‘Kim chỉ nam’ và quyết tâm nâng cao hiệu quả điều hành của Chính phủ
Đầu tháng 8 vừa qua, chủ trì Phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu "4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không".
Bình luận về chỉ đạo này của Thủ tướng, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đặc biệt ấn tượng với "3 tăng cường". Theo ông Thịnh, việc ổn định xã hội cũng như làm sao để nắm bắt nhanh nhạy nhất tình hình để điều tiết, phối kết hợp các hoạt động trong nền kinh tế một các tốt nhất, tạo động lực tăng trưởng và phát triển đang là một trong những điểm Chính phủ và các cơ quan chức năng cần lưu tâm.
Trước đây, tác động của đại dịch gây ra sự đình trệ, đứt gãy trong chuỗi cung ứng và hoạt động kinh tế, xã hội. Vì vậy, việc tăng cường nắm bắt tình hình, diễn biến trong nước và quốc tế - điểm đầu tiên trong 3 tăng cường - trở thành một trong những mục tiêu rất quan trọng.
Ngoài ra, trên thực tế, chúng ta đã kiểm soát, thích ứng linh hoạt với đại dịch và gần như mở cửa trở lại tất cả các lĩnh vực như trước khi chưa có dịch. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn, nếu bùng phát trở lại sẽ cản trở sự tăng trưởng, phát triển.
"Do đó, củng cố sức mạnh cho lĩnh vực y tế cũng như phòng chống dịch COVID-19 nói riêng và các loại dịch bệnh khác cũng là điểm cần chú trọng. Cụ thể là tăng cường sức mạnh của y tế, để yên tâm tập trung, hướng tiềm lực vào sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm", ông Đinh Trọng Thịnh cho hay.
Cũng theo vị chuyên gia này, Chính phủ thể hiện quyết tâm phải tiếp tục đổi mới, cải cách hành chính như đơn giản hoá, số hoá thủ tục để có thời gian nhanh nhất, hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất trong việc triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Bởi lẽ đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Người đứng đầu Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống hành chính sẽ nâng cao hiệu quả điều hành một cách thiết thực nhất. Từ đó, sớm hình thành nên một Chính phủ điện tử phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Để mong muốn của các nhà quản lý phù hợp với mong muốn của xã hội
Liên quan đến "2 đẩy mạnh", ông Thịnh cho rằng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người dân và ổn định kinh tế xã hội, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế, là mục đích xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Đó cũng là mục tiêu cần phải tập trung triển khai trong thời gian còn lại không của năm 2022 nói riêng, cũng như trong giai đoạn hồi phục và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 nói chung.
"Việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm là động lực để tiếp tục tăng cường sức mạnh của nền kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, đảm bảo an sinh và các cân đối lớn", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Đối với yêu cầu về đẩy mạnh giải ngân đầu tư xã hội nói chung, đặc biệt là đầu tư công, ông Đinh Trọng Thịnh phân tích, bất kể nền kinh tế nào muốn tăng trưởng và phát triển đều phải dựa trên nền tảng là hoạt động đầu tư trôi chảy, có vốn để thúc đẩy vòng quay của sản xuất kinh doanh. Lúc đó, năng suất và hiệu quả của nền kinh tế mới được đẩy lên một bước mới.
Giải ngân được đầu tư xã hội, đặc biệt là đầu tư công sẽ là vốn mồi, thúc đẩy cầu tiêu dùng, cũng như tận dụng cơ hội để phát triển kinh tế xã hội, thay đổi cơ sở hạ tầng cơ bản, giải quyết các điểm nghẽn của nền kinh tế trong trước mắt và lâu dài. Trong năm 2022, tính đến hiện nay, chúng ta mới giải ngân được 34,5% vốn đầu tư công, thấp so với năm ngoái. Hơn thế nữa, trong năm nay, chúng ta còn một khối lượng lớn vốn đầu tư công của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế chưa được phân bổ.
Vì lẽ đó, theo ông Thịnh, việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh hiệu quả và tiến độ giải ngân đầu tư công cần phải trở thành trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, của những người đứng đầu các đơn vị, các chủ đầu tư. Cần phải coi đây là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm để hoàn thành. Đối với những khó khăn, nên nhanh chóng nghiên cứu, xem xét, tháo gỡ với tinh thần trách nghiệm cao.
Nhận định thêm về yêu cầu của Thủ tướng, chuyên gia kinh tế này cho rằng, thời gian qua, chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong nắm bắt tình hình, điều hành nền kinh tế tương đối khoa học và hợp lý. Đặc biệt, đã có sự phối kết hợp tương đối chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để giúp cho quá trình hồi phục của nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực và ngành nghề, như ngân hàng chẳng hạn, gần như dừng lại đột ngột về tín dụng bất động sản, chứng khoán.
Có thể nói, công tác xử lý, điều hành nếu mềm mại, linh hoạt hơn thì sẽ đỡ gây ra vướng mắc, khó khăn cho các lĩnh vực này trong thực tiễn. Theo ông Thịnh, vấn đề quan trọng là chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà nước đáng ra phải sớm hơn, phân loại đối tượng rõ ràng, hợp lý hơn thì sẽ tránh được "điều hành giật cục" như "1 kiên quyết" trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
"Việc điều hành, xử lý là đúng nhưng làm sao để linh hoạt, phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất, bảo đảm nghiêm minh nhưng tránh giật cục thì hoạt động kinh tế - xã hội sẽ diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn. Khi đó, mong muốn của các nhà quản lý sẽ hoàn toàn phù hợp với mong muốn của xã hội", ông Đinh Trọng Thịnh cho biết./
Chinhphu.vn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 | 30/06/2025 Tin tức
Tin khác

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
09:42 | 30/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 | 28/06/2025 Tin tức

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại
10:26 | 27/06/2025 Tin tức

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt
10:29 | 26/06/2025 Tin tức

Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025
10:04 | 26/06/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
09:48 | 25/06/2025 Tin tức

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 | 24/06/2025 Tin tức

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín
10:54 | 24/06/2025 Tin tức

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024
19:09 | 23/06/2025 Tin tức

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
09:34 | 23/06/2025 Tin tức

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm
21:00 | 22/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức