Khẩn trương xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác
Phân loại chất thải tại nguồn chưa cao
Theo “Báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia 2016 - 2020” do Bộ TN&MT công bố cuối năm 2021, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) vẫn tiếp tục gia tăng trên phạm vi cả nước, trung bình 64.658 tấn/ngày. Lượng CTRSH ước tính ở các đô thị tăng trung bình 10 - 16%/năm (với tổng khối lượng phát sinh 35.624 tấn/ngày, hơn 13 triệu tấn/năm, chiếm tới 55% tổng khối lượng CTRSH phát sinh của cả nước). Cũng theo kết quả thống kê giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ thu gom và xử lý CTRSH đô thị tăng trung bình 2%/năm, phần lớn chỉ được xử lý bằng hình thức chôn lấp thô sơ. Việc phân loại chất thải rắn chưa được triển khai thường xuyên, rộng rãi và không đồng bộ với hoạt động thu gom, xử lý.
Hiện, trung bình mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng hơn 7.000 tấn rác, chủ yếu chuyển đến bãi chôn lấp thuộc Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây). Với công nghệ xử lý hiện tại và lượng rác thải ngày càng tăng, theo tính toán, những bãi chôn lấp rác này sẽ hết khả năng tiếp nhận trong thời gian không xa.
Mặc dù thời gian qua, công tác phân loại chất thải tại nguồn đã được các cấp, các ngành và địa phương tích cực xây dựng các chương trình, dự án để tổ chức triển khai thực hiện, tuy nhiên, việc phân loại tại nguồn chưa đạt được kết quả cao do quy định chưa có tính cưỡng chế cao, chủ yếu mang tính khuyến khích. Mặt khác, hiện nay nhiều địa phương chưa có thiết bị, phương tiện thu gom riêng đối với từng loại chất thải được phân loại. Do vậy, trong nhiều trường hợp, chất thải đã được phân loại được vận chuyển chung trong cùng thiết bị, phương tiện, một số trường hợp cơ sở xử lý chỉ áp dụng một phương pháp xử lý chung đối với chất thải đã được phân loại nên hiệu quả của việc phân loại tại nguồn không cao.
Trong khi đó, công tác quản lý chất thải rắn ở nước ta chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, chưa tiết kiệm quỹ đất, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường, đã và đang là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về phân loại CTRSH
Để giải quyết các tồn tại, bất cập nêu trên, Bộ TN&MT đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành quy định về phân loại CTRSH tại nguồn trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Theo đó, CTRSH được phân loại theo nguyên tắc: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và CTRSH khác; đồng thời đưa ra lộ trình thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024.
Hiện, Bộ TN&MT đang khẩn trương xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về phân loại CTRSH tại nguồn để làm cơ sở cho các địa phương áp dụng, thực hiện quy định nêu trên. Bộ sẽ ban hành và công bố Danh mục công nghệ xử lý CTRSH khuyến cáo áp dụng tại Việt Nam, làm cơ sở cho các địa phương tổ chức triển khai; Xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bãi chôn lấp chất thải rắn và về lò đốt chất thải; Ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại rác thải tại nguồn để các địa phương làm căn cứ thực hiện; Triển khai thí điểm các hoạt động phân loại CTRSH tại hộ gia đình và cá nhân tại một số địa phương; Ban hành các hướng dẫn kỹ thuật đối với việc cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, các khu vực bị ô nhiễm do rác thải gây ra, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý CTRSH theo các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thống nhất với Bộ Xây dựng về cơ quan ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết các nội dung trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Bài, ảnh: Mai Chi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước
09:22 | 03/07/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề
15:11 | 25/06/2025 Môi trường

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề
09:46 | 24/06/2025 Môi trường

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng
10:57 | 18/06/2025 Môi trường

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 | 13/06/2025 Môi trường

Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực
09:48 | 30/05/2025 Môi trường
Tin khác

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững
10:24 | 28/05/2025 Môi trường

Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ
09:33 | 27/05/2025 Môi trường

Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề
14:01 | 26/05/2025 Môi trường

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 | 07/05/2025 Môi trường

Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm
08:51 | 22/04/2025 Môi trường

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
13:41 | 07/03/2025 Môi trường

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém
10:16 | 18/02/2025 Môi trường

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh
08:41 | 14/02/2025 Môi trường

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp
11:14 | 07/02/2025 Môi trường

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
10:13 | 30/12/2024 Môi trường

Dự báo thời tiết ngày 30/12/2024: Hà Nội sương mù, rét ngày đầu tuần
09:56 | 30/12/2024 Môi trường

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 | 19/12/2024 Môi trường

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
19:11 | 30/09/2024 Môi trường

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP