Làng Gốm Thanh Hà (Quảng Nam): Duy trì nghề truyền thống nhờ du lịch
Sử cũ ghi chép lại, làng gốm Thanh Hà - Hội An được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI do các dòng họ Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Nguỵ, Bùi, Lê…chủ yếu di cư từ Thanh Hoá đến Thanh Hà - Hội An lập nghiệp. Những vị tiền nhân có công lập nên làng, nghề đã được hậu thế làng gốm Thanh Hà suy tôn là Tổ nghề gốm của làng và được thờ trang trọng trong khu miếu tổ Nam Diêu.
Theo số liệu thống kê năm 2016 của UBND phường Thanh Hà, trong không gian khối Nam Diêu diện tích 0,4ha, với 320 hộ, có 32 làm gốm với tổng số lao động là 134 người. Trong đó, có 5 hộ làm gốm truyền thống (có 5 bàn xoay chuốt gốm, 4 lò bầu truyền thống nung gốm); 13 hộ làm con thổi; số còn lại là hộ làm gốm mỹ nghệ và có ít nhất là 3 người buôn gốm chuyên nghiệp (thợ làm đất, thợ chuốt, thợ đẩy, thợ lò, lái buôn gốm). Đội ngũ thợ gốm ở Thanh Hà hiện nay đều là “hậu duệ” của các tộc tiền hiền làng Thanh Hà: Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Nguỵ, Bùi, Phạm, Lê.
Lò nung luôn đỏ lửa như một minh chứng cho sự nỗ lực gìn giữ những giá trị lịch sử của làng nghề.
Trải qua 500 năm lịch sử, cho đến nay các sản phẩm của làng này vẫn làm dưới dạng gốm thô, tức là nặn từ đất sét, phơi khô và nung trong lò bằng các phương tiện và kỹ thuật truyền thống. Được biết, để làm ra các sản phẩm này thì từ khâu làm đất, lên bàn chuốt, qua đôi bàn tay nhào nặn trên chiếc bàn xoay, đến khi ra sản phẩm gốm Thanh Hà, đều tỉ mẩn, công phu. Nguyên liệu đất sét phải qua quá trình ủ để giữ độ ẩm, sau đó nhồi, đánh cho đất chín rồi mới bắt đầu tạo hình. Có những sản phẩm gốm cầu kỳ, đòi hỏi đất mịn thì phải qua thêm công đoạn lọc đất 2 - 3 lần để loại sạch tạp chất...Khi gốm thành hình thì đem phơi nắng một ngày rồi làm nguội để tạo những hoa văn tự nhiên, hoặc trang trí họa tiết theo yêu cầu. Cuối cùng mới đưa vào lò nung, canh củi lửa cho vừa, chỉ sơ suất một lúc cũng khiến cả mẻ thành gốm vụn. Sau 24 tiếng đồng hồ sẽ cho ra một mẻ gốm. Thật đặc biệt khi nghệ nhân chủ yếu là phụ nữ, còn công việc nung lò, chẻ củi, mang đi tiêu thụ là của đàn ông.
“Nghề này là nghề có một không hai, không phải ai muốn cũng có thể làm được. Phải truyền nghề mới học được chứ không thể ngày một, ngày hai mà làm nên hình thù cái lọ, cái bình, con thổi… Vì khâu chuẩn bị nguyên liệu rất khó, để lấy được đất sét phải đào sâu khoảng 5m. Và để làm ra được đất sét dẻo đòi hỏi người thợ phải chịu khó và tỉ mỹ. Tâm nguyện của tôi là muốn con cháu mai sau vẫn giữ lấy cái nghề, giữ lại cái lò, mảnh đất mà bao đời nay ông cha ta đã gắn bó cả cuộc đời với đất và lửa”, ông Nguyễn Viết Biết một trong những nghệ nhân lâu năm của làng chia sẻ.
Tôi đã đi qua nhiều làng nghề như Bát Tràng (Hà Nội); Bàu Trúc (Ninh Thuận) nhưng duy chỉ có gốm Thanh Hà vẫn còn giữ nét cổ xưa, cái chất liệu đất sét nung. Đặc biệt, sản phẩm cũng từ bàn tay nhào nặn mà ra chứ không bị biến tấu, mai một bằng khuôn… anh Cao Thanh Huy – du khách đến tham quan làng gốm cho biết.
Du lịch góp phần duy trì nghề gốm
Thống kê của Ban quản lý du lịch (BQLDL) Hội An, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách đến Làng Gốm: 310.976 lượt; trong đó khách nước ngoài: 297.263 lượt; khách trong nước: 13.713 lượt; Doanh thu từ vé: 8.558.580.000 VND. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay đã bằng tổng lượt khách của năm 2017, đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Quảng Nam nói chung và của làng gốm Thanh Hà nói riêng.
Du khách được trải nghiệm làm ra những sản phẩm cho riêng mình.
Từ việc trích tỷ lệ nguồn thu vé tham quan cho địa phương và các hộ gia đình trực tiếp tham gia hoạt động trải nghiệm luôn kịp thời đúng quy định nên địa phương có điều kiện nâng cấp các công tác hạ tầng làng xóm, hỗ trợ xã hội, vệ sinh môi trường… Đời sống nhân dân, đặc biệt là gia đình các lò gốm đã được nâng lên. Thu nhập từ trình nghề đã có những bước tiến đáng kể tạo điều kiện cho các lò gốm duy trì hoạt động. Nhân dân cả làng cũng nhờ khách đến nên có thu nhập từ bán các loại hàng giải khát, đồ lưu niệm, hướng dẫn trải nghiệm cho khách…
Dự kiến trong thời gian tới, địa điểm du lịch sẽ được nâng cấp đường sá, cây xanh, cảnh quan, bến cảng, bến xe, wifi, thông tin liên lạc, trạm cứu hộ, cứu thương hoặc kết nối đáp ứng cứu hộ, cứu thương, hệ thống pano quảng bá giới thiệu bao gồm cả các sơ đồ, cataloge, Brochure… hệ thống loa nhắc nhở phổ biến quy định, hệ thống biển báo chỉ dẫn, đường dây nóng… để cho du khách luôn có cảm giác được điểm đến du lịch quan tâm, dõi theo giúp đỡ mình. Đặc biệt, để cho mọi người dân, khách du lịch, các nhà nghiên cứu văn hóa, các văn nghệ sĩ… có điều kiện đóng góp phản hồi ý kiến của mình trong bảo tồn phát huy, du lịch cần xây dựng trang website, địa chỉ e-mail của làng gốm.
Bài và ảnh Ngọc Huyền
Tin liên quan
Tin mới hơn
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 Kinh tế
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 Làng nghề, nghệ nhân
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 Nghiên cứu trao đổi
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
10:55 Nông thôn mới