Hội thảo “Phát triển các sản phẩm cho thị trường quà tặng, quà lưu niệm du lịch mang tính chuyên nghiệp, độc đáo, bản sắc địa phương miền Cố đô”
Hội thảo nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng và tình hình sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh, qua đó xác định những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và đề xuất các phương án phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm phục vụ khách du lịch đến Ninh Bình trong thời gian tới, đặc biệt là tạo cơ hội kết nối và tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý, cơ quan thông tấn, báo chí về xây dựng sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch của tỉnh.
Hội thảo “Phát triển các sản phẩm cho thị trường quà tặng, quà lưu niệm du lịch mang tính chuyên nghiệp, độc đáo, bản sắc địa phương miền Cố đô” |
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: PGS.TS Đoàn Minh Huấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Mai Văn Tuất - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh, Phạm Quang Ngọc - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh, Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia, TS. Nguyễn Như Chinh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh, đại diện Sở Du lịch Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam; đại diện các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp thiết kế sáng tạo quà tặng du lịch; các công ty kinh doanh quà tặng, quà lưu niệm tiêu biểu trong và ngoài tỉnh.
Ông Bùi Văn Mạnh, Tỉnh uỷ viên - Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu khảo cổ, Công ty quà tặng và các phóng viên tham quan khảo sát khu du lịch sinh thái Tràng An |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ thông tin chung về lịch sử, vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh gắn với truyền thống văn hóa của tỉnh Ninh Bình. Đây là cơ sở quan trọng để du lịch Ninh Bình phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh, bước đầu tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác phát triển; tiếp tục trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, thuộc 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước; nhiều chuyên trang du lịch uy tín quốc tế bình chọn, nhắc đến như là địa phương duy nhất của Châu Á góp mặt và đứng thứ 7 trong danh sách 10 vùng đất thân thiện nhất thế giới.
Năm 2023, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình cơ bản đã phục hồi và phát triển trở lại sau đại dịch Covid-19, toàn tỉnh đón trên 6,5 triệu lượt khách tham quan, tăng 77% so với năm 2022, trong đó có trên 450 nghìn lượt khách. Doanh thu đạt hơn 6.516 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2022.
Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Bình có tiềm năng rất lớn để sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch, bởi có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và có lượng khách du lịch đến tham quan hàng năm rất lớn. Tỉnh Ninh Bình là nơi hình thành, lưu giữ nhiều làng nghề thủ công, truyền thống có bề dày lịch sử, văn hóa hàng trăm năm cùng cảnh quan đặc sắc, hội tụ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với đời sống cộng đồng dân cư địa phương.
Toàn tỉnh có 77 làng nghề được công nhận; 183 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP… Khai thác lợi thế từ các sản phẩm được chứng nhận OCOP, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống thời gian gần đây, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động đầu tư máy móc, cải tiến bao bì mẫu mã, mở rộng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đặc trưng, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, thúc đẩy ngành "công nghiệp không khói" của tỉnh phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Ninh Bình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Một trong những tồn tại đã được chỉ ra là thiếu sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch mang tính chuyên nghiệp, độc đáo mang bản sắc riêng, do đó làm hạn chế chi tiêu, mua sắm của khách du lịch, dẫn đến tình trạng lượng khách đến tỉnh đông, nhưng tổng thu du lịch còn hạn chế. Số lượng các đơn vị, doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh quà tặng, sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn tỉnh còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; còn thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, phân phối quà tặng, quà lưu niệm du lịch.
Khu du lịch sinh thái Tràng An |
Tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những tỉnh khá, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững của vùng đồng bằng sông Hồng; là một trong những trung tâm du lịch cấp quốc gia, đẳng cấp quốc tế; là miền đất đáng sống, an toàn và thân thiện. Do vậy, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới được xác định là "Phát triển nhanh và bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội; trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng nổi trội, giá trị độc đáo và lợi thế riêng có của địa phương, cốt lõi là lấy bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa - lịch sử, cảnh quan thiên nhiên cùng truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư làm nguồn lực và động lực phát triển".
Hội thảo "Phát triển các sản phẩm cho thị trường quà lưu niệm, quà tặng du lịch mang tính chuyên nghiệp, độc đáo, bản sắc địa phương miền Cố đô" có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Ninh Bình. Do vậy, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn tại Hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học, các đơn vị thiết kế, sáng tác, sản xuất quà tặng, quà lưu niệm du lịch trong và ngoài tỉnh chia sẻ, trao đổi, đóng góp những ý tưởng, giải pháp cho tỉnh Ninh Bình phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm ấn tượng, độc đáo mang sắc thái riêng của vùng đất Cố đô.
Trong đó, tập trung đánh giá làm rõ thực trạng sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch của tỉnh Ninh Bình, nhất là vấn đề mẫu mã, chất lượng, chủng loại, giá cả, yếu tố văn hóa đặc trưng riêng có của các sản phẩm tại mỗi khu, điểm du lịch… Chia sẻ những kinh nghiệm, những bài học hay về phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm ở trong nước và quốc tế, gợi ý những cách làm, ý tưởng hay phát triển sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm cho tỉnh Ninh Bình; khai thác phát triển các sản phẩm quà tặng du lịch độc đáo, ấn tượng riêng có của Ninh Bình; vấn đề cơ chế, chính sách, cơ chế phối hợp, kết nối giữa nhà thiết kế, nhà sản xuất và nhà phân phối để đưa các ý tưởng thành sản phẩm ra thị trường; vấn đề truyền thông, xây dựng thương hiệu điểm đến gắn với các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm.
Ngay sau khai mạc, Hội thảo tiếp tục với 2 phiên thảo luận: Phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề "Đánh giá thực trạng thị trường sản phẩm quà lưu niệm, quà tặng du lịch của Ninh Bình". Phiên thảo luận 2 với chủ đề "Giải pