Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

LNV - Sáng ngày 13/3, tại đình làng Đinh Xuyên tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống với ý nghĩa gìn giữ và phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng cùng với nhiều hoạt động nghi lễ đặc sắc.

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên được tổ chức trong ba ngày từ ngày 13/3 đến ngày 15/3 (tức 14/2 đến 16/2 Âm lịch hằng năm) với nhiều nghi thức tín ngưỡng truyền thống được lưu giữ qua bao đời. Theo thông lệ, lễ hội chính được tổ chức ba năm một lần. Dù năm 2025 không rơi vào kỳ hội chính, song các nghi lễ vẫn được duy trì trọn vẹn, với quy mô hoành tráng, thể hiện tinh thần gắn kết và tôn vinh giá trị truyền thống.

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

Đông đảo người dân tập trung tại sân đình, háo hức hòa mình vào không khí sôi động của lễ hội.

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

Sự chỉn chu trong trang phục truyền thống của đoàn rước không chỉ tôn lên vẻ trang trọng mà còn góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Đình Đinh Xuyên đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1991. Theo sử sách, Đình làng Đinh Xuyên thờ Thành hoàng làng Hoàng Tế Xuyên Đại vương Nguyễn Quang - vị tướng thời Hùng Vương thứ 18, có công chống ngoại xâm, bảo vệ nước Văn Lang. Ngài văn võ toàn tài, sau được Thánh Tản Viên truyền phép, chiêu mộ binh sĩ lập chiến công. Sau chiến thắng, vua phong tước và ban thực ấp tại Đinh Xuyên. Khi hóa, dân lập miếu thờ, tôn vinh ngài làm phúc thần. Ngoài ra, đình còn thờ Quế Hoa Công Chúa, người có công giúp dân làng vượt qua nạn dịch. Dưới triều vua Khải Định, ngài được sắc phong Thượng Đẳng Thần.

Từ sáng sớm ngày 13/3, Ban tổ chức lễ hội cùng đông đảo nhân dân trong làng đã tề tựu tại đình để chuẩn bị cho lễ rước thần - một trong những nghi thức quan trọng và long trọng nhất. Theo phong tục, trước khi khai mạc, Ban tổ chức lễ hội rước thần hoàng làng từ hai quán về đình để làm lễ, đồng thời tổ chức lễ Phật tại chùa, cầu cho lễ hội được diễn ra suôn sẻ, thành công trọn vẹn. Lễ rước diễn ra trang nghiêm với đoàn rước gồm kiệu, cờ ngũ sắc, đội nhạc bát âm, đội tế và đông đảo người dân trong trang phục truyền thống, tạo nên không khí thiêng liêng và tràn đầy bản sắc.

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

Đoàn rước kiệu trang nghiêm với sự tham gia của đội nhạc bát âm, đội kiệu và đội tế, tạo nên không khí long trọng và đậm nét truyền thống.

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Văn Bình - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban tổ chức lễ hội đã nhấn mạnh giá trị lịch sử của đình Đinh Xuyên. Đồng thời, ông khẳng định lễ hội không chỉ thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân tại đây mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng và giáo dục thế hệ trẻ về lòng tự hào dân tộc.

Chia sẻ về thách thức trong công tác chỉ đạo công việc, ông Vũ Văn Bình bày tỏ: “Khó khăn lớn nhất là huy động đầy đủ nguồn lực, từ vật lực, trí lực đến nhân lực để đảm bảo lễ hội truyền thống diễn ra thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, chính những khó khăn đó càng khiến tôi cảm thấy vinh dự và tự hào khi nhận được sự tín nhiệm của nhân dân, cũng như sự đồng lòng, hỗ trợ từ các ban, ngành, đoàn thể trong việc vận động và tổ chức.”

