Lê Thánh Tông, ông vua không quên đến với dân ngày Tết!
Có được sự hưng thịnh quốc gia, là do vua Lê Thánh Tông luôn lo toan, hết lòng yêu thương quan, quân và chăm lo đời sống dân thường. Tấm lòng quí giá đó của vua, thể hiện qua việc ông đến tận hang cùng, ngõ hẻm, vùng sâu, vùng xa, kể cả nơi hoang vắng, để thấy rõ đời sống của dân, mà lo tính, điều chỉnh luật lệ, và giúp đỡ người dân kịp thời, nhất là khi năm hết, Tết đến. Có năm, chiều tà ngày 30 Tết, Nhà Vua đóng giả dân thường, đi xem dân chúng chuẩn bị Tết Nguyên đán thế nào. Vua đi tới xóm nhỏ, đến một ngõ hẻm, ông vào một gia đình làm nghề nhặt phân, có ngồi nhà tranh vách đất, chẳng có đồ ăn thức đựng, không trang tri gì, câu đối cũng không dán. Thấy thế, “Dân thường” hỏi, gia chủ nói là không có tiền mua câu đối. “Dân thường”liền đưa tiền, bảo gia chủ đi mua giấy, bút, mực, để “Dân thường” viết hộ. Có tiền, gia chủ vui mừng chạy đi mua các thứ rồi vội mang về.”Dân thường”viết nhanh thành câu đối và treo lên tường:
Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự
Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm
Nghĩa là:
Khoác tấm nhung y vào, có thể đảm đương việc khó của thế gian
Cầm ba thước kiếm, thu hết lòng dạ thiên hạ.
Câu đối nói nghĩa đen của người gia chủ và việc nhặt phân rơi; miểu tả công cụ và dáng hình người đi gắp phân, ví như dáng vẻ, công việc của ông Vua của Triều đình đang đảm trách, đang làm công việc vì toàn dân, vì đất nước. Cũng là Vua đã đề cao nghề nghiệp, lao động, coi trọng cả nghề hèn mọn, bẩn thỉu, mà giúp được cho nông dân, để nhà nông làm ra những thứ nuôi sống con người, có ích cho đời.
Năm khác, ngày giáp Tết, Vua Lê Thánh Tông vi hành quanh phố nhỏ, vào mấy gia đình, thấy cụ già một gia đình đang ngồi bán trầu cau trước cửa nhà, Vua dừng lại, quan sát, thì thấy gia đình chưa bày đặt lễ vật, chưa trang trí nhà cửa, không thấy dán câu đối để đón Tết, nên vua hỏi, thì được biết: do nhà nghèo, không có tiền mua sắm.Vua liền lấy giấy, mực viết tặng gia đình câu đối rối dán lên vách:
Nếp giàu quen thói kinh cơi, con cháu nương nhờ phúc ấm
Việc nước ra tay chuyển bát, bốn phương đâu đấy lại hàng
Hai câu đối có đủ những thứ của quán bán trầu cau của bà cụ: lá giàu( trầu), cái cơi(khay), nước, bát…Nói về quán trầu của cụ đông khách thập phương, và nói, cụ và người dân cũng có tài kinh bang tế thế.
Có năm, Vua đóng giả anh nho sinh, đi xuống nhiều phố phường ở Thăng Long, để xem mức sống các gia đình người dân cao hay thấp, qua mua sắm Tết, có trang hoàng nhà cửa đón xuân, trong đó có treo câu đối không. Thời ấy, người người, nhà nhà ở Thủ đô và cả nước thích câu đối, mua câu đối treo ngày Tết. Thế mà riêng gia đình này, Vua không thấy treo câu đối. “Anh nho sinh” hỏi ra, mới biết là nhà này của người góa phụ, neo đơn, làm nghề nhuộm quần áo, kinh tế khó khăn. Thấy vậy, “Nho sinh” lấy giấy, bút, mực ra, viết lên tờ giấy hồng đôi Câu đối:
Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thú
Triều trung chung tử tống ngô gia
Nghĩa là:
Màu vàng, màu xanh khắp thiên hạ đều từ tay ta mà ra
Màu đỏ, màu tím trong triều, tất cả đều do nơi nhà ta hết.
Câu đối thắm tình và tài tình. Bằng dùng được nhiều từ ngữ chỉ màu sắc, nghê nghiệp, một nghề ích lợi với đời sống xã hội, con người, trong đó có cả cho Triều đình. Câu đối có biểu tượng của con người, nghề nghiệp. Đồng thời nói được tình cảm quí mến người thợ nhuộm, đã làm ra sản phẩm quí, cho mọi người được những mầu sắc đẹp, như là vua quan làm điều tốt, mang hạnh phúc, ban phúc cho đời sống toàn dân có cuộc sống tươi đẹp như màu lụa mới.
Tin đồn lan ra khắp chốn, vang khắp nơi: là bà Bà góa phụ, không những được Nhà Vua đến thăm, còn được Vua cho chữ- tặng câu đối rất hay, rất ý nghĩa, và khen ngợi, tôn vinh nghề nghiệp của bà. Thế là Trạng nguyên Lương Thế Vinh đến thăm hỏi, chúc mừng, sau đó hai bên nói chuyện, rồi ông đem con gái gả cho con trai của bà, xây dựng gia đình gia phong, hạnh phúc lứa đôi.
Năm khác, ngày giáp Tết, Vua Lê Thánh Tông cất công về thăm quê Thanh Hóa, nơi quê cha đất tổ mà nhà Vua luôn yêu mến, nhớ thương từ lâu. Vua vừa vi hành đến quê nhà là đi thăm ngay nơi này, nơi kia; thăm hỏi chúc Tết người này, người nọ, và đi dọc bờ sông, qua cánh đồng xanh mát, tạt vào xóm này, xóm khác, nhà họ hàng, bạn bè…Đi trên một con đường, bỗng Vua thấy một cô gái xinh đẹp, nết na, khiến tâm hồn Nhà vua xao xuyến, bần thần, tần ngần đứng lại ngắm nhìn và đọc nhanh vế ra đối:
Gạo trắng, nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả…
Vế ra đối của Vua, có ý miêu tả người con gái, mà vua Lê Thánh Tông mến yêu, nhưng biểu hiện qua câu đối, Vua chưa nói hết ý bằng từ bỏ ửng, ý lấp lửng và dấu chẩm lửng-…Cô gái đẹp nết này, có tài văn thơ, câu đối, đã hiểu ý nhà Vua ngay, cô tình và phục tài Nhà vua, cũng có ý thể hiện tài làm câu đối như Vua, nên cô liền đọc ngay vế đối, có đối ý, đối từ, đối thanh, đối cảnh, đối tình rất chí lí và cũng lấp lửng, có từ bỏ lửng ở cuối:
Cát lầm, gió bụi, lo đời đâu đấy
hẵng lo cho…
Nghe xong, Nhà Vua cảm phục tài văn chương và tình cảm đẹp của cô gái, nên cho người đến mời cô lên, cùng chuyện trò, thơ phú, tâm giao…Qua gặp gỡ, Vua biết cô tên là Nguyễn Thị Hằng, con gái thứ của ông Nguyễn Đức Trung. Từ mến phục, rồi yêu mến, cô được Vua cho đón về Cung- nơi Kinh đô hoành tráng sống cùng với Vua, sau đó, được phong là Hoàng Hậu, là thân mẫu của vua Lê Hiến Tông. Thân phụ Hoàng hậu- ông Nguyễn Đức Trung được phong là Trình Quốc Công. Ông Nguyễn Đức Trung đã góp nhiều công lao, trung thành với triều đình nhà Lê, cống hiến hết sức cho đất nước, góp phần xây dựng, bảo vệ non sông.
Nguyễn Tiến Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na
10:21 | 20/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng
09:56 | 19/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sáng tạo, thần tốc xóa nhà tạm nhà, nhà dột nát
09:54 | 19/05/2025 Tin tức

Cua đồng và nỗi nhớ tuổi thơ
09:35 | 16/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 | 13/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
15:18 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai quật khảo cổ 3 địa điểm di tích Trường Lũy Bình Định
10:44 Tin tức

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
10:26 Nông thôn mới

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na
10:21 Văn hóa - Xã hội

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 Làng nghề, nghệ nhân