Mối quan hệ và vai trò của công nghiệp hỗ trợ đối với phát triển ngành công nghiệp
Trên bình diện quốc gia, quá trình phân công lao động xã hội và phân công lao động trong nội bộ ngành hình thành ngành công nghiệp, đến giai đoạn xã hội hóa sản xuất cao thì phân công lao động trong nội bộ doanh nghiệp tự tách thành các cụm, các nhóm doanh nghiệp đảm nhiệm một hoặc một số công đoạn sản xuất có tính trung gian và sản xuất ra các bán thành phẩm có tính tự chủ, độc lập tương đối về mặt tài chính, tạo ra thị trường, thế và lực, đòi hỏi lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển nhất là khi sản xuất đã đạt đến trình độ tích tụ cao, hình thành công ty mẹ - con vừa là quan hệ kỹ thuật, công nghệ vừa là quan hệ thị trường cho nhau dưới ba dạng: thị trường ruột, thị trường hợp đồng có kỳ hạn và thị trường tự do. Qua phân tích thấy, phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất được thể hiện trong mối liên hệ chặt chẽ của quá trình sản xuất sản phẩm chính thuộc ngành công nghiệp chính và sản phẩm linh phụ kiện trung gian thuộc ngành CNHT. Mối quan hệ giữa bộ phận, sản phẩm chính với những bộ phận chi tiết sản phẩm hỗ trợ là mối liên hệ tất yếu, bền vững, lặp đi lặp lại tạo động lực và quyết định tính hiệu quả trong quá trình sản xuất.
CNHT là một khâu quan trọng trong hệ thống phân công lao động của doanh nghiệp được tách rời ra. Ngày nay hầu hết các nhà sản xuất lớn, nhất là các tập đoàn đa quốc gia đã thay đổi chiến lược quản lý sản xuất. Theo đó, họ chỉ nắm giữ các hoạt động chính, như nghiên cứu và phát triển, lắp ráp tại chỗ hay xúc tiến thương mại; phần gia công cung cấp cục bộ, các công đoạn sản xuất - công việc trước đây nằm trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, được giao cho các công ty vệ tinh. Việc phân chia này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm của họ; thay vì sản xuất tất cả các bộ phận chi tiết, các công đoạn, sản phẩm sẽ được chuyên môn hoá thành từng phần và mỗi ngành, đơn vị chịu trách nhiệm một phần của sản phẩm hoặc một phần công đoạn sản xuất ra sản phẩm đó.
Phân tích chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp, mỗi ngành công nghiệp có thể chia thành ba giai đoạn chính: thượng nguồn gồm các công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính; trung nguồn gồm tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường; hạ nguồn gồm công đoạn lắp ráp, gia công. Rất ít doanh nghiệp bao trọn cấu trúc của một ngành công nghiệp, vì các khâu đều được phân công theo các mối quan hệ kinh tế gắn kết với nhau. Doanh nghiệp nào có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao thường có xu hướng di chuyển lên phía thượng nguồn của chuỗi giá trị. Các doanh nghiệp không có lợi thế bằng sẽ tham gia vào phần hạ nguồn của chuỗi giá trị bằng những “liên kết phía sau”.
Trong chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp, sự tách rời một bộ phận sản xuất của ngành công nghiệp thành CNHT tạo điều kiện để ngành này phục vụ được nhiều loại doanh nghiệp khác nhau; giúp các doanh nghiệp không phải thực hiện mọi khâu trong quá trình sản xuất; các nhà lắp ráp hay sản xuất sản phẩm cuối cùng không phải lo nhập khẩu hoặc sản xuất các yếu tố hỗ trợ cấu thành sản phẩm chính mà họ có thể mua ngay trong nước. Phát triển và hoàn thiện của CNHT đòi hỏi các doanh nghiệp này phải phù hợp với yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật theo các tiêu chuẩn quốc tế mà các công ty mẹ đại diện thì nó mới có thể tồn tại như một vệ tinh của tập đoàn sản xuất lớn.
Trong mối quan hệ phụ thuộc, CNHT phụ thuộc vào sự phát triển của ngành công nghiệp chính: Khi ngành công chính phát triển, đồng nghĩa với việc ngành CNHT đã mở rộng và phát triển theo chiều sâu, cung cấp đầy đủ các linh kiện, phụ tùng và tạo cấu trúc nền tảng bền vững cho các ngành công nghiệp chính, cân đối và không phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Ở một số nước công nghiệp phát triển, CNHT thường phát triển trước, làm cơ sở để ngành công nghiệp chính như: ô tô, xe máy, điện tử, dệt may, giày da, viễn thông... phát triển. Cũng có quốc gia, hệ thống CNHT và công nghiệp chính phát triển song song. CNHT phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chính phát triển và ngược lại ngành công nghiệp chính phát triển, sẽ kích thích ngành CNHT tăng tốc theo.
Như vậy, có thể khẳng định, ngành công nghiệp chính thúc đẩy sự phát triển của CNHT, bởi CNHT có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phần chính; gồm hệ thống các công nghệ và cơ sở sản xuất chuyên đảm nhiệm cung cấp đầu vào phục vụ lắp ráp đồng bộ các sản phẩm cuối cùng. Sự phát triển của CNHT hoàn thiện với công nghệ kỹ thuật cao đạt chuẩn quốc tế đảm bảo cho doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp dễ dàng cung cấp sản phẩm hỗ trợ có tính tương đồng cho các ngành công nghiệp hạ nguồn trong nước cũng như nước ngoài; đồng thời, phát triển CNHT bảo đảm doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp phát triển nhanh sản phẩm mới, mở rộng sản xuất và tăng sản lượng. Thực tế, trong nhiều trường hợp CNHT quyết định sự tồn tại và phát triển, mở rộng hay thu hẹp của các ngành công nghiệp chính. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, khả năng sản xuất, doanh số của các nhà lắp ráp trong các ngành công nghiệp chính.
Trong mối quan hệ phát triển, CNHT ra đời phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, CNHT chỉ phát triển khi ngành công nghiệp chính phát triển. Bởi trong quá trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, ngành công nghiệp chính luôn đặt ra những yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã, chỉ số kỹ thuật, trình độ công nghệ, nhu cầu thị trường... định hướng và thúc đẩy CNHT phát triển phục vụ ngày càng tốt hơn quá trình lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Thúc đẩy CNHT phát triển, nghĩa là xây dựng năng lực sản xuất và khả năng tham gia phân công lao động quốc tế của nền công nghiệp quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, hay để phát triển CNHT mỗi ngành công nghiệp các quốc gia nên đặt mình vào sân chơi chung, trở thành một mắt xích trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Điều này sẽ giúp nền công nghiệp trưởng thành từ nền sản xuất lắp ráp đơn giản theo đặt hàng của nước ngoài thành một đối tác không thể thay thế. Nó cũng giải quyết vấn đề phụ thuộc giữa quốc gia kém phát triển với quốc gia phát triển./.
Bài và ảnh: Ngô Xuân Vinh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bắc Ninh: Phê duyệt hỗ trợ 17 đề án khuyến công năm 2025
09:17 | 07/07/2025 Khuyến công

Khuyến công tiếp sức cơ sở công nghiệp nông thôn vươn xa
09:17 | 07/07/2025 Khuyến công

Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững
14:08 | 02/07/2025 Khuyến công

Đồng Tháp: Chương trình khuyến công quốc gia góp phần phát triển ngành công nghiệp
14:08 | 02/06/2025 Khuyến công

Lào Cai hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn
08:54 | 21/05/2025 Khuyến công

Vĩnh Phúc: Tạo động lực mới cho công nghiệp nông thôn phát triển
14:02 | 20/05/2025 Khuyến công
Tin khác

Tuyên Quang: Tạo đà công nghiệp nông thôn phát triển
09:07 | 08/05/2025 Khuyến công

Sắp diễn ra phiên chợ vải Hưng Yên 2025 tại Ecopark
09:06 | 22/04/2025 Khuyến công

Lào Cai: Hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất
21:09 | 20/02/2025 Nông thôn mới

Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 | 17/01/2025 Khuyến công

Bắc Giang: Hậu kiểm các đề án khuyến công
14:23 | 13/01/2025 Khuyến công

Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 | 27/12/2024 Khuyến công

Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công

Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng
09:32 | 29/11/2024 Khuyến công

Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Thái Nguyên: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất chè phát triển
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Thái Bình nghiệm thu đề án khuyến công năm 2024
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án hỗ trợ chế biến sầu riêng
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ mới sáng tạo
10:59 | 26/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Yên Bái: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất ván bóc
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công

Đồng Tháp: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào chương trình khuyến công
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 Tin tức

Thanh Hóa: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cần được triển khai đồng bộ, phù hợp thực tế từng vùng, miền
13:58 Tin tức

Cổng làng trong lòng phố
08:55 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng
08:53 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 Tin tức