Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
Võ cổ truyền Bình Định, một phần không thể thiếu trong di sản võ thuật Việt Nam, là cái nôi của võ học chân truyền lâu đời nhất trong lịch sử đất nước. Trải qua hàng thế kỷ, môn võ này phát triển và truyền bá qua các thời kỳ khác nhau.
Trong võ cổ truyền Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung, bài quyền thường được lấy cảm hứng từ các vị thần, anh hùng lịch sử và các yếu tố tự nhiên như động vật, cây cỏ, sông núi. Điều này tạo ra sự đa dạng và phong phú trong các bài quyền, từ những bài quyền phản ánh sức mạnh và vẻ đẹp của vị thần, anh hùng cho đến những bài quyền tái hiện các cử chỉ và hành động của động vật và thiên nhiên.
![]() |
Bài Xà quyền được các võ sư, võ sinh luyện tập tại sân vận động Quy Nhơn |
Có 8 bài quyền nổi tiếng được xem là tinh hoa võ học Việt Nam là Long quyền, Hổ quyền, Phụng quyền, Kê quyền, Xà quyền, Hạc quyền, Hầu quyền và Nhạn quyền. Cấu trúc mỗi bài có tám thế, mỗi thế bao gồm những động tác hoàn toàn khác nhau, nhưng biểu hiện thao tác rõ nét của từng con vật. Các đòn công thủ đều dựa vào nguyên lý âm – dương. Khi xuất đòn đều có cương – nhu tương khắc và biến chuyển luân phiên đối nghịch nhau. Khi thì chủ động công để thủ, khi thi thủ để tạo thế tấn công. Công mạnh, chắc, thủ vững như tản đá xô không động đậy. Khi thì uyển chuyển nhịp nhàng, khi thì dũng mãnh ra đòn liên tục. 8 bài quyền này do 6 võ tướng thời Tây Sơn đúc kết soạn thảo và chép vào quyển “Lục lăng bạo chúa”.
![]() |
Võ sư Nguyễn Thanh Vũ biểu diễn bài Xà quyền |
Xà quyền là một loại hình võ thuật cổ truyền được lấy cảm hứng từ loài rắn. Theo võ sư Minh Tinh cung cấp thì Xà quyền là bài quyền được ghi chép là “Thanh xã đảo mã, tả đạo trung phong. Cường long xuất hải, tấn đã song khai. Ngọc trản ngân đài, hắc ngưu khai giác. Hồi mã tướng quân, chuyển thân nghịch cước” được dịch nghĩa là “Rắn xanh trả ngựa, theo gió quét hướng trái. Rồng giữ ra biển, tiến đánh hai lần. Chén ngọc đài hạc, trâu đen mở sừng. Ngựa về vị tướng, trở mình đá nghịch”.
Rắn là loài vật không có tay chân nên Xà quyền không tận dụng đòn đấm mà sử dụng ức bàn tay và đầu ngón tay. Xà quyền chú trọng nội lực để tung đòn hạ thủ vào yếu huyệt của đối phương. Kỹ thuật Xà quyền hoàn hảo, công thủ toàn diện, đòn công cũng là đòn thủ và ngược lại.
![]() |
Xà quyền là một loại hình võ thuật cổ truyền được lấy cảm hứng từ loài rắn |
Võ sư Nguyễn Thanh Vũ, Phó Chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Bình Định, Chủ tịch Hội Võ thuật TP Quy Nhơn, Chủ nhiệm CLB võ thuật cổ truyền Nguyễn Thanh Vũ, là học trò của võ sư Đinh Văn Tuấn ở thôn An Vinh, xã Bình An, huyện Tây Sơn, nơi nổi tiếng có những lò võ cổ truyền lừng danh đất Bình Định. Nhờ đó mà võ sư Nguyễn Thanh Vũ luyện tập được nhiều bài võ đặc sắc của môn phái An Vinh, võ phái Hương Kiểm Mỹ nổi danh đất Tây Sơn.
Chia sẻ với chúng tôi về bài Xà quyền, võ sư Nguyễn Thanh Vũ cho biết: Xà quyền luyện về cơ và gân, là một trong Tứ hình quyền gồm Hổ quyền, Xà quyền, Hạc quyền và Hầu quyền của võ cổ truyền Bình Định. Phần lớn người học võ ở Bình Định đều phải luyện tập thành thục bài quyền này. Bài Xà quyền giúp cho người học võ luyện tập sự dẻo dai, bền bĩ, tâm tĩnh lặng. Các động tác trong bài Xà quyền rất khó, người học phải mất thời gian luyện tập từ một năm đến ba năm mới thể hiện được hồn cốt, phong thái, khí chất của bài quyền.
![]() |
Xà quyền sử dụng ức bàn tay và đầu ngón tay |
“Tất cả các võ sinh luyện tập thành công được bài Xà quyền mới được xem là vượt qua thử thách trên hành trình luyện võ, học võ. Đây là một thử thách là người học võ phải tự mình rèn luyện để vượt qua, Bởi, bài Xà quyền giúp cơ thể con người có sức khỏe dẻo dai, bền bĩ, điều hòa khí huyết; tu luyện nội tâm trở nên nhẹ nhàng, tinh tế. Sắc thái trên gương mặt cũng như tâm thế phải tĩnh tâm, tập trung cao độ, vì nếu không tĩnh tâm, tâm trạng ức chế, nôn nóng thì không thể luyện tập được bài Xà quyền thành công”, võ sư Nguyễn Thanh Vũ chia sẻ.
Tin liên quan

HĐND tỉnh Bình Định thông qua nghị quyết chủ trương sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai
09:49 | 29/04/2025 Tin tức

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới
14:27 | 28/04/2025 Nông thôn mới
Tin mới hơn

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia
10:19 Nông thôn mới

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang
10:09 Du lịch làng nghề

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4
10:07 Tin tức