Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đất danh hương, khoa bảng, trăm nghề

LNV - Nằm ở phía Nam của Hà Nội, Thường Tín có vị trí địa lý quan trọng đối với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội và vùng đất danh hương với bề dày văn hóa, lịch sử. Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống cùng lợi thế riêng có của đất và người nơi đây, Thường Tín đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, từng bước hình thành một đô thị làng nghề, đô thị sinh thái, đô thị kết nối, trở thành một quận phát triển của Thủ đô Hà Nội trong tương lai.
Đất danh hương, đất trăm nghề...

Nằm ở phía Nam Kinh thành Thăng Long - Hà Nội, Thường Tín là đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống khoa bảng, cũng là vùng đất trăm nghề, nơi tiếp nhận, lưu giữ, lan tỏa nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội.


Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao huân chương lao động hạng Ba cho huyện Thường Tín về thành tích xây dựng Nông thôn mới.(Ảnh: Minh Lý)


“Là vùng đất cao ráo bằng phẳng, ruộng thì vào hạng thượng thặng, cấy lúa thích hợp, nhân công làm lụng hơn các lộ khác, các triều phí dụng nuôi quân đều nhờ ở đây” - từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã viết như vậy trong sách “Dư địa chí”. Với vị thế ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, “cửa ngõ” kinh đô, Thường Tín là nơi tiếp nhận và lan tỏa nhiều giá trị văn hóa, cũng là quê hương của nhiều nhân vật kiệt xuất, rạng danh lịch sử, như: Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Dương Trực Nguyên, Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến, Lương Trúc Đàm… Trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam, Thường Tín có tới 68 vị tiến sĩ, là địa phương đứng đầu Hà Nội về số người đỗ đạt.

Thường Tín còn biết đến là một vùng quê trù phú, nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống được xếp hạng tinh hoa. Ca dao xưa có câu: “Xâm Động là đất trồng hành. Mễ Hòa chẻ nứa đan mành ta mua. Quýt Đức thêu quạt, thêu cờ. Nhị Khê tiện gỗ đền thờ chạm hoa. Làng Giai tơi lá che mưa. Trát Cầu bông sợi kém thua gì người. Lược thưa Thụy Ứng chàng ơi. Trăm nghề quê thiếp, thiếp mời chàng mua...”. Thường Tín là nơi phát tích của nghề thêu, nghề sơn… và nhiều con phố nghề của đất Thăng Long - Hà Nội, như: Yên Thái, Hàng Trống, Hàng Hòm, Hàng Gai, Tố Tịch… còn ghi dấu ấn tài hoa của những nghệ nhân Thường Tín.


Các vị lãnh đạo huyện Thường Tín lên đón nhận huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng.(Ảnh: Minh Lý)


Là mảnh đất giàu truyền thống, Thường Tín có một hệ thống di tích lịch sử - văn hóa không nơi nào có được với 462 di tích (trong đó có 122 di tích được xếp hạng lịch sử văn hóa, 61 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia, 61 di tích xếp hạng cấp thành phố) và cũng là nơi lưu giữ nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như các lễ hội truyền thống phản ánh đời sống tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp: Lễ hội chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi), lễ hội làng Đại Lộ (xã Ninh Sở), lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên)…

Truyền thống văn hóa chính là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực phát triển của Thường Tín trong suốt chiều dài lịch sử, tạo nên thế và lực mới cho đất danh hương, đất trăm nghề bước vào cuộc kiến tạo mới, trước mắt trở thành một huyện nông thôn mới, hướng tới huyện nông thôn mới nâng cao và một quận của Thủ đô trong tương lai gần.


Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành Ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội phát biểu tại Lễ kỉ niệm 190 năm thành lập Thường Tín.(Ảnh: Minh Lý)


Xác định, phát huy tiềm năng và lợi thế riêng có, đổi mới tư duy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân… vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của Thường Tín trong giai đoạn phát triển mới, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp mang tính đột phá và tạo nền tảng quan trọng cho các bước phát triển tiếp theo.

Thường Tín đã hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 4.546,2ha (đạt 105,67%) kế hoạch, tạo cơ sở hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung. Cùng với đó là việc hình thành, đưa vào hoạt động 11 cụm công nghiệp (190 doanh nghiệp); phát triển hệ thống làng nghề (82 làng có nghề và 48 làng được công nhận làng nghề truyền thống, 1 làng được công nhận làng nghề Hà Nội), tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động… Đặc biệt, việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề không chỉ mở hướng phát triển kinh tế nông thôn mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần tăng thu nhập cho người dân…

Năm 2020, tổng giá trị sản xuất của Thường Tín đạt 31.438,4 tỷ đồng và đạt chuẩn huyện nông thôn mới (sớm hơn kế hoạch 1 năm). Nền tảng mới tạo động lực mới cho Thường Tín vượt qua những thách thức trên chặng đường phát triển để đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, làm cho đất danh hương, đất trăm nghề ngày càng văn minh, hiện đại hơn.

Một quận phát triển trong tương lai gắn với đô thị kết nối

Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Thường Tín đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, phấn đấu cơ bản các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tiếp tục phát triển kinh tế với cơ cấu hợp lý, gắn với bảo vệ môi trường; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng. Đến năm 2030, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển kinh tế bền vững; phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí quận của Thủ đô Hà Nội.


Các đồng chí lãnh đạo đi kiểm tra và động viên cơ sở về công tác phòng dịch Covid -19. (Ảnh: Minh Lý)


Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, cùng với việc triển khai mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, Thường Tín tập trung vào hai định hướng lớn. Thứ nhất, phát triển thành quận của Thủ đô trong tương lai, một đô thị làng nghề trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực văn hóa của đất trăm nghề, trong đó chú trọng việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội…, tạo động lực mới phát triển kinh tế nông thôn. Thứ hai, phát triển đô thị kết nối trên cơ sở tận dụng tối đa thế mạnh của Thường Tín là vùng đất trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, là đầu mối giao thông, lại có hệ thống đường sắt, đường thủy thuận lợi làm nơi trung chuyển hàng hóa, đầu mối giao thương…

Huyện có 49 làng nghề được thành phố công nhận, 126 làng có nghề ở 167 thôn, xóm, cụm dân cư. Trong nhiệm kỳ 2020-2025, huyện đề xuất thành phố cho triển khai 28 cụm công nghiệp làng nghề để di chuyển sản xuất làng nghề ra khỏi cụm dân cư; đồng thời đề xuất thành phố cho triển khai các dự án khu công nghiệp: Bắc Thường Tín, Phụng Hiệp, Habeco nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế làng nghề…

Để phát triển văn hóa gắn với du lịch, huyện chủ trương sau thành công của dự án Văn Từ Thượng Phúc, huyện báo cáo thành phố cho khởi công dự án Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi vào tháng 8-2022. Đồng thời xin ý kiến triển khai dự án Trung tâm Văn hóa Thương mại du lịch làng nghề trên ô đất 8,43ha tại xã Văn Bình; các khu du lịch sinh thái tại xã Vân Tảo, Tự Nhiên; phát triển hạ tầng cơ sở, giao thông cho chuỗi du lịch văn hóa lịch sử gắn với các di tích chùa Đậu, chùa Mui…

Cũng nhằm phát triển thành điểm kết nối, trong năm tới, huyện phấn đấu triển khai dự án cầu vượt Dương Trực Nguyên trên tuyến đường 427 với kết cấu hiện đại; cải tạo tuyến quốc lộ 1A qua thị trấn Thường Tín, phát triển tuyến đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên… để kết nối các quận, huyện và tỉnh lân cận; đồng thời, đầu tư nâng cấp các bến cảng hiện có. Đặc biệt, Thường Tín đang xây dựng quy hoạch phát triển giao thông - vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội, coi hạ tầng giao thông - vận tải đi trước một bước, tạo hệ thống logistics là nguồn lực, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện các định hướng lớn, với tầm tư duy mới, Thường Tín xác định “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy”, “là gốc của mọi công việc” nên đã và đang tập trung xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và thực thi công vụ, làm nòng cốt trong việc hoạch định, triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ. Và để Thường Tín mãi mãi là đất danh hương, để trăm nghề trở thành nguồn động lực phát triển bền vững, Thường Tín rất cần sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội, sự vào cuộc trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là sự đồng thuận, chung sức của mỗi người dân trong mục tiêu chung hướng tới phồn vinh, thịnh vượng.

Nguyễn Tiến Minh
Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thường Tín

Những danh hiệu thi đua của huyện Thường Tín trong giai đoạn 2014-2021

- Năm 2014: Huân chương Lao động hạng Nhì (giai đoạn 2009-2013) tại Quyết định số 1829/QĐ-CTN ngày 31-7-2014 của Chủ tịch nước; Cờ thi đua thành phố tại Quyết định số 6409/QĐ-UBND ngày 3-12-2014 của UBND thành phố Hà Nội.

- Năm 2015: Bằng khen về thành tích xuất sắc toàn diện tại Quyết định số 6764/QĐ-UBND ngày 9-12-2015 của UBND thành phố Hà Nội.

- Năm 2016: Cờ thi đua thành phố tại Quyết định số 6794/QĐ-UBND ngày 12-12-2016 của UBND thành phố Hà Nội; Bằng khen trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tại Quyết định số 2950/QĐ-UBND ngày 9-6-2016 của UBND thành phố Hà Nội.

- Năm 2017: Bằng khen về thành tích xuất sắc toàn diện tại Quyết định số 8388/QĐ-UBND ngày 1-12-2017 của UBND thành phố Hà Nội.

- Năm 2018: Cờ thi đua thành phố tại Quyết định số 6659/QĐ-UBND ngày 7-12-2018 của UBND thành phố Hà Nội.

- Năm 2019: Huân chương Lao động hạng Nhất tại Quyết định số 1384/QĐ-CTN ngày 20-8-2019 của Chủ tịch nước; Cờ thi đua thành phố tại Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 2-1-2020 của UBND thành phố Hà Nội.

- Năm 2021: Huân chương Lao động hạng Ba tại Quyết định số 1800/QĐ-CTN ngày 15-10-2021 của Chủ tịch nước; Cờ thi đua Chính phủ tại Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 4-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 21-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ.


Nhờ xây dựng nông thôn mới nâng cao, môi trường, cảnh quan của xã Văn Bình (huyện Thường Tín) ngày càng xanh, sạch, đẹp.


Thành tích trong xây dựng nông thôn mới

Sau 10 năm thực hiện triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Thường Tín đã đạt và vượt mục tiêu đề ra trước 1 năm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nổi bật, công tác xây dựng nông thôn mới được cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Huyện ủy - HĐND - UBND huyện đã quyết liệt chỉ đạo ngay từ khi bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thành ủy, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của người dân, chương trình đã đạt được những kết quả nổi bật, rõ nét.

Trong thời gian triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã huy động được người dân đóng góp 187.952 ngày công, hiến 2.820m2 đất thổ cư, 44.039m2 đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, 638,1 tỷ đồng tiền mặt, hiện vật… để xây dựng nông thôn mới.

Kết quả, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện. Hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương, thủy lợi phục vụ sản xuất được ưu tiên đầu tư bảo đảm an toàn trong phòng, chống lũ, tiêu thoát nước.

Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như sản xuất lúa hàng hóa tập trung; vùng nuôi trồng thủy sản… Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị được quan tâm, đến nay trên địa bàn huyện có 14 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, đến hết năm 2020 đã đạt 55,1 triệu đồng/người/năm tăng gấp 2 lần so với thu nhập năm 2015, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%; 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; 84,6% hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn…

Huyện Thường Tín đang triển khai thực hiện 63 đồ án quy hoạch

6 đồ án điều chỉnh quy hoạch sản xuất các xã; 51 đồ án quy hoạch chi tiết trung tâm thị trấn, xã và điểm dân cư nông thôn các xã; Đồ án quy hoạch chi tiết một phần của ô quy hoạch ký hiệu C3-4 và C3-6 thuộc Quy hoạch phân khu đô thị S5 tại xã Nhị Khê (phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất); Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 Khu văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở xã Minh Cường - số 1 thuộc Quy hoạch chung huyện Thường Tín đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 và Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Phú Xuyên tỷ lệ 1/10.000; Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị số 1 - Nhị Khê thuộc khu C3-6 thuộc phân khu đô thị S5 thành phố Hà Nội; Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị số 3 - Nhị Khê thuộc khu C3-4 thuộc phân khu đô thị S5 thành phố Hà Nội; Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Thường Tín đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, tỷ lệ 1/25.000; Đồ án quy hoạch chi tiết nghĩa trang nhân dân tập trung huyện Thường Tín, tỷ lệ 1/500.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024

Khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024

LNV - Tối ngày 29/11, tại TP. Vinh, dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024.
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3

LNV - Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 diễn ra từ ngày 29/11-3/12, tại Khu đô thị Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội với sự tham gia của 260 đơn vị.
Tuyển phóng viên, cộng tác viên

Tuyển phóng viên, cộng tác viên

LNV - Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, Tạp chí Làng nghề Việt Nam sẽ tuyển dụng phóng viên/ cộng tác viên.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

OVN - Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - chủ cơ sở kinh doanh Yến Sào Thiên Nga, là một trong những người tiên phong trong việc dẫn dụ, nuôi và chế biến tổ yến tại 45 Lê Duẩn, Thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Với đam mê và sự nỗ lực không ngừng, chị đã biến ý tưởng ban đầu thành một mô hình kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã

LNV - Tối 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024) do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.

Tin khác

Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội

Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội

LNV - Sáng 30/11, UBND xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An - Làng nghề Hà Nội. Lãnh đạo thị xã, các phòng, ban cùng đông đảo người dân thôn Vạn An, xã Sơn Đông đến dự buổi lễ.
TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung

TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung

Hội nghị giao thương Việt Nam – Trung Quốc (Quý Dương) tổ chức tại TP. HCM ngày 26/11 đã diễn ra thành công, với cam kết thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, kinh tế, và logistics. Một trong những kết quả đáng chú ý là việc khôi phục đường bay thẳng TP. HCM – TP. Quý Dương và mở tuyến xe tải xuyên biên giới kết nối Việt Nam với Khu thương mại Tự do và Kho ngoại quan Quý Dương tại Hà Nội.
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

LNV - Được sự đồng ý của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, sáng 30/11/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Sơn Đông cùng cán bộ, nhân dân Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận Làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ

Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ

LNV - Tối 30/11, phường Vạn Phúc (quận Hà Đông - Hà Nội) khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 với chủ đề “Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ”.
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

LNV - Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, vào 15h30 chiều nay (30/11), Quốc hội làm lễ bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sau 29,5 ngày làm việc tích cực và hiệu quả.
Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

LNV - Ngày 28/11, tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024) và đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa.
Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc

Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc (Hà Nội) không chỉ tôn vinh truyền thống nghề lụa, quảng bá sản phẩm địa phương mà còn thúc đẩy du lịch và giá trị thương mại, tạo nên dấu ấn đậm nét cho phường Vạn Phúc và quận Hà Đông.
Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO

Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO

LNV - Bảo vật quốc gia Cửu Đỉnh chính thức đón nhận bằng công nhận là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

LNV - Ngày 27.11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa có các Quyết định công nhận thêm hai nghề là Nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá

Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá

OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng

Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng

LNV - Gìn giữ nghề sơn mài truyền thống hay khôi phục nghề khắc in mộc bản không còn là câu chuyện làng nghề, mà là câu chuyện đi tìm thị trường cho các sản phẩm nghề thủ công truyền thống nói chung.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố

LNV - Trường THCS Phú Sơn tiền thân là Trường cấp 2 của huyện Bất Bạt, được thành lập năm 1956, ban đầu trường chỉ có 2 lớp học với vài chục học sinh, sau gần 70 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã có một cơ ngơi đàng hoàng to đẹp, đạt chuẩn Quốc gia, với 12 lớp học, 42 cán bộ giáo viên nhân viên, quản lý giáo dục 667 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng

LNV - Vừa qua, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 nhằm giao lưu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Thủ đô và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Hồng.
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa

Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa

LNV - Ngày 8/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng Giấy khen cho các nghệ nhân và thợ lành nghề có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, tu bổ di tích điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.
Hà Nội: Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hà Nội: Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

LNV - Sáng ngày 17/11, tại Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo (Phú Lương - Hà Đông). Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

LNV - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn huyện. Ngay từ đầu giai đoạn, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung của chương trình.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huy
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

LNV - Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã ban hành công văn số 1545-CV/HU ngày 4/6/2024 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện trong 2 năm 2024 - 2025.
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động