Nhiệt liệt chào mừng 43 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2018): Vị thế Việt Nam sau 43 năm thống nhất đất nước
Từ cuối năm 1973, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Trung ương Đảng, đã tạo thế và lực, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975. Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, cờ giải phóng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tung bay trước tòa nhà Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng; kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau ngày giải phóng miền Nam, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài việc bị gánh chịu những hậu quả sau chiến tranh đất nước bị cấm vận, trong khi hoạt động sản xuất vẫn còn trong tình trạng phát triển kém. Đến nay, nhiều người dân vẫn còn nhớ như in hình ảnh của tem phiếu nhằm kiểm soát hoạt động phân phối hàng hóa trên thị trường do cung không đủ cầu trong những năm cuối thập niên 70.
Từ ánh sáng của Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã dẫn dắt nền kinh tế nước nhà trước bờ vực thẳm để bước sang thời kỳ đổi mới. Nhờ đó, nhiều chủ trương, chính sách mới đã gợi mở, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất.
Sau 32 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng đều qua các năm, riêng năm 2017, GDP ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, vượt mức mong đợi (6.7%).
Trong năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp mới, tăng 15,2% so với năm 2016. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 34,3%. Sản xuất công nghiệp tăng 11,2%; sản lượng thủy sản tăng 5,2%; tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 12%; kim ngạch xuất khẩu hơn 22 tỷ USD. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2017 - 2018 tăng 5 bậc, lên thứ 55/137 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đời sống nhân dân ngày càng ổn định, các hoạt động chăm lo cho an sinh xã hội ngày được tăng cường với những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2017 giảm mạnh còn 2,24%; tổng hộ thiếu đói giảm 31,7%; có gần 17 triệu gia đình chính sách được tặng thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí.
Những con số thống kê trên cho thấy tiềm lực kinh tế đất nước đang phát triển vượt bậc với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đó là một nỗ lực lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời kỳ đổi mới. Chúng ta đã giữ vững được những thành quả của cách mạng; xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa phát triển ổn định; giữ vững được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Qua đó, góp phần củng cố, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, “ý đảng lòng dân” đã gặp nhau và quyện chặt như một khối thống nhất không thể tách rời.
Nâng cao vị thế
Sau 43 năm chiến tranh kết thúc, hơn 32 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam được hồi phục nhanh chóng. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta có thể tin tưởng vào những mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới. Nếu như trước đổi mới, Việt Nam mới chỉ có quan hệ giao thương với hơn 40 nước thì đến nay đã hợp tác với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ; là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế ASEAN, ASEM, APEC, WTO,... Đặc biệt, năm 2017 là lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã giúp vị thế nước ta được nâng cao hơn trong khu vực với vai trò chủ trì, điều hành những hội nghị với quy mô lớn và có tính chất quan trọng.
Trong không khí cả nước nô nức đón chào kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, không ít người dân Việt Nam trong và ngoài nước bày tỏ niềm hy vọng rằng, thành tựu đạt được trên các lĩnh vực trong thời gian qua sẽ là cơ sở và tiền đề quan trọng để nước ta nhanh chóng“hóa rồng” vươn lên mạnh mẽ, hội nhập toàn diện hơn nữa trong thời kỳ mới. Như Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ Công An) chia sẻ: “Chúng ta đã trưởng thành về mọi mặt, trong đó sức mạnh về kinh tế, sự lan tỏa về ngoại giao đều đã có những dấu ấn, thành tựu đáng kể. Trên Diễn đàn quốc tế, chúng ta từng làm chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có những đóng quan trọng trong sự phát triển chung của thế giới”.
Với những thành quả quý báu đó, chúng ta có quyền tự hào, song không được chủ quan, tự thỏa mãn, “ngủ quên trên chiến thắng”. Đặc biệt, trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang lại nhiều cơ hội đan xen thách thức cho nến kinh tế nước nhà. Mong rằng, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, với tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc, chắc chắn sẽ tạo nên nội lực vô cùng tận cho công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, để vị thế Việt Nam trên trường quốc tế sẽ không ngừng được tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Lê Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 | 10/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Hiệu quả từ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
09:45 | 10/07/2025 Tin tức

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 | 09/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Bà Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
13:56 | 09/07/2025 Tin tức

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 | 08/07/2025 Tin tức

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 | 08/07/2025 Tin tức
Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 | 08/07/2025 Tin tức

Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh
08:47 | 08/07/2025 Tin tức

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội
08:41 | 08/07/2025 Tin tức

Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế
08:32 | 08/07/2025 Tin tức

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7
09:18 | 07/07/2025 Tin tức

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 | 02/07/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề