Nhộn nhịp nghề làm nhang những ngày cuối năm
Trước kia, làng nhang là căn cứ Láng Le - Bàu Cò, đến sau năm 1975 trở thành khu kinh tế mới với nông trường trồng mía và thơm (dứa). Khi cư dân khắp nơi tụ về đã mang theo nghề làm nhang và dần dần lan tỏa thành một làng nghề độc đáo, hiếm có giữa Sài Gòn phồn hoa. Và cho đến hiện nay, người ta vẫn không xác định được làng nhang Lê Minh Xuân xuất hiện từ khi nào trong cuộc di dân ấy, chỉ biết nghề nhang do người Hoa di cư đến Việt Nam mang theo. Ban đầu, tập trung tại khu Chợ Lớn (quận 5, quận 6), sau đó để có không gian sản xuất, họ phải đi ra vùng ven thành phố, dọc theo kênh Xáng (thuộc huyện Bình Chánh ngày nay).
Nhang được phơi khô trước khi đóng gói
Nghề se nhang ở xã Lê Minh Xuân sản xuất quanh năm, nhưng náo nhiệt, tất bật nhất là những ngày giáp Tết Nguyên đán và các tháng âm lịch có ngày lễ lớn như rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7. Bởi vào thời gian này nhu cầu sử dụng nhang của khách hàng tăng cao, người dân sẽ tranh thủ lúc nhiều nắng để gia tăng hiệu quả sản xuất. Đến thăm làng nhang những ngày cuối năm này, khắp làng đều được điểm tô hai sắc màu đỏ vàng tươi thắm của những hàng nhang đang phơi và len lỏi vào không khí lành lạnh ấy còn mang theo hương thơm thoang thoảng, dễ chịu của nhang thành phẩm.
Được biết, khi bước vào dịp cao điểm của làng nghề, các hộ làm nhang trong làng phải huy động tất cả các thành viên trong gia đình làm việc từ sáng đến tối mới kịp giao hàng. Trung bình mỗi ngày, các cơ sở nhang sản xuất được 3.000 – 4.000 thiên nhang (1000 cây/thiên). Cơ sở nhỏ hơn thì công suất khoảng từ 100 - 500 thiên, mỗi thiên có giá từ 30 - 40 nghìn đồng tùy loại.
Nhang của làng nghề Lê Minh Xuân có mùi thơm dễ chịu, tốc độ cháy chậm và không gây hại đến sức khỏe nên rất được khách hàng ưa chuộng. Để làm ra một nén nhang phải trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, phải làm chân nhang, nhuộm đỏ một phần tăm rồi phơi dưới nắng gắt. Nếu bị ẩm, chân nhang sẽ mốc, không đạt yêu cầu. Tiếp đó là nghiền bột, trộn bột nhang, se nhang, phơi khô và đóng gói.
Người dân đang tiến hành đóng gói nhang thành phẩm
Trước kia, nguyên liệu làm nhang chủ yếu là mùn cưa nhuyễn trộn với nước nhớt từ vỏ cây bời lời (một loại cây rừng) để tạo độ dẻo, kết dính. Tùy vào công thức gia truyền của mỗi gia đình mà bột nhang có thể thêm hương liệu như trầm, quế để tạo hương thơm. Nhưng do xã hội ngày càng phát triển, nhiều loại máy móc đã được đưa vào các công đoạn sản xuất nhang như các loại máy trộn, máy ép, sấy, máy phóng nhang, máy lừa tăm… không chỉ giúp cây nhang đều, đẹp hơn mà còn giảm đáng kể sức lao động, tăng năng suất và cải thiện thu nhập cho người dân. Ngoài ra, để thuận tiện hơn, nguyên liệu làm nhang không phải chế biến mà có nơi cung cấp, bột nhang cũng không còn trộn dẻo nữa mà nhúng chân nhang đang ướt vào bột khô rồi đem lăn. Đặc biệt, công đoạn phơi nhang trên các vỉ tre, được xem là công đoạn khá “nhiêu khê” vì phải trông vào thời tiết. Nếu trời mưa mà không thu vào kịp, bột nhang sẽ bị rã, hư cả mẻ nhang, còn nếu nắng không to, nhang dễ bị xuống màu, nhợt nhạt và không bắt mắt.
Một mùa xuân nữa lại về, làng nghề nhang Lê Minh Xuân vẫn hăng say hoạt động, dù đã trải qua nhiều thăng trầm thì vẫn còn vẹn nguyên nét đẹp văn hóa của cha ông. Mỗi ngày, người dân làng nhang vẫn miệt mài se nên những cây nhang thơm, đưa ra thị trường hàng nghìn cây nhang thành phẩm, đem hương nhang tỏa ra rộng khắp những ngõ ngách từ nông thôn đến thành thị trên cả nước, góp phần vào việc giữ gìn những giá trị thiêng liêng trong tập tục văn hóa dân tộc Việt Nam.
Bài, ảnh: Di Khanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hoa sấu tháng Năm
09:43 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Tháng Năm nhớ Bác từ làng Sen
09:43 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức chuỗi hoạt động xứng tầm truyền thống vẻ vang 100 năm Báo chí cách mạng
09:32 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý
10:11 | 22/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na
10:21 | 20/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng
09:56 | 19/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định sáng tạo, thần tốc xóa nhà tạm nhà, nhà dột nát
09:54 | 19/05/2025 Tin tức

Cua đồng và nỗi nhớ tuổi thơ
09:35 | 16/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 | 13/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
15:18 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 Làng nghề, nghệ nhân

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách
09:45 OCOP

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 Làng nghề, nghệ nhân

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 Kinh tế

Homestay xinh đẹp giữa đồi chè
09:44 Du lịch làng nghề