Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Nông thôn mới giai đoạn 2026 – 2030: Hành trình đổi mới không có điểm dừng

Thế giới đang thay đổi rất nhanh, và nông thôn Việt Nam không thể mãi theo lối mòn cũ. Nếu bạn muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những điều chưa từng làm. Nếu trước đây chúng ta nói về nông thôn mới với đường sá, trường trạm, nhà cửa khang trang thì giời đây, chúng ta cần nhấn mạnh hơn đến một nông thôn tri thức, một nông thôn có tính kết nối cao và một nền kinh tế nông thôn phát triển bền vững.
Sáng ngày 20/2, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý định hướng thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2026 – 2030.
Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý định hướng thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2026 – 2030.

Đây là thông điệp mà ông Lê Minh Hoan – Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý định hướng thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2026 – 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 20/2 tại Hà Nội.

ông Lê Minh Hoan – Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Lê Minh Hoan – Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội thảo.

Hơn 78% số xã đạt chuẩn NTM, vượt xa các giai đoạn trước

Tại hội thảo, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai với mục đích cụ thể hóa, đưa các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cuộc sống, góp phần cải thiện sức sống và diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được giai đoạn 2010-2020, chương trình giai đoạn 2021-2025 tiếp tục được triển khai đã có những đóng góp quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đư
Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai với mục đích cụ thể hóa, đưa các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cuộc sống, góp phần cải thiện sức sống và diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

Đến tháng 01/2025, cả nước đã có 6.250/8.014 xã (78%) đạt chuẩn NTM (tăng 9,8% so với cuối năm 2021 và đạt 97,5% mục tiêu giai đoạn 2021-2025); trong đó, có 2.275 xã (36,4%) đạt chuẩn NTM nâng cao (tăng 1.172 xã so với cuối năm 2021, đạt 91% mục tiêu giai đoạn 2021-2025) và 550 xã (8,8%) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tăng 507 xã so với cuối năm 2021, đạt 88% mục tiêu giai đoạn 2021-2025).

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2024 đạt khoảng 56,4 triệu đồng/người/năm (tăng 1,35 lần so với năm 2020). Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng 3,3%; môi trường nông thôn được cải thiện theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 58% (tăng 7% so với cuối năm 2020)

Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục giải quyết đó là chênh lệch phát triển giữa các vùng miền. Nhiều xã vùng sâu, vùng xa, miền núi vẫn chưa đạt chuẩn, điều kiện hạ tầng còn nhiều khó khăn. Chất lượng đạt chuẩn chưa thực sự bền vững. Cụ thể một số địa phương gặp khó khăn trong việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí sau khi đạt chuẩn. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chưa tạo được đột phá trong nâng cao năng suất và gia tăng giá trị nông sản. Đặc biệt, vấn đề môi trường, xử lý rác thải và nước thải nông thôn vẫn chưa được giải quyết triệt để...

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026 - 2030, phấn đấu có trên 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%, trong đó phấn đấu 35% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu, thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020”; tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, cấp thiết ở địa phương nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn...

Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững

Ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho rằng, kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được sau 15 năm thực hiện, chương trình tiếp tục thiết kế với thành 11 nội dung thành phần và 53 nội dung cụ thể theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2026-2030, trong đó, có một số nội dung sẽ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến 2030; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 của đất nước; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2026-2030); Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đề xuất của các bộ, ngành trung ương (được giao chủ trì các nội dung, nội dung thành phần) và các địa phương.

Ưu tiên tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện một số chương trình chuyên đề hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 (Chương trình OCOP; Chương trình phát triển du lịch nông thôn; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn mới thông minh; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới).

Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới từng thôn, bản, ấp, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn. Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản. Xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; môi trường xanh, sạch, đẹp, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.

Định hướng phát triển nông thôn bền vững giai đoạn 2020 – 2030: Đảm bảo thu nhập cho người dân

Nông thôn mới giai đoạn 2026 – 2030: Hành trình đổi mới không có điểm dừng
Tiến sỹ Trần Công Thắng giữ chức Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phát biểu tại hội thảo.

Một số ý kiến tham luận được đưa ra tại Hội thảo, Theo Tiến sỹ Trần Công Thắng giữ chức Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT: Định hướng phát triển nông thôn bền vững giai đoạn 2020 – 2030: đảm bảo thu nhập cho người dân, có chính sách đưa việc làm về nông thôn, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, hình thành cụm công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, xây dựng xã hội nông thôn văn minh hiện đại. Cơ sở hạ tầng đồng bộ, gìn giữ và phát huy văn hóa đặc sắc của nông thôn, đảm bảo môi trường cảnh quan, đảm bảo an sinh cho người dân nông thôn bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề. Gắn nông thôn mới với phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Đồng thời, xây dựng NTM theo 3 vùng, với các xã khu vực ven đô, phi nông nghiệp chiếm đa số, dịch vụ, thương mại và có sở sở hạ tầng tốt, phát triển đô thị hóa xanh; vùng 2, phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn cần phát triển các vùng chuyên canh, vùng 3, nông thôn truyền thống phát triển du lịch, làng nghề, sản phẩm địa phương, du lịch gắn với văn hóa.

Cao Đức Phát - Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã cho rằng, việc xây dựng NTM trong giai đoạn tới cần đảm bảo sự bền vững, hiện đại, nâng cao đời sống người dân và thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và đô thị.
Ông Cao Đức Phát - Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã cho rằng, việc xây dựng NTM trong giai đoạn tới cần đảm bảo sự bền vững, hiện đại, nâng cao đời sống người dân và thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và đô thị.

Ông Cao Đức Phát - Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã cho rằng, việc xây dựng NTM trong giai đoạn tới cần đảm bảo sự bền vững, hiện đại, nâng cao đời sống người dân và thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và đô thị. Xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn hiện đại phù hợp với tinh thần Đại hội XIII và Nghị quyết 19 của BCHTW khóa XIII, phát huy thành tựu, khắc phục tồn tại của giai đoạn 2010 – 2024 có tính tới bối cảnh mới. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển đổi số xanh, chuyển đổi số đủ sức tạo việc làm và nâng cao nhanh thu nhập tại chỗ cho dân cư nông thôn, ngang bằng với thu nhập ở khu vực đô thị. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Quyết liệt bảo vệ và cải thiện môi trường, nâng cao khả năng thích ứng và chống chịu trước diễn biến biến đổi khí hậu. Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống hiện đại gắn với đô thị hóa.

Bên cạnh đó, ông Phát đề xuất cách tiếp cận và giải pháp đó là ưu tiên hỗ trợ các xã chưa đạt tiêu chí, phát triển vùng ven đô gắn với đô thị hóa, xây dựng nông thôn hiện đại ở vùng thuần nông. Cần phối hợp với CTMTQG xây dựng NTM với hai CTMTQG giảm nghèo bền vững và PTKT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xây dựng bộ khung tiêu chí mới, hoàn thiện cơ chế chính sách theo cách tiếp cận mới.

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đưa ra định hướng xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, ông cho rằng, cần xây dựng cộng đồng nông thôn tri thức – đưa tri thức về làng quê; phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy nghề truyền thống; thúc đẩy du lịch nông nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế trang trại, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng một nông thôn đáng sống, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

"Xây dựng nông thôn mới không phải là một đích đến mà là một hành trình liên tục đổi mới, sáng tạo và phát triển. Chúng ta không chỉ cần một nông thôn "mới" về hình thức mà còn phải mới trong tư duy, trong cách làm, mới trong tổ chức sản xuất và phát triển cộng đồng", ông Lê Minh Hoan chia sẻ và nhấn mạnh, muốn nông thôn Việt Nam phát triển chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận, tư duy và hành động.

Phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy nghề truyền thống: Nông thôn không chỉ là nơi sản xuất nông sản mà còn nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, nghề truyền thống. Chúng ta cần hỗ trợ các nghệ nhân, thợ lành nghề truyền lại kỹ năng kết hợp với công nghệ mới để nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời phát triển du lịch làng nghề, giúp sản phẩm truyền thống không chỉ sống trong quá khứ mà còn có chỗ đứng trong hiện tại và tương lai. Thúc đẩy du lịch nông nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Chúng ta cần thúc đẩy du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng giúp người dân không chỉ làm nông mà còn có thể khai thác giá trị văn hóa, cảnh quan để phát triển kinh tế. Cần khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra những mô hình sản xuất, kinh doanh mới gắn với chuyển đổi số…

Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Xuân Cường chỉ ra một số cần khắc phục trong giai đoạn tới, đó là xây dựng đồng bộ các giải pháp.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Xuân Cường chỉ ra một số cần khắc phục trong giai đoạn tới, đó là xây dựng đồng bộ các giải pháp.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Xuân Cường chỉ ra một số cần khắc phục trong giai đoạn tới, đó là xây dựng đồng bộ các giải pháp. Cần rà soát kỹ điểm tồn tại, chương trình OCOP phát triển nhiều về số lượng nhưng chất lượng chưa bằng lòng…Sức sống của nông thôn mới, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số phải cụ thể hóa, công tác chỉ đạo vẫn còn chồng chéo, nên nghiên cứu Bộ tiêu chí theo từng giai đoạn...

ng Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025
Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội thảo, ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025 cho hay, trong giai đoạn 2026 – 2030 sẽ khác giai đoạn trước với những đòi hỏi cao hơn, nâng tầm giá trị của các sản phẩm nông nghiệp hơn, làm sao nông thôn mới sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các chương trình khác. Bộ sẽ định hướng khung Chương trình và tiếp tục xin ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý để góp phần hoàn thiện chương trình.

Thanh Hậu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Diện mạo bản làng đổi thay rõ nét khi hạ tầng cơ sở được hoàn thiện, đời sống người dân nâng cao và các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy.
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

LNV - Sau khi được thành lập từ sự hợp nhất của ba xã cũ thuộc thị xã Sơn Tây, xã Đoài Phương (Hà Nội) đang từng bước vươn lên trở thành địa phương phát triển toàn diện. Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và du lịch sinh thái, Đoài Phương đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và xây dựng nền kinh tế bền vững.
Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 về việc công nhận Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.

Tin khác

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

LNV - Sáng 11/07/2025 , tại trụ sở Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng số 635, Ngô Gia Tự, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng. Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng tổ chức trọng thể Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng về việc công nhận danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay Vàng Làng nghề TP Hải Phòng năm 2025.
Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Mong muốn mang đến những trải nghiệm mới lạ, chất lượng, XinTravel Hub chính thức giới thiệu chương trình Du lịch sáng tạo (Creator Travel), chủ đề “Viết hành trình trong ta”.
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Giao diện di động