IMF: Việt Nam chống Covid-19 thành công gợi hướng đi cho các nước đang phát triển
Một chiến sĩ cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ trên sân vận động Thiên Trường khi các trận đấu của V-league
trở lại sau dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.
"Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có bão giông mới sáng danh tùng bách”. Đến nay, Việt Nam đã cho thấy sức mạnh và sự ổn định trong cuộc chiến vượt qua cơn bão Covid-19 và trở thành một hình mẫu thành công về cách thức một quốc gia đang phát triển có thể chống lại đại dịch, nhóm tác giả mở đầu bài viết.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể do nhu cầu tiêu dùng suy yếu và thương mại giảm, chiến lược ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả sẽ cho phép phục hồi nhanh hơn.
Ngay từ đầu, nhiều người đã dự báo đây là một trận chiến khó khăn đối với Việt Nam. Việt Nam được cho là rất dễ bị tổn thương khi có đường biên giới dài và giao thương rộng với Trung Quốc, khu vực đô thị có mật độ dân cư cao và cơ sở hạ tầng y tế còn hạn chế. Tuy nhiên, chiến lược ngăn chặn hiệu quả đã giúp Việt Nam – quốc gia có dân số gần 100 triệu người chỉ ghi nhận 372 ca mắc [tính tới ngày 12/7-ND] và không có trường hợp tử vong nào. Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên trên thế giới gỡ bỏ gần như toàn bộ các biện pháp hạn chế trong nước.
Chiến lược thành công của Việt Nam một phần là nhờ kinh nghiệm đối phó với các đợt bùng phát dịch bệnh trước đó như dịch SARS hồi năm 2003. Ngay từ sớm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo ưu tiên vấn đề sức khỏe người dân hơn các vấn đề kinh tế. Chiến lược này đã được nhanh chóng triển khai với sự giúp đỡ của các cơ quan liên quan. Các kênh thông tin, truyền thông hiệu quả và minh bạch cũng giúp người dân chống dịch hiệu quả và đây là bài học rất có ý nghĩa cho các nước đang phát triển.
Cho đến nay, Việt Nam đã hạn chế thành công sự lây lan của đại dịch Covid-19, nhưng đương nhiên cũng không tránh khỏi những tác động về mặt kinh tế. Dự báo, nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước suy yếu sẽ làm tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể, từ mức gần 7% trong những năm gần đây xuống mức 2,7% trong năm 2020.
Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh đến kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ nhẹ hơn so với hầu hết các nước trong khu vực. Triển vọng phục hồi có vẻ khả quan khi các biện pháp cách ly xã hội được dỡ bỏ, doanh nghiệp nối lại hoạt động và người tiêu dùng quay trở lại các cửa hiệu, nhà hàng.
Có những dấu hiệu về sự phục hồi trong nước với doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp đã phục hồi từ mức thấp trong thời gian thực hiện cách ly xã hội. Tuy vậy, sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cũng sẽ đòi hỏi sự phục hồi kinh tế của các đối tác thương mại của Việt Nam.
Nhanh chóng đưa ra biện pháp phòng, chống dịch bệnh
Ngay sau khi Trung Quốc chính thức thông báo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về một số trường hợp viêm phổi bất thường vào ngày 31/12/2019, Việt Nam đã nhanh chóng hoàn tất đánh giá rủi ro y tế. Đến ngày 21/1, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về phòng chống và phát hiện dịch bệnh. Ngay trước cuối tháng 1, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch ứng phó quốc gia và thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh. Điều này rất quan trọng để phối hợp các hành động và kết nối liên lạc của các chủ thể có liên quan ở các cấp chính quyền khác nhau.
Các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt dần được áp dụng, bao gồm kiểm tra sức khỏe tại sân bay, giãn cách xã hội, tạm thời không cho du khách nước ngoài nhập cảnh, cách ly 14 ngày đối với khách quốc tế, đóng cửa trường học và hủy bỏ các sự kiện công cộng. Việc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng cũng được thực thi nghiêm ngặt ngay cả trước khi WHO ra khuyến nghị, cùng với đó là yêu cầu rửa tay sát khuẩn ở nơi công cộng, nơi làm việc và các khu chung cư. Việt Nam cũng đã đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu trên toàn quốc và áp dụng hạn chế đi lại nghiêm ngặt trong 3 tuần đầu của tháng 4 trên hầu khắp cả nước.
Các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ và hiệu quả
Trong khi những nước phát triển tiến hành xét nghiệm hàng loạt trên diện rộng với chi phí cao thì Việt Nam tập trung vào các trường hợp nghi nhiễm và có nguy cơ cao. Theo số liệu của bài viết, Việt Nam chỉ thực hiện 350.000 xét nghiệm, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dân số, song lại rất hiệu quả. Việt Nam có tỉ lệ số ca xét nghiệm/số ca dương tính đạt mức 1.000 người, cao nhất thế giới.
Song song với đó, Việt Nam tiến hành phương pháp truy vết, cách ly trên diện rộng, nhằm cả đến những đối tượng F3. Những người sống gần người bị xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 - đôi khi cả một con đường hoặc một ngôi làng - đều được xét nghiệm và nhanh chóng cách ly để hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Gần 450.000 người đã được cách ly (tại bệnh viện, tại các trung tâm cách ly tập trung hoặc tự cách ly). Công dân Việt Nam được điều trị và cách ly tại bệnh viện miễn phí.
Việc ngăn chặn sớm và sử dụng các cơ sở công cộng, doanh trại quân đội sẵn có cho thấy hiệu quả về mặt chi phí. Chính phủ ước tính chi ngân sách khoảng 0,2% GDP để đối phó với dịch bệnh, trong đó khoảng 60% nguồn chi là để mua thiết bị, vật tư y tế và phần còn lại dành cho các hoạt động phòng ngừa dịch bệnh.
Toàn xã hội vào cuộc
Sự đoàn kết, đồng lòng của người dân là yếu tố quyết định thành công. Ngay từ giai đoạn đầu, việc tuyên truyền về sự nguy hiểm của virus và về chiến lược ngăn chặn dịch bệnh đã được công khai, minh bạch. Thông tin chi tiết về triệu chứng, biện pháp phòng tránh và các điểm xét nghiệm đã nhanh chóng được truyền tải qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang web của chính phủ, thông qua các cấp các ngành, áp phích tại các bệnh viện, các văn phòng, tòa nhà chung cư và các khu chợ, qua tin nhắn, nhạc chờ điện thoại… Cách tiếp cận đa phương tiện được phối hợp nhuần nhuyễn đã giúp củng cố niềm tin của dân chúng và giúp xã hội tuân thủ các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn chặn đại dịch./.
Theo VOV
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 | 02/07/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức
Tin khác

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 | 30/06/2025 Tin tức

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
09:42 | 30/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 | 28/06/2025 Tin tức

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại
10:26 | 27/06/2025 Tin tức

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt
10:29 | 26/06/2025 Tin tức

Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025
10:04 | 26/06/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
09:48 | 25/06/2025 Tin tức

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 | 24/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP