Làng Nghề Đúc Đồng truyền thống tại Diên Khánh
Ngày xưa, Làng nghề đúc đồng Diên Khánh rất hưng thịnh, nhưng sau đó do chiến tranh và do không có nơi tiêu thụ nên một số gia đình sống bằng nghề chuyên đúc đồng phải chuyển sang nghề khác. Mấy năm gần đây, theo nhu cầu thị trường, nghề đúc đồng đã phát triển trở lại. Ngoài các sản phẩm như chân đèn, lư hương cùng nhiều sản phẩm khác, đủ kích cỡ để phục vụ cho việc thờ cúng, làng nghề Diên Khánh đã sản xuất thêm rất nhiều sản phẩm mang tính nghệ thuật cao.
Làng nghề làng đúc đồng Diên Khánh, lưu giữ bao kiến thức quý giá về một ngành nghề thủ công truyền thống của người Việt Nam, một ngành nghề độc đáo được truyền qua nhiều thế kỷ. Trải qua hơn trăm năm hình thành và phát triển, các nghệ nhân của làng nghề đã dùng đôi bàn tay tài hoa để tạo ra những đồ đồng tinh xảo như ly hương, chân đèn, các đồ thờ tự, đồ dùng sinh hoạt đời thường…
Những đồ vật này đã ghi dấu ấn trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân Nha Trang và vùng duyên hải miền Trung. Trước đây thì làng nghề còn hoạt động theo từng hộ nhỏ lẻ, sau này với sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác thì làng nghề đã được mở rộng thành các hợp tác xã lớn mạnh chuyên sản xuất các sản phẩm đúc bằng đồng như lư hương, chân đèn thờ cúng.
Hiện nay, làng nghề còn có 10 lò nấu đồng cùng với hơn 30 hộ gia đình theo nghiệp đúc đồng, hoạt động theo lối “đổi công”, tức là khi nhà này nấu đồng thì nhà kia sẽ qua giúp và ngược lại, cốt chính là giữ lửa và không làm mất đi nghề truyền thống mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ mai sau. Làng Phú Lộc Tây chuyên đúc các loại chân đèn, lư hương... dành cho thờ cúng. Có nhiều loại khác nhau từ đại đến trung, liệu với giá rẻ nhất đến cao nhất. Nguyên liệu chính để đúc là đồng phế liệu. Các lò đồng hiện vẫn giúp nhau theo lối "đổi công", nghĩa là khi nhà này nấu đồng thì nhà kia qua giúp rồi xoay trở lại. Những nhà không có vốn thì ăn theo nghề đồng bằng cách làm khuôn đúc chân đèn. Những năm gần đây, do chú trọng đầu tư thay đổi mẫu mã, chất lượng đồng mà sản phẩm của làng đúc đồng thu hút nhiều người tìm mua. Không chỉ tại Khánh Hòa mà con nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Trang, TP HCM…
Quy trình đúc đồng truyền thống được các nghệ nhân ở đây thực hiên như sau: Làm khuôn Người thợ phải tạo khuôn mẫu bằng đất sét. Nguyên liệu làm khuôn gồm có đất sét,cần chọn những loại đất sét dẻo, có sợi có thể liên kết các khối đất lại với nhau để tạo thành một mẫu khuôn đúc,giấy bản, vôi,… có khi trộn thêm gạch chịu lửa đã được nghiền kỹ. Đất sét sẽ được sàng thật nhỏ, thật mịn đối với đất làm ngoài khuôn, còn phần đất lót phía bên trong khuông cũng phải chọn và làm rất kỹ để sản phẩm không xuất hiện tì vết khi đồng được đổ vào. Làm xong, khuôn sẽ được đem đi nung, trong quá trình nung, người thợ luôn phải giữ lửa sao cho đều, không để khuôn sống quá hoặc bị nung quá lửa, quá già. Công đoạn tạo khuôn là công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến chất lượng và sự thành công của sản phẩm. Bởi khi tạo khuôn Theo đó, các họa tiết trên khuôn để tạo nên một sản phẩm đồng cũng cần sự khéo léo của nghệ nhân.
Thế nhưng, hiện nay những nghệ nhân biết làm khuôn chỉ đếm trên đầu ngón tay, chỉ còn 10 hộ gia đình biết làm khuôn; Các nghệ nhân biết làm những mẫu khuôn đúc tỉnh xảo như ông Trần Lâu, Biện Phi Khanh, Trần Ni, Trần Hồ, Biện Cư, Huỳnh Thành ngày một lớn tuổi. Bởi khi học đúc đồng phải trải qua thời gian 3 – 5 năm mới có thể tự gia công được,cho nên lớp trẻ không mấy ai mặn mà với nghề đúc đồng truyền thống, thường đi làm những công việc khác kiếm kế sinh nhai.
Nấu đồng đến công đoạn nấu đồng cũng đòi hỏi một sự kĩ lưỡng và cẩn trọng, phải xem nước đồng đã chảy đều chưa, đã vừa độ chưa, sao cho nấu vừa đủ để đúc sản phẩm không bị thừa cũng không bị thiếu. Phải nấu ít nhất 10-12 tiếng thì mới nấu được một mẻ đồng. Đây là một công đoạn khó phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân. Có hai cách nung phế liệu đồng, trước đây dùng hai bể thổi lửa than hoa như lò rèn, hoặc đun bằng dầu nhớt; Về sau chuyển đổi bằng khí đốt Oxygen. Khi nung nhiệt độ lửa phải lên tới 1.000 độ thì đồng mới nóng chảy. Một ổ khuôn đúc khoảng 100 bộ sản phẩm chân đèn và ít nhất phải nấu 3 mẻ đồng, tương đương khoảng 1,5 tấn đồng. Một bộ sản phẩm chân đèn sau gia công ở làng đúc đồng Phú Lộc Tây 1 gồm: 2 cây đèn, 2 chiếc đài đựng nước, 1 lư cắm nhang và 1 cổ bồng đựng trái cây.
Bảo tồn làng nghề truyền thống Làng nghề tuy gắn bó từ xưa và là nét đặc trưng cửa người dân Khánh Hòa. Hiện nay, việc cạnh tranh với thị trường online nhiều mẫu mã đẹp và giá rẻ hơn cũng như các mặt hàng đại trà khác làm bằng sứ, nhựa, đồ mỹ nghệ làm bằng dây chuyền. Thị trường đồ đồng thủ công tại làng nghề Diên Khánh nói riêng và các lành nghề khác trong cả nước gặp nhiều cạnh tranh hơn và khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như duy trì làng nghề.
Bài, ảnh: Ninh Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
13:54 Tin tức
300 nghệ nhân, doanh nhân tham gia Liên hoan sinh vật cảnh Thủ đô năm 2024
10:27 Tin tức
Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
10:27 Tin tức
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 Làng nghề, nghệ nhân
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 Kinh tế