Chương trình khai mạc lễ hội diễn ra sôi động với nhiều tiết mục chào mừng đặc sắc, được chính người dân trong làng dày công chuẩn bị. Màn đánh trống khai hội vang dội với những hồi trống hào hùng, dồn dập, đẩy không khí buổi lễ lên cao trào. Bên cạnh đó, các tiết mục múa, hát dân ca cùng những màn múa hoạt cảnh sinh động do các em nhỏ trường mầm non địa phương biểu diễn đã tạo nên dấu ấn sâu đậm, mang đến cho khán giả những khoảnh khắc vừa náo nhiệt vừa gần gũi, thể hiện tinh thần nhiệt huyết, đoàn kết của nhân dân trong ngày hội truyền thống quê hương, để lễ hội diễn ra trang trọng và ý nghĩa.

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

Màn đánh trống chào mừng, được người dân thôn Đinh Xuyên dày công chuẩn bị và tập luyện từ nhiều ngày trước, tạo nên điểm nhấn ấn tượng, mở đầu lễ hội trong không khí hào hùng và sôi động.

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

Các tiết mục văn nghệ sôi động góp phần làm bầu không khí lễ khai mạc thêm náo nhiệt và hào hứng.

Chị Tuyết, 39 tuổi, kế toán viên tại lễ hội, chia sẻ về cảm xúc của mình: "Là một người con của Đinh Xuyên, tôi cảm thấy tự hào về lễ hội quê hương. Từ những ngày đầu tập luyện, chuẩn bị cho đến thời khắc khai mạc hôm nay, mọi hoạt động đều diễn ra suôn sẻ và thành công, thấy rõ tinh thần đoàn kết và sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân nên tôi càng cảm thấy vui."

Sau chương trình khai mạc, lễ hội tiếp tục với nghi thức ban tế nam thực hiện lễ tế yết tại đình làng. Nghi thức diễn ra trong không gian trang nghiêm, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ lễ nghi, trang phục đến đồ tế khí, bài văn tế và đội hình hành lễ, thể hiện sự tôn kính đối với bậc tiền nhân. Sự chỉn chu và quy mô hoành tráng của nghi lễ cũng cho thấy tâm huyết và sự đầu tư kỹ lưỡng từ Ban tổ chức, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của địa phương.

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

Nghi thức tế yết được tổ chức trong bầu không khí trang nghiêm và long trọng, thể hiện sự thành kính đối với các bậc tiền nhân.

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

Gian miếu tự tại đình làng được trang hoàng trang trọng, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng và lòng thành kính của người dân.

Ông Vũ Văn Thung, 73 tuổi, phụ trách mảng thông tin của làng chia sẻ: “Lễ hội truyền thống thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” đối với các vị Thành hoàng làng và những anh hùng dân tộc đã hy sinh để bảo vệ, dựng xây quê hương. Vì vậy, thế hệ trẻ cần trân trọng và gìn giữ những phong tục tập quán, bởi đó không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là cách nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, lòng tự hào và tình yêu quê hương, đất nước.”

Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt. Trước quy mô lớn của sự kiện, công tác đảm bảo y tế, an toàn và an ninh được đặc biệt chú trọng. Các khu vực cho từng đối tượng, nhiệm vụ và công tác được bố trí hợp lý, giúp lễ hội diễn ra suôn sẻ. Sự tổ chức bài bản, chặt chẽ này không chỉ đảm bảo trật tự mà còn thể hiện tinh thần lễ hội văn minh, lành mạnh đúng theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

Kim Ngân

Tin liên quan

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

LNV - Sáng ngày 8/4/2025, tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Thái Hòa, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia và khai mạc Lễ hội truyền thông: Hội làng Văn Giang - Nam Dương
Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!

LNV - Hàng năm, cứ đến ngày sinh của tướng Đào Kỳ (15 tháng 03 âm lịch), cán bộ và nhân dân thôn Hội Phụ (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) lại long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống và rước Ngài xuống Lăng hàng tổng ở thôn Phúc Thọ (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội).
Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

LNV - Sáng ngày 8/4/2025, tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Thái Hòa, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia và khai mạc Lễ hội truyền thông: Hội làng Văn Giang - Nam Dương.

Tin mới hơn

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh

LNV - Tính đến tháng 7/2025, Việt Nam có 9 Di sản thế giới được UNESCO công nhận, gồm 6 Di sản Văn hóa thế giới, 2 Di sản Thiên nhiên thế giới, và 1 Di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.
Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.
Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.

Tin khác

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.
Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động