Ngày Lễ Vu Lan: Nguyên nhân tục đốt vàng mã
Trải qua chiều dài của lịch sử, khi có người chết người ta nặn đất sét hay lấy tre, gỗ làm các dụng cụ, đồ vật chôn theo người chết với quan niệm, linh hồn ở âm phủ có đồ dùng. Về sau, khi vua, quan chết người ta còn chôn theo vợ con, tùy tùng, đồ vật yêu quý để hầu hạ người chết, gọi là tục tuẫn táng.
Đến thời nhà Hán, nhận thấy việc làm này rất dã man, vô nhân đạo và nhiều khi chôn theo cả những người tài giỏi, đức độ nên bỏ tục tuẫn táng, thay bằng làm nhà mồ, để vợ con, tôi tớ ra ấp mộ, còn đồ vật thì chôn theo người chết, nhiều nhà mồ, mả còn đục phỗng đá, voi ngựa, bài trí xung quanh. Cùng thời gian này, với việc làm ra giấy, ông Vương Dũ liền chế tác ra vàng bạc, quần áo, đồ dùng .. bằng giấy để cúng lễ rồi đốt đi thay thế cho vàng bạc, đồ dùng thật trong tang ma, tế lễ. Vua Huyền Tôn là người mê thuật quỷ thần nên đã phong cho ông Vương Dũ là quan cai quản việc làm vàng mã để khi nhà vua có việc tế lễ thì dùng. Vi vậy, có thể coi Vương Dũ là ông thủy tổ của nghề làm vàng mã.
Vào thời nhà Đường, vua Đạt Tôn nhân lúc Phật giáo cực thịnh, một vị sư là Đạo Tăng muốn cho dân chúng theo đạo Phật, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã đã tâu với vua rằng: Rằm tháng 7 là ngày của Diêm Vương, âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc cúng lễ gia tiên vào ngày Rằm tháng 7 nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng. Vua Đạt Tôn liền thông chiếu cho thiên hạ, thế là dân chúng được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày Rằm tháng 7 để cúng lễ gia tiên. Nhưng chẳng bao lâu, việc này bị giới tăng sĩ Phật giáo công kích, bài trừ, vì cho rằng tục đốt vàng mã vào ngày lễ trọng của Phật giáo đã làm cho cái lễ ngày Rằm tháng 7 không còn chính nghĩa nữa. Phần đông dân chúng tỉnh ngộ cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã khiến cho những nhà chuyên sống bằng nghề làm vàng mã gần như bị mất việc, nhất là Vương Luân, dòng dõi con cháu của Vương Dũ, người đã chế ra đồ vàng mã.
Thấy không còn ai đốt vàng mã nữa, Vương Luân bàn với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục dựng lại nghề làm vàng mã. Dựng một người giả cách ốm mấy hôm rồi chết, tin được loan ra, còn cái xác giả kia lập tức được khâm liệm vào quan tài đã để một lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Trong khi hàng xóm đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông đem hàng ngàn thứ đồ hàng mã trong đó có cả hình nhân thế mạng ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Khi mọi người đang xuýt xoa cúng khấn, bỗng nhiên trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung lên. Bấy giờ Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài, kẻ giả chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau mới bước từ quan tài ra với một điệu bộ như người chết đi sống lại. Rồi thuật lại chuyện cho mọi người rằng: Các thánh thần trong Tam, Tứ Phủ vừa nhận được hình nhân thế mạng cho rồi, với tiền bạc và đồ hàng mã nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế. Dân chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thể thế mạng được và thánh thần trong Tam phủ, Tứ Phủ cũng ăn lễ đồ hàng mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm tuổi thọ. Từ đấy, nghề làm vàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng, vì cho rằng, không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã, mà ngay cả Thiên địa quỷ thần trong Tam Phủ, Tứ Phủ cũng phải tiêu dùng vàng mã, vì thế vàng mã lại trở nên đắt hàng.
Việc đốt vàng mã đã có từ thời Đạt Tôn nhà Đường, cách ngày nay trên một nghìn năm, chỉ mang tính chất tượng trưng, an ủi đối với những người đã chết. Đây là một tục lệ không đúng nhưng trải qua thời gian, nhiều người không hiểu rõ căn nguyên nên vẫn đốt vàng mã rồi dần hình thành một tập tục. Trong kinh kệ Phật giáo, cũng không có quy định nào về việc đốt vàng mã trong ngày rằm tháng 7. Nước Đại Việt ta hơn nghìn năm Bắc thuộc đã bị ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán phương Bắc, cũng có cái hay, cái dở, cái đúng, cái sai. Việc đốt vàng mã ngày nay diễn ra ở nhiều nơi, có cả nhiều vật dụng, tiện nghi của thời hiện đại, rất tốn kém và ô nhiễm môi trường, nên chăng không nên đốt vàng mã trong tế lễ và ngày rằm tháng 7. đây là một tục lệ lâu đời, để mọi người cùng nhìn nhận, suy ngẫm và hành động cho phù hợp, giảm bớt việc đốt vàng mã trong những ngày tế lễ, Rằm tháng 7. Làm cho bầu trời văn hóa Phật giáo Việt Nam và đời sống tâm linh của người Việt trở nên trong sáng
và thánh thiện hơn.
Bài, ảnh: Nguyễn Duy Hoàn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa tháng 3
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định
08:58 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:42 | 13/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm
08:49 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ
15:20 | 11/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
14:32 | 10/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”
14:00 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào
09:51 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh
15:45 | 06/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch
14:48 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Áo tơi: Sự khéo léo trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
14:34 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Khi lòng biết ơn đi vào văn hóa truyền thống
11:03 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán – Dấu ấn văn hóa giữa lòng Thủ đô
09:28 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT 2025 – ĐIỂM HẸN VĂN HÓA VÀ THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ TOÀN CẦU
11:35 | 01/03/2025 Tin tức

Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc Ea Tam: “chợ tình” giữa đại ngàn Tây Nguyên
11:33 | 01/03/2025 Tin tức

Quận Liên Chiểu (Đà Nẵng): Hòa Khánh Nam phát triển văn hóa đảm bảo an sinh xã hội
11:32 | 01/03/2025 Tin tức

Khi xuân chạm đất trời
11:31 | 01/03/2025 Tin tức

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









