Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 36°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 35°C Thừa Thiên Huế

Người Việt Nam ở nước ngoài tri ân công đức tổ tiên

LNV - Năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) vào ngày 29/4/2023 dương lịch. Theo thông tin từ tỉnh Phú Thọ, sau 3 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Quý Mão được tổ chức gắn với Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 với nhiều điểm mới, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng đất Tổ; đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương và nhân dân cả nước trực tiếp tổ chức các hoạt động thiết thực hướng về nguồn cội, tri ân công đức Tổ tiên. Hướng tới ngày Lễ, Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của ông Mai Phan Dũng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN):


Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba


Từ bao đời nay, thờ cúng tổ tiên đã trở thành tập tục truyền thống, có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - biểu hiện cao nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - là kết tinh của văn hóa dân tộc, được trao truyền và phát huy qua nhiều thế hệ, quy tụ muôn triệu trái tim con Lạc cháu Hồng khắp năm châu về thành kính dâng hương bái Tổ, tri ân công đức tiền nhân mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Sức mạnh cội nguồn quy tụ đồng bào khắp năm châu

Bất cứ dân tộc nào, cá nhân nào đều có nguồn cội và có hình thức để bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đối với nguồn cội của mình. Ở Việt Nam ta, tất cả mọi người cùng thờ chung Thủy Tổ Hùng Vương. Với ý nghĩa và giá trị độc đáo của mình, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 6/12/2012.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất phát từ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức các bậc khai quốc, đã tạo lập và xây dựng nên dân tộc ta, đất nước ta. Sâu sa hơn, xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là sức mạnh quy tụ sự đoàn kết của đồng bào ta khắp năm châu đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Chả thế mà lịch sử dân tộc đã ghi nhận, vượt qua thời gian, vượt lên trên các thể chế chính trị, các Vua Hùng được cả Nhân dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự.

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, giữa bộn bề công việc cấp bách chống thù trong giặc ngoài, củng cố chính quyền non trẻ, năm 1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh công nhận ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch hàng năm là ngày lễ chính thức của dân tộc và cho phép viên chức Nhà nước được nghỉ lễ, hưởng nguyên lương…

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định: “Từ lòng biết ơn đến tôn kính các thế hệ tiền nhân và tổ tiên, gia đình, dòng họ, dân tộc ta đã phát triển hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần ấy thành một đạo lý và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, là tín ngưỡng thờ một tổ tiên chung của toàn dân tộc: các Vua Hùng”. Là người Việt Nam, dù sinh sống, lao động và học tập ở bất cứ nơi đâu, trong nước hay ngoài nước, thì vẫn giữ lối sống trọng tình, thờ cúng Tổ tiên luôn được coi là việc đặc biệt hệ trọng trong đời sống, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Vua Hùng là tổ tiên chung của cộng đồng quốc gia, dân tộc và ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ chung của đồng bào Việt Nam khắp năm châu. Vào dịp này, kiều bào ta ở nhiều quốc gia trên thế giới như Séc, Đức, Nga, Ba Lan, Hungary, Thái Lan, Lào, Nhật, Úc, Mỹ, Canada…, dù quy mô hay đơn giản, đều tiến hành tổ chức nghi lễ bái vọng các Vua Hùng, thành tâm hướng về Tổ tiên nguồn cội.

Hàng năm, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) – Bộ Ngoại giao cũng đều tổ chức cho Đoàn đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) và hỗ trợ cộng đồng NVNONN tổ chức các hoạt động tri ân công đức các Vua Hùng tại các nước trên thế giới. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW ngày 21/8/2021 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 169 ngày 31/12/2021 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác NVNONN giai đoạn 2021 - 2026, góp phần thực hiện nhiệm vụ đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ NVNONN giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Thiết thực tri ân công đức tổ tiên

Để thiết thực tri ân công đức tổ tiên, thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, góp phần gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, mỗi con Lạc cháu Hồng dù ở xa Tổ quốc vẫn luôn nghiêm cẩn khắc ghi lời dạy về tình đất nước, nghĩa đồng bào, đoàn kết một lòng đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng, bảo vệ vững chắc cơ nghiệp tiền nhân đã tạo dựng như lời Hồ Chủ tịch đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã có những đóng góp quý giá cho Tổ quốc. Từ xây dựng cơ sở, tích cực tham gia phong trào Việt kiều yêu nước hỗ trợ cho cách mạng trong nước thời kì đầu Cách mạng non trẻ; đến đóng sức người, sức của, hết lòng ủng hộ cách mạng sau năm 1945; vận động nhân dân và chính giới các nước, hình thành mặt trận nhân dân tiến bộ trên khắp thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam khi đất nước bị chia cắt; cho đến tình nguyện hồi hương, đem kiến thức và của cải của mình trở về nước trực tiếp tham gia xây dựng Tổ quốc khi đất nước đã quy về một mối..., đồng bào ta ở nước ngoài đã thực sự là một lực lượng to lớn đóng góp cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đồng bào ta ở nước ngoài cũng luôn hòa cùng dòng chảy của khối đại đoàn kết dân tộc, tiếp tục tham gia đóng góp thiết thực cho Tổ quốc.

Trong 20 năm qua, cộng đồng NVNONN ngày càng lớn mạnh về số lượng và mở rộng hơn về địa bàn. Từ 2,7 triệu người năm 2003, hiện đã tăng lên khoảng hơn 5,3 triệu người sinh sống, học tập, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là các nước phát triển. Đáng chú ý, thành phần cộng đồng ngày càng đa dạng, trong đó số lượng du học sinh, lao động xuất khẩu, người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài có xu hướng tăng. Địa vị pháp lý, điều kiện kinh tế, vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng NVNONN trong xã hội sở tại ngày càng nâng cao.

Kiều bào ngày càng gắn bó với quê hương, trở thành nguồn lực quan trọng, đóng góp tích cực cho đất nước. Tính đến tháng 6/2022, có 376 dự án của kiều bào đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỉ USD và hàng ngàn doanh nghiệp có vốn góp của kiều bào. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mang tầm cỡ khu vực do những doanh nhân kiều bào về nước thành lập, điều hành đã góp phần tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2022, lượng kiều hối về Việt Nam gần 19 tỷ USD, đưa tổng lượng kiều hối từ năm 2003 - 2022 đạt khoảng 206 tỉ USD, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.

Nhiều sáng kiến tập hợp, kết nối chuyên gia, trí thức người Việt tại các địa bàn đóng góp cho những vấn đề phát triển đất nước được đề xuất và triển khai. Ngoài ra, kiều bào còn đóng góp tích cực vào quá trình vận động chính quyền các nước ký kết các hiệp định thương mại với Việt Nam, đóng góp vào việc bảo vệ an ninh Tổ quốc từ sớm, từ xa…

Kiều bào cũng luôn đồng hành và sẵn sàng ủng hộ trong nước khi đất nước khó khăn. Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, bà con đã quyên góp hơn 80 tỉ đồng tiền mặt và nhiều vật phẩm y tế trị giá hàng chục triệu USD hỗ trợ công tác phòng chống dịch trong nước. Bà con còn phối hợp với các CQĐD Việt Nam ở nước ngoài triển khai ngoại giao vắc-xin, vận động các nước sở tại hỗ trợ vắc-xin, vật phẩm y tế cho Việt Nam.

Cứ mỗi dịp Giỗ Tổ về, lại gợi nhớ cho chúng ta về truyền thuyết bọc trăm trứng của Quốc Mẫu Âu Cơ, để thêm thấm thía về hai chữ “đồng bào” bắt nguồn từ huyền thoại đó. Niềm tự hào về nguồn cội của người Việt khắp năm châu - khi có lẽ trên thế giới chỉ duy nhất đất nước chúng ta gọi Nhân dân bằng hai tiếng thân thương “đồng bào” - cũng chính là điểm tựa, là nguồn sức mạnh to lớn cho đồng bào ta ở nước ngoài khẳng định các giá trị văn hóa - con người Việt Nam trên trường quốc tế./.

Mai Phan Dũng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN



Tin liên quan

Tin mới hơn

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.

Tin khác

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

LNV - Ngày 31/3/2024, được sự đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), Đảng ủy, UBND xã và nhân dân thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

LNV - Chiều ngày 01/04/2024, UBND quận Bắc Từ Liêm long trọng tổ chức tổng kết các cuộc thi: Sáng tác ca khúc; sáng tác thơ ca; sáng tác tranh cổ động, mẫu trang trí trực quan chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm.
Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

LNV - Vùng đất Ba Chẽ có 14 thành phần DTTS cùng sinh sống đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng biên viễn. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở Ba Chẽ đã tạo nên nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống để phát triển du lịch.
Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

LNV - Mỗi độ xuân sang, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên bắt đầu len lỏi qua những tán cây rừng, Tây Bắc lại khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa ban. Loài hoa đặc trưng của núi rừng này từ lâu đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đầy sức sống của mảnh đất Điện Biên anh hùng. Hoa Ban là món quà vô giá của mùa xuân
Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

LNV - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

LNV - Tối ngày 23/03/2024, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức, TP. HCM) Trung tâm Văn hoá TP. Thủ Đức đã tổ chức lễ mắt sân khấu ngoài trời và đêm nhạc “Night of Dances” hoành tráng, thu hút nhiều người dân và du khách tham quan.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

LNV - Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Ba Vì và Đảng ủy, UBND xã Tản Lĩnh, sáng 14/3/2024 UBND xã Tản Lĩnh tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Chi Hội Luật gia xã Tản Lĩnh trực thuộc Hội Luật gia huyện Ba Vì.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

LNV- Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Hải Phòng, (Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia) được tổ chức thường niên hàng năm, năm 2024 thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ hội vào các ngày từ 16 đến 18/3 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Giáp Thìn) tại đền Nghè (di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia) - Đình An Biên (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) và quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân). Hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương đã về tham dự lễ hội.
Du lịch Hà Nội chào 2024 -  Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

Du lịch Hà Nội chào 2024 - Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

LNV - Tối 9/3, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024”, công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân với chủ đề “Sắc hương Tây Hồ” tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn). Chương trình có nhiều hoạt động đặc sắc, đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật mang tính sử thi và màn trình diễn ánh sáng công nghệ laser mapping.
Hội luật gia Hà Nội - Triển khai công tác thi đua năm 2024

Hội luật gia Hà Nội - Triển khai công tác thi đua năm 2024

LNV - Thực hiện kế hoạch số 01/KH-HLGHN ngày/02/01/2024 của Hội Luật gia TP Hà Nội. Sáng 08/3/ 2024, Cụm thi đua số 02 HLG TP Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng và ký kết giao ước thi đua công tác Hội Luật gia năm 2024 tại UBND huyện Ba Vì, Hà Nội.
Phát triển du lịch Trà Ôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề

Phát triển du lịch Trà Ôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề

LNV - Trà Ôn là một huyện vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 40 km, nằm cặp sông Hậu, có Quốc lộ 54 đi qua Trà Vinh, cách Cần Thơ 17 km, trải dài theo sông Măng Thít, đồng thời huyện cũng nằm trên thủy lộ quốc gia huyết mạch giữa đồng bằng nối với Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Huyện có hệ thống sông rạch ngang dọc chằng chịt phủ khắp địa bàn, là nguồn cung cấp nước ngọt thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Trong xanh những mảnh "gương làng"

Trong xanh những mảnh "gương làng"

LNV - Bước ra ngoại thành, nơi những vùng quê yên ả, ao hồ luôn được ví như những mảnh “gương làng”. Gương phản chiếu cuộc sống của cộng đồng. Là nơi xưa kia các mẹ các chị lấy nước. Là nơi lấp lánh ánh vàng, ánh bạc những đêm trăng...
Ấn Rồng dát vàng độc đáo của làng nghề Bát Tràng

Ấn Rồng dát vàng độc đáo của làng nghề Bát Tràng

LNV - Lấy cảm hứng từ chiếc ấn Hoàng đế chi bảo vừa được đưa thành công từ Pháp về Việt Nam, các nghệ nhân tại làng Bát Tràng đã phóng tác, tạo nên những chiếc ấn Rồng dát vàng độc đáo
Triển lãm ảnh "Mẹ yêu con"

Triển lãm ảnh "Mẹ yêu con"

LNV - Hướng tới Kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024) và Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3; Chiều ngày 1/3/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Nhiếp ảnh gia Lê Bích tổ chức Lễ khai mạc và trao tặng bộ ảnh triển lãm “Mẹ yêu con” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

LNV - Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 - 20/4 tới đây.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế h
Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

LNV - Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên và xã Thạch Hải tổ chức ra quân vệ sinh môi trường bờ biển Thạch Hải với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên thanh niên.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động