Nghệ An: Dân “khát nước” bên trạm bơm tiền tỉ đắp chiếu
Chúng tôi đến xã Hồng Sơn để tìm hiểu về vấn đề này thì có nhiều bà con nông dân kéo đến phản ánh thực trạng thiếu nước nhiều năm qua. Ông Nguyễn Đức Lợi xóm 5 bức xúc: Đã hơn 6 năm qua, người dân chúng tôi không có nước sản xuất và sinh hoạt. Nhà tôi có 8 sào ruộng, mất công gieo trồng nhưng rồi cũng cháy khô vì thiếu nước đành phải bỏ hoang. Thiếu nước khổ lắm các chú ạ. Dân chúng tôi sống chủ yếu làm ruộng, mà ruộng không có nước thì đói cả làng các chú ạ.
Chỉ cánh đồng khô hạn, nay trở thành bãi chăn thả trâu bò chị Phan thị Hồng, nhà ở đầu làng rơm rớm nước mắt: Nhà tui có 7 sào ruộng cũng chẳng trồng được gì cả. Không có ruộng thì thiếu đói, nên con cái phải nghỉ học đi tha hương kiếm ăn. Vả lại nước sinh hoạt cũng khan hiếm. chỉ vào mùa mưa vùng này mới đủ nước sinh hoạt, các mùa khác cả làng khan hiếm nước. Cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn lên hết.
Vì xót xa cho diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang vì thiếu nước nên hàng chục hộ dân của xóm 5 và xóm 4 xã Hồng Sơn đã chuyển sang trồng keo và trồng tràm.
Công trình trạm bơm tiền tỉ đắp chiếu.
Ông Tạ Hữu Tam, xóm trưởng xóm 5, tâm sự: Trước đây xóm chúng tôi và các xóm xung quanh không thiếu nước như bây giờ. Năm 1968, xã đã có trạm bơm (bơm dầu) cồn rỏi, lấy nước từ đập bỉ của khe thung mây đủ cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của bà con. Vì qua thời gian trạm bơm xuống cấp nên năm 2014, xã đã xin phép chính quyền các cấp xây dựng trạm bơm mới cồn rỏi. Bà con chúng tôi vô cùng phấn khởi, nhưng trạm bơm thi công gần xong thì tự nhiên ngừng, làm cho nhiều năm qua dân làng chúng tôi vô cùng khốn đốn. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên xã nhưng cũng chẳng có động tĩnh gì. Nhìn khe thung mây và đập bỉ đầy nước bên cạnh mà dân chúng tôi khát nước thấy thật nghịch lý, đau xót vô cùng.
Còn ông Trương Đình Sáu, xóm trưởng, xóm 4 cho biết.: “Không hiểu vì sao dự án trạm bơm bỏ dở chừng, trong khi người dân đang rất cần nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các cuộc hợp cử tri nói rất nhiều về dự án này nhưng đâu vẫn vào đấy. Rất lạ”.
Trạm bơm “đắp chiếu”?
Giải thích về vấn đề này ông Nguyễn Trọng Tuấn - Chủ tịch UBND xã cho biết: Dự án trạm bơm Cồn Rỏi nằm tại xóm 5 xã Hồng Sơn đã được cấp trên phê duyệt với số kinh phí đầu tư là 7.175 000 000 đ. (Bảy tỉ một trăm bảy mươi lăm triệu đồng). Dự án trạm bơm này được Công ty TNHH Việt Hà có trụ sở đóng ở xã Vân Sơn, Đô Lương thi công, UBND xã Hồng Sơn làm chủ đầu tư. Trạm bơm hoàn thành sẽ đáp ứng tươi tiêu cho 165ha đất sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất góp phần phát triển kinh tế- xã hội của xã Hồng Sơn. Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 01/2014. Theo ông Tuấn, công ty Việt Hà thi công được hơn 2/3 thì ngừng. Lý do thi công dang dở là do ngân sách của địa phương gặp khó khăn trong khi xin nguồn là rất khó. Hiện mới giải ngân được hơn 3 tỉ đồng trong khi tổng dự án này là 7.175 tỷ đồng.
Ông Tuấn khẳng định, đây là công trình mà cán bộ và nhân dân trên địa bàn rất mong mỏi, nhiều lần xã chỉ đạo cần có giải pháp nhanh chóng hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. “Việc dự án này chậm tiến độ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và cuộc sống của bà con. các cuộc họp cử tri người dân cũng phản ánh rất gay gắt về dự án này. Năm nào chúng tôi cũng lập tờ trình xin huyện cho kinh phí nhưng chưa được phê duyệt. Chính quyền xã chúng tôi cũng rất đau đầu về vấn đề này nhưng lực bất tòng tâm”, ông Nguyễn Trọng Tuấn phân trần.
“Quả bóng” trách nhiệm?
Chúng tôi liên hệ với ông Hoàng Văn Hiệp - Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương để trao đổi về thực trạng trên qua điện thoại thì ông Hiệp nói rằng: “Trạm bơm đó do xã làm chủ đầu tư, các anh về xã mà hỏi. Việc này tôi không biết và không liên quan”.
Chúng tôi tiếp tục tìm gặp ông Phùng Thành Vinh - Chủ tịch UBND huyện Đô Lương hỏi để về trách nhiệm của chính huyền huyện như thế nào thì ông Vinh nói: Các anh gặp anh Hồng - Chánh văn phòng UBND huyện hoặc chị Quang người phát ngôn của chính quyền huyện Đô Lương để hỏi. Hiện tôi phải bận đi trao quà…”.
“Quả bóng” trách nhiệm được ông Hiệp và ông Vinh đá sang cho ông Hồng và bà Quang. Chúng tôi trực tiếp gặp ông Nguyễn Đăng Hồng - Chánh văn phòng HĐND và UBND huyện Đô Lương chất vấn về việc để hàng chục ha đất bỏ hoang vì thiếu nước tại xã Hồng Sơn thì ông Hồng lại thoái thác rằng: “Tôi là người kết nối thôi, việc đó tôi không biết. Tôi sẽ kết nối các anh đến với chị Nguyễn Thị Anh Quang - Phó chủ tịch huyện, phụ trách văn xã là người phát ngôn của huyện”.
Chúng tôi lại đem vấn đề đó hỏi bà Nguyễn Thị Anh Quang. Bà Quang trả lời rằng, các anh thông cảm việc đó tôi cũng không biết. Các anh nên hỏi anh Phó chủ tịch hiện thì hơn. Chỉ khi nào các anh đi kiểm tra, có báo cáo tôi mới thông tin cho các anh được.
Vậy là quả bóng trách nhiệm được các vị lãnh đạo chính quyền huyện Đô Lương đá sang cho nhau, né tránh trả lời, không ai dám đứng ra chịu trách nhiệm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện ở huyện Đô Lương có một số công trình xây đầu tư hàng chục tỉ nhưng hiện tại chưa thiết thực... Tại sao cái trạm bơm có mấy tỉ đồng ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân mà 6 năm qua chính quyền địa phương không để ý? Phải chăng sự quản lý lỏng lẻo, yếu kém và thờ ơ của chính quyền từ huyện đến xã đã để cho hàng chục ha ruộng lúa bị bỏ hoang, dân thiếu nước sinh hoạt làm cho cuộc sống của họ bị đảo lộn.
Để công trình sớm đi vào hoạt động, đề nghị chính quyền huyện Đô Lương cần nhanh chóng kiểm tra đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt và nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây.
Bài và ảnh Tiến Dũng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 | 14/11/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 | 03/10/2024 Bạn đọc và tòa soạn
VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh
15:00 | 13/09/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá
10:11 | 06/03/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra
10:30 | 04/10/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng
10:41 | 14/09/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Tin khác
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”
16:34 | 04/05/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc
11:31 | 29/04/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
13:46 | 09/03/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023
09:38 | 21/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023
10:35 | 16/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
15:43 | 07/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?
15:30 | 31/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Xuân biên cương
10:33 | 17/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?
14:56 | 10/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn
14:17 | 29/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023
14:11 | 26/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề
15:43 | 19/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023
15:01 | 18/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản
14:34 | 16/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023
14:54 | 26/10/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân