Ký ức Vị Xuyên một thời để nhớ
Đã lên Hà Giang nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi may mắn được hoà trong dòng những cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 356 từ khắp cả nước về thăm chiến trường Vị Xuyên trong ngày Giỗ trận. Mảnh đất địa đầu tổ quốc Hà Giang đón chúng tôi bằng những cơn mưa dài, khiến không gian núi rừng rộng lớn, hùng vĩ và hoang sơ trở nên trầm mặc và dễ chạm vào lòng người những ký ức tưởng đã lùi xa.
Cựu chiến binh Vị Xuyên tri ân đồng đội tại Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nằm trên điểm cao 468.
Trong chuyến đi này, tôi đã được gặp rất nhiều người lính Vị Xuyên sau 40 năm vẫn khắc ghi những khốc liệt của một cuộc chiến kéo dài cả thập kỷ. Đó là Đại tá Nguyễn Đức Cam, nguyên Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 356; là Trung úy Nguyễn Đức Lưỡng, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 39, Trợ lý hoá học Ban tác chiến Sư đoàn 356; là những cựu chiến binh Ha Đi Trương, Trần Quốc Hùng, những cô chú Đông, Hòa, Hải, Lợi, Hoa, Hương… đang sống tại Hà Nội. Họ cũng như hàng ngàn người lính Vị Xuyên đến từ mọi miền Tổ quốc đã có một thanh xuân oanh liệt khi đồng hành cùng hàng ngàn trận đánh lịch sử, chấp nhận gian khổ hi sinh bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Bên biểu tượng“Sống bám đá đánh giặc, chết bám đá bất tử”.
Đại tá Nguyễn Đức Cam tự hào kể lại, Sư đoàn 356 tiền thân là Sư đoàn 316B, được thành lập ngày 26/12/1974 để tăng cường lực lượng cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975. Kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, Sư đoàn 316B được điều động tham gia xây dựng, củng cố 100 km tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn thuộc Vĩnh Linh, Quảng Trị và một số đoạn thuộc tỉnh Quảng Bình, góp phần hoàn thành tuyến đường sắt Bắc – Nam nối hai đầu đất nước vào năm 1976.
Tháng 2/1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc xâm lấn biên giới Việt Nam, có nơi vào sâu trong đất liền tới 50km, phá hoại và san bằng thị xã Lào Cai, Cao Bằng, một phần thị xã Lạng Sơn cùng nhiều làng mạc. Trong cuộc chiến đó, từ tháng 4/1984 đến tháng 5/1989, Trung Quốc lần lượt đưa hơn 50 vạn quân thuộc 8 đại quân khu tiến công toàn diện biên giới Hà Giang, tập trung vào huyện Vị Xuyên với âm mưu vẽ lại đường biên giới tới phía bắc suối Thanh Thủy.
Đài tưởng niệm 468 nhìn từ trên cao.
Đất nước một lần nữa lại lâm nguy. Để giữ vững biên cương, Bộ Quốc phòng quyết định điều động 9 sư đoàn chủ lực, trong đó có Sư đoàn 356, cùng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến tại mặt trận Vị Xuyên. Cũng từ năm 1984 đến 1989, trên suốt dải núi rừng biên giới thuộc 2 xã Thanh Đức và Thanh Thuỷ huyện Vị Xuyên, các địa danh bình độ 1100, đồi Không Tên, các điểm cao 772, 685,468, 300-400, suối Cụt, làng Lò, hang Dơi, ngã ba Thanh Thuỷ, làng Pinh… trở thành những địa danh lịch sử với hàng ngàn trận chiến.
Trong ký ức của những người lính Vị Xuyên năm xưa, khốc liệt và đáng nhớ nhất là trận mở màn đánh chiếm 2 điểm cao 772, 685 trong chiến dịch mang tên MB-84 ngày 12/7/1984. Trong trận đánh này, do tương quan lực lượng và địa hình phức tạp, 593 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, hơn 800 người bị thương và có những tiểu đoàn gần như xóa sổ. Ngày này đã trở thành ngày Giỗ trận của các chiến sỹ mặt trận Vị Xuyên. Tiếp đó là Chiến dịch Vây lấn 1984 – 1985, hay trận tái chiếm bình độ 1100… “Có nhiều trận, cấp trung đội của ta chiến đấu dưới dàn hoả lực dày đặc, đương đầu với cấp tiểu đoàn. Cứ lớp trước ngã xuống, lớp sau tiến lên, có không ít trận trên một số điểm tựa, cán bộ, chiến sỹ của ta đã chiến đấu kiên cường đến người cuối cùng”, Trung úy Nguyễn Đức Lưỡng bồi hồi nhớ lại.
Cho đến giờ, những người lính từng tham gia mặt trận Vị Xuyên vẫn chưa nguôi quên những cái tên mà lòng dũng cảm, chí khí quật cường đã trở thành tấm gương sáng, khơi dậy tinh thần chiến đấu mạnh mẽ cho đồng đội. Là Trung đội trưởng Nguyễn Viết Ninh, trong khi giằng co với đối phương từng tấc hào trong làn lửa đạn đã viết lời thề trên báng súng: “Sống bám đá đánh giặc, chết bám đá bất tử”. Hay Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Thuyên, trong thời khắc hiểm nguy vẫn hô vang lời hiệu triệu: “Giặc này phải đánh, không thắng không về”…
“Ròng dã hơn 4 năm chiến đấu liên tục trên chiến trường Vị Xuyên, có những trận đánh không được như mong muốn, nhiều cán bộ, chiến sỹ của sư đoàn đã hy sinh anh dũng. Nhưng sư đoàn vẫn đứng vững, đã chặn đứng ý đồ tiến công của đối phương, để đến năm 1989, họ phải rút về bên kia biên giới”, Tham mưu trưởng Sư đoàn 356 tự hào khẳng định.
Cũng theo ông Cam, trong hơn 5 năm (1984-1989), Trung Quốc bắn vào vào 2 xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trên 2 triệu quả pháo, trong đó 60% là đạn cối. Có những đợt, chỉ trong 3 ngày Trung Quốc đã bắn hơn 100.000 quả đạn đại bác vào khu vực Vị Xuyên. “Giữa chảo lửa đạn bom đó, những trận đánh giữ đất của bộ đội Việt Nam diễn ra vô cùng quyết liệt, bền bỉ trên các cao điểm 1509, 1100, 772, 685, Đồi Đài, Cô Ích, Bốn Hầm… Quân dân Việt Nam đã tiêu diệt và làm bị thương hàng vạn quân đối phương. Phía ta, hàng ngàn chiến sỹ đã anh dũng ngã xuống khi đang ở tuổi 18, đôi mươi, gác lại những ước mơ, hoài bão với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, Đại tá Cam nhấn mạnh.
Về đây đồng đội ơi
Ngày gặp lại, những người lính của Mặt trận Vị Xuyên năm nào mái đầu đã bạc, đôi mắt không còn tinh tường, nhưng vẫn ngời lên sự lạc quan, vui vẻ. Những câu hỏi: Ông ở B (trung đội) bao nhiêu? C (đại đội) nào? D (trung đoàn) mấy?... cứ vang khắp các con đường phố núi.
Có thể chẳng còn nhận ra nhau, những cái ôm vẫn thật chặt và rồi cùng nhau ôn lại những ký ức của một thời hoa lửa, kể về cuộc đời mình thời hậu chiến, về tình yêu, gia đình hay công việc với tâm thế tự hào khi được tham gia cuộc chiến bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Họ khoác vai nhau vừa đi vừa tâm sự và rồi những câu hát trong bài hát “Về đây đồng đội ơi” của nhạc sĩ Trương Quý Hải, nguyên là chiến sĩ tuyên văn của sư đoàn đã bật ra nghẹn ngào: “Hãy về đồng đội ơi! Còn nằm khe đá hay thung sâu... Về đây có nhau, như nguyện ước chiến hào ... Được hòa cùng bầy trẻ thơ bên sông Lô hát yên bình. Quân dân nồng ấm nghĩa tình”.
Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Mặt trận Vị Xuyên nằm trên điểm cao 468 ở lưng chừng núi Nậm Ngặt thuộc xã Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên) những ngày tháng 7 này đón rất nhiều đoàn đến thắp hương tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh. Đài khánh thành ngày 25/6/2016 và đã trở thành địa chỉ lịch sử - văn hóa góp phần tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Gặp nhau tại đây, cũng vẫn những câu hỏi vồn vã, những cái ôm thật chặt, những lời tâm sự chân thành, nhưng có thêm rưng rưng hoài niệm về những trận chiến khốc liệt đã cướp đi bao đồng đội. Bởi ngay trước mặt kia là trập trùng đồi núi từng mang những cái tên đáng sợ như: đồi thịt băm, suối cụt, lò vôi thế kỷ… vẫn còn gần 3.000 đồng đội đang nằm đó giữa đại ngàn xanh thẳm.
Cách núi Nậm Ngặt khoảng 6km, làng Pinh cũng là một địa chỉ mà hầu hết những đoàn cán bộ, chiến sĩ Vị Xuyên năm xưa tìm về. Từng được coi như căn cứ của mặt trận Vị Xuyên, tại đây có nhiều kho đạn dược hậu cần, có một bệnh viện dã chiến ngay lối vào làng. Tất cả bộ đội tham gia chiến dịch Vị Xuyên, trước khi đi giữ các chốt đều phải tập kết ở làng Pinh. Cả những người hy sinh hay bị thương cũng đưa về bệnh viện dã chiến ở làng Pinh để cứu chữa. Những người hy sinh được đưa ra con suối chảy qua làng Pinh để khâm liệm… Hôm nay, những dấu tích của chiến tranh không còn nữa, thay bằng cuộc sống yên ả, thanh bình và là nơi đón tiếp hàng trăm đoàn khách du lịch mỗi năm. Những vườn cây, ao cá, quầy lưu niệm, nhà hàng… đang góp phần giúp kinh tế địa phương chuyển hướng sang du lịch – dịch vụ và mang lại cuộc sống no đủ cho bà con.
Cách TP. Hà Giang 18km, Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của 1.797 liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc tại mặt trận Thanh Thuỷ-Vị Xuyên. Họ là những người con thuộc 32 tỉnh, thành phố trên mọi miền đất nước, trong đó còn 330 mộ hiện vẫn chưa có tên liệt sĩ. Những ngày tháng 7 này, con đường đến với Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên lại tấp nập hơn bao giờ hết. Năm nay, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu lại về đây dâng hoa, dâng hương, tưởng nhớ các liệt sĩ đã không tiếc máu xương, anh dũng hy sinh bảo vệ nền độc lập, tự do, chủ quyền của Tổ quốc.
Bên cạnh đó, các đoàn cựu binh từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Nội, Hà Tĩnh... đều trở về viếng, thắp hương tưởng nhớ những người đồng đội đã nằm xuống nơi chiến trường Vị Xuyên. Dưới chân Đài tưởng niệm, những cựu chiến binh lại rưng rưng trước anh linh đồng đội. Họ lại cùng cất vang lời bài ca “Về đây đồng đội ơi” của nhạc sĩ Trương Quý Hải. Bài hát truyền thống của cựu chiến binh Vị Xuyên lại vang lên da diết giữa miên man hồi ức và thực tại.
Đứng trên tượng đài nhìn xuống, núi rừng Hà Giang xanh ngát màu xanh của cây cối, ẩn nấp những nếp nhà sàn yên ả, thanh bình. Phía xa, dòng sông Lô, suối Thanh Thủy êm đềm uốn lượn tạo nên những nét vẽ mềm mại trên bức tranh phong cảnh hữu tình của mạnh đất địa đầu Tổ quốc. Cùng đất nước, vùng đất Vị Xuyên đã hồi sinh và bước sang một trang mới rạng rỡ hơn. Và lịch sử dân tộc sẽ mãi khắc ghi những ngày tháng oanh liệt cách đây 40 năm, tổ quốc đời đời ghi nhớ công ơn của các anh, những người lính Vị Xuyên đã anh dũng, kiên cường chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc với tinh thần mãnh liệt: “Sống bám đá đánh giặc, chết bám đá bất tử”.
Tùy bút của Nguyễn Thanh Nga
Tin liên quan
Tin mới hơn

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 | 24/04/2025 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 | 24/04/2025 Tin tức

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh
14:30 | 24/04/2025 Tin tức

Bình Định thông qua Đề án sắp xếp tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
08:49 | 22/04/2025 Tin tức

Họp mặt, dâng hương tại Đền Gia Định nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam
08:49 | 22/04/2025 Tin tức

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề
09:24 | 21/04/2025 Tin tức
Tin khác

Bình Định khánh thành tuyến đường mở ra không gian phát triển mới về phía Tây đầm Thị Nại
09:23 | 21/04/2025 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại phố cổ Hà Nội.
09:22 | 21/04/2025 Tin tức

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 | 18/04/2025 Tin tức

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11
17:42 | 16/04/2025 Tin tức

Hà Nội công nhận thêm 14 làng nghề và 108 sản phẩm OCOP cấp thành phố
16:14 | 15/04/2025 Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
14:39 | 15/04/2025 Tin tức

Hà Nội tổ chức festival Phở 2025 quy tụ thương hiệu ẩm thực phở 3 miền
09:08 | 15/04/2025 Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
21:47 | 14/04/2025 Tin tức

Chuyện kỳ bí chưa kể về làng diều sáo duy nhất tại Hà Nội
21:00 | 14/04/2025 Tin tức

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức lễ phong tặng Nghệ nhân và các danh hiệu Làng nghề Việt Nam đợt 2 lần thứ XI năm 2024
12:00 | 13/04/2025 Tin tức

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
21:37 | 12/04/2025 Tin tức

Festival Tinh Hoa Văn Hoá – Võ Thuật 2025: "Vươn Mình Từ Đất Tổ"
18:29 | 12/04/2025 Tin tức

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân