Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 36°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Người giữ lửa làng nghề làm đàn truyền thống Đào Xá

LNV - Nghệ nhân Đào Văn Soạn là điển hình cho tấm lòng thiết tha với âm nhạc dân tộc, ông chỉ mong tiếp lửa thêm cho thế hệ trẻ về kỹ năng làm đàn và tình yêu với cây đàn để âm nhạc dân tộc thêm khởi sắc.


Một góc làm đàn của nghệ nhân Đào Văn Soạn. (Ảnh: Thu Hoài/Vietnam+)

Giữa một vùng quê thanh bình tại xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa , Hà Nội, tiếng đẽo, tiếng dùi lâu lâu lại vang lên nghe vừa thân thương, vừa mộc mạc. Đó là những âm thanh được phát ra từ làng Đào Xá, nơi nổi danh với nghề làm đàn suốt nhiều thế kỷ.

Hơn hai giờ đồng hồ chạy xe từ trung tâm thành phố vào đến đường làng, chúng tôi cũng tìm đến được nhà nghệ nhân Đào Văn Soạn, người giữ lửa truyền thống nghề làm đàn của làng Đào Xá.

Thăng trầm làng nghề

Nghề làm đàn ở Ứng Hòa (Hà Nội) có lịch sử hơn 200 năm tuổi, bắt đầu từ cụ Đào Xuân Lan, sau được truyền lại cho các thế hệ con cháu. Từ đó, hễ cứ nhắc tới làm đàn là người ta nghĩ ngay tới làng Đào Xá.

Tại thời điểm ấy, người làng Đào Xá còn mang nghề làm đàn đi ra nhiều vùng miền khác của đất nước, từ Bắc vào Nam. Hiện nay ở đây có hầu hết các loại nhạc cụ âm nhạc truyền thống như đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn cò,...

Nghệ nhân Đào Văn Soạn cho biết: “Kể cả xưởng nhạc cụ Quốc dân ở Thanh Hóa cũng là người làng này, đi xa hơn nữa khi người làng này đi di cư, thì Hồ Thị Ngà, Lê Thị Hồng Gấm, các xưởng nhạc cụ đó cũng là của người làng này. Từ Nam Định, Thanh Hóa đến đất Sài Gòn cũng là người làng này hết.”

Hiện nay ở làng Đào Xá vẫn có nhà thờ tổ nghề làm đàn. Hàng năm vào ngày giỗ tổ, dân làng nghề lại đến đây dâng lễ, tưởng nhớ người đã có công gây dựng cơ nghiệp làng nghề.

Tuy nhiên, cũng có một thời gian nghề làm đàn bị chững lại. Đó là do các giai đoạn của chiến tranh và theo mạch lịch sử của đất nước. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nghề làm đàn phát triển mạnh.

Sau khi giải phóng miền Nam xong, thì nghề này gần như là không còn nữa. Nguyên nhân do sản xuất ra không có người tiêu dùng, cũng không có người tiếp nối.

Chế tạo nhạc cụ dân tộc đòi hỏi sự kiên trì

Theo nghệ nhân Đào Văn Soạn, để chế tạo được cây đàn tốt, khó nhất là việc tìm và chọn nguyên liệu. “Theo quan niệm xưa “Thành trắc mặt vông” cho nên gỗ tốt nhất nên là gỗ trắc, gỗ ngô đồng. Đặc biệt, gỗ phải để khoảng 2 năm cho đủ khô mới đưa vào sử dụng được. Không chỉ gỗ, nhiều loại đàn cần phải dùng da trăn để chế tạo. Do đó, để làm ra một cây đàn tốn khá nhiều thời gian và công sức,” ông Soạn chia sẻ.

Những người làm nghề chỉ dựa từ kỹ thuật thẩm âm do thế hệ trước truyền lại, rồi từ đó làm ra những loại đàn với nhiều âm sắc khác nhau. Việc làm đàn là một loại của nghề mộc, đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ trong từng bước, từng công đoạn. Mỗi cây đàn trung bình mất từ 2-3 ngày để hoàn thiện, có khi lâu hơn.

Tuy nhiên, để làm ra được một cây đàn như thế, người thợ phải trải qua nhiều năm học nghề khá vất vả. Vậy nên không phải ai cũng có đủ kiên trì để theo nghề này. Ông Soạn cho biết thêm: “Thực tế bây giờ, đất làng nghề thật nhưng mà thanh niên bây giờ lại không thích nghề này mấy. Phải là người thực sự kiên trì và yêu nghề mới làm được chứ nếu có tài năng nhưng nóng vội thì cũng không phù hợp.”

Trăn trở với tương lai của nghề làm đàn truyền thống

Đã có một thời gian, nghề làm đàn ở Đào Xá bị mai một do không có người tiêu dùng cũng như không có người để truyền nối. Lớp trẻ hiện nay thường thích tìm tới những công việc đơn giản, nhẹ nhàng hoặc nơi làm việc hiện đại hơn là quay trở lại với những nghề của ông cha.


Nhiều bạn trẻ yêu thích nhạc cụ dân tộc thường xuyên đến thăm xưởng làm đàn của nghệ nhân Đào Văn Soạn.
(Ảnh: Thu Hoài/Vietnam+)

Cho đến những năm 90, khi nhà nước khôi phục lại làng nghề truyền thống, thì nghề này mới được đánh thức trở lại.

“Lớp trẻ bây giờ không thích nghề này nhiều vì nó đòi hỏi tương đối khắt khe về mỹ thuật, kỹ thuật, học nghề ít ra là phải hai năm mới ra làm nghề được, mà hai năm nhiều khi lớp trẻ hay sốt ruột lắm. Trước đây có một cụ ở Hà Nội cũng làm đàn, nhưng ông ấy mới mất cách đây mấy năm rồi, nên bây giờ chỉ còn đúng mỗi tôi là lứa tuổi cao nhất, giữ nghề cho đến bây giờ. Nam nay tôi cũng gần 80 rồi, chỉ mong giới trẻ quan tâm nhiều hơn để làng nghề không bị mai một” - ông Soạn bộc bạch.

Chị Phương Mai (21 tuổi) chia sẻ: “Tôi yêu thích nhạc cụ dân tộc nên thường đến đây để tham quan và tận mắt ngắm đàn của làng Đào Xá. Mỗi lần đến đây vừa được xem nghệ nhân làm đàn, vừa được thưởng thức âm nhạc, cảm giác rất yên bình. Âm nhạc và cảnh làng quê thực sự rất tuyệt vời. Là một người trẻ, tôi cũng mong muốn nhiều người biết đến hơn về nhạc cụ truyền thống ở làng Đào Xá.”

Nghề làm đàn không chỉ góp phần lưu giữ nét đẹp làng nghề truyền thống, mà còn mang âm nhạc dân tộc đến gần hơn với các thế hệ sau. Những giai điệu ca trù, hát văn, cải lương... từ đàn đáy, đàn nguyệt, đàn gáo... không phải đi đâu cũng có thể thưởng thức được. Tuy vậy, để có được đam mê và đi theo con đường làm nghề không phải là điều dễ dàng.

Xưa nay nghề làm đàn ở Đào Xá vốn là nghề cầm tay, chỉ việc. Chính vì thế, nghệ nhân Đào Văn Soạn luôn ủng hộ và giúp đỡ cho nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đến đây học nghề.

“Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ, tôi sẵn sàng dạy làm đàn miễn phí, chỉ cần đến đây học thôi, căn bản là có đam mê hay không, để còn giữ lấy cái nền âm nhạc truyền thống của dân tộc ta" - nghệ nhân Đào Văn Soạn trăn trở.

Nghệ nhân Đào Văn Soạn hiện là Nghệ nhân dân gian Quốc gia và là Nghệ nhân Ưu tú của Thành phố Hà Nội. Đó là kết quả của quá trình nỗ lực không để nghề truyền thống bị mai một, góp phần đưa nhạc cụ dân tộc lan tỏa ra trong nước và thế giới. Hiện nay, ông đang truyền nghề lại cho con trai, con rể và một số thanh niên theo học ở xưởng.

Nghệ nhân Đào Văn Soạn là điển hình cho tấm lòng thiết tha với âm nhạc dân tộc, với truyền thống đẹp đẽ của cha ông. Những người giữ lửa cho làng nghề làm đàn Đào Xá như ông chỉ mong tiếp lửa thêm cho thế hệ trẻ hôm nay thật nhiều kỹ năng làm đàn và tình yêu đối với cây đàn để âm nhạc dân tộc Việt Nam càng thêm khởi sắc.

Theo Việt Nam Plus

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hành trình của chiếc chiếu hoa

Hành trình của chiếc chiếu hoa

LNV - Bình Định là miền đất thượng võ, giàu truyền thống văn hóa và cũng là địa phương có nhiều làng nghề với những sản phẩm thủ công nức tiếng gần xa. Nổi bật nhất là những chiếc chiếu cói Hoài Nhơn óng mượt, dẻo dai, màu sắc tươi thắm. Cầm chiếc chiếu trên tay mới hiểu vì sao sản phẩm này được ưa chuộng rộng rãi, chinh phục khách hàng trong nước và cả khách hàng quốc tế.
Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

LNV - Có lịch sử gần 40 năm phát triển nhưng nghề làm bún truyền thống ở Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) không còn nhiều người làm như trước, anh Trần Hải là một trong số ít những người còn giữ được hương vị bún xưa.
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc hình thành, gắn với đời sống người dân địa phương từ năm 2003. UBND thị xã Hoài Nhơn đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh Bình Định, Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh xem xét, quyết định công nhận làng nghề.
Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

LNV - Trang phục truyền thống của người Hrê, Ba Na là sự kết tinh văn hoá trong môi trường tự nhiên, xã hội riêng biệt, mang nét đẹp của sự hồn nhiên, thanh khiết như đất, như nước, như núi rừng.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

LNV - Nhiều chiếc thuyền cá sau khi khai thác xong đưa vào bờ, bị vùi lấp dưới bùn cát trên dọc tuyến bờ biển từ nam ra bắc từ vài chục đến gần trăm năm tưởng đã bị lãng quên, nhưng qua bàn tay của nghệ nhân Hà Quốc Hưng (50 tuổi) và nghệ nhân Trần Văn Hoá (59 tuổi) ở Hải phòng đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Tin khác

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

LNV - Không sở hữu nghệ thuật tinh xảo, sản phẩm cầu kỳ, có màu sắc rực rỡ nhưng nghề gốm ở làng Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn phát triển qua hàng trăm năm, mang trong mình nét đẹp mộc mạc và giản dị của miền quê nơi đây.
Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện có hàng trăm làng nghề, trong đó có gần 60 làng nghề được công nhận danh hiệu cấp tỉnh. Tại đây, sản phẩm của các làng nghề được xem là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm nét văn hóa đặc trưng, đồng thời còn là nguồn sinh kế cho người dân địa phương
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Mới đây, nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

LNV - Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc và Làng nghề dệt chiếu cói Công Thạnh, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn đang thực hiện công tác bảo tồn và phát triển hai làng nghề này.
Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

LNV - Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời, tồn tại hơn 1.000 năm. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam.
Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

LNV - Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa. Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo.
Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

LNV - Nghề chằm nón lá xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của Nhân dân xã An Ninh Tây (Đức Hòa, Long An). Đây cũng là nghề truyền thống tạo việc làm cho người dân những lúc nông nhàn dỗi.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

LNV - Nghề đan thúng chai Phú Mỹ được hình thành hàng thế kỷ qua ở thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) từ nghiệp đi biển của người dân nơi đây. Đây là nghề không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn gắn bó, tạo nên một nếp sống của người dân Phú Mỹ.
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Thuận: Công nhận xã Đông Tiến và Tân Lập đạt chuẩn Nông thôn mới

Bình Thuận: Công nhận xã Đông Tiến và Tân Lập đạt chuẩn Nông thôn mới

LNV - Ngày 19-03, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định số 627 /QĐ-UBND công nhận xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc và xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) và 5 xã gồm xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, và xã Đức Hạnh, xã Đông Hà, xã Mê Pu, xã Tân Hà, huyện Đức Linh đạt chuẩn NTM nâng cao.
Bình Định: Thủ phủ nông sản Hoài Ân rộn ràng Ngày hội nông sản

Bình Định: Thủ phủ nông sản Hoài Ân rộn ràng Ngày hội nông sản

LNV - Trong những năm qua, huyện Hoài Ân tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối, cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Phát huy thành quả mang lại sau Ngày hội nông sản lần thứ nhất, Ngày Hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ hai được tổ chức quy mô lớn hơn, nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương

Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương

LNV - Nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng cũng như sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố, sở Công thương cùng các cấp, các ngành của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm kết nối, quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp đến các địa phương trên cả nước và mở rộng ra các thị trường ngoài nước. Ngoài ra, thành phố cũng kêu gọi đầu tư, cải thiện các kênh thương mại chợ đầu mối và chợ truyền thống; đồng thời, phát triển mới các kênh thương mại điện tử để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân cả nước đối với nông sản có nguồn gốc từ thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.
Nghệ An: Khuyến công góp phần nâng cao vị thế của công nghiệp nông thôn

Nghệ An: Khuyến công góp phần nâng cao vị thế của công nghiệp nông thôn

LNV - Hoạt động Khuyến công của tỉnh Nghệ An tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp nông thôn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Hội nghị khuyến công các tỉnh thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

LNV - Ngày 16/5, tại Hà Nội, Cục Công Thương Địa phương - Bộ Công thương tổ chức Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII-năm 2024. Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động