,9% nguồn lực vốn xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Riêng vốn tín dụng của các tổ chức OCOP chiếm trên 30% tổng vốn tín dụng khoảng 5.133,5 tỷ đồng.
Từ sự quan tâm của tỉnh và sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương và chủ thể, đến nay toàn tỉnh có 336 sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao, trong đó có 4 sản phẩm đạt 5 sao cấp Trung ương, 86 sản phẩm đạt 4 sao và có 246 sản phẩm đạt 3 sao. 95% sản phẩm thuộc Chương trình OCOP đã được dán tem điện tử, hoặc có mã số mã vạch. Phát triển 219 đơn vị sản xuất, trong đó có 54 doanh nghiệp, 87 hợp tác xã, 78 hộ kinh doanh cá thể. Doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất thuộc Chương trình OCOP hằng năm tăng 15-20%; doanh thu hằng năm đạt trên 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 310 tỷ đồng (trên 20%). Tạo công ăn việc làm cho 3.600 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 5-9 triệu đồng/người/tháng.
Có thể khẳng định Chương trình OCOP là hướng đi đúng đắn, là giải pháp cụ thể quan trọng phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn. Cùng với Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Đồng thời cũng phát huy được các tiềm năng lợi thế sẵn có từ các sản phẩm truyền thống văn hóa địa phương; tạo ra sản phẩm có chất lượng phục vụ du lịch, dịch vụ và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, mang lại thu nhập cao cho cộng đồng dân cư nông thôn, tham gia tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, chương trình tác động mạnh mẽ tới thương hiệu, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân và thương hiệu OCOP từng bước trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Là tỉnh đi đầu với nhiều cách làm sáng tạo hiệu quả, Chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã được Trung ương ghi nhận, tổng kết thực tiễn và năm 2018 Chính phủ đã chính thức ban hành Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhân rộng trên địa bàn cả nước. Với các thành tích đã đạt được, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba về triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Nguyễn Văn Đức
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh
Tin liên quan
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 Nông thôn mới
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 OCOP
Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng
09:32 Khuyến công
Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 Khuyến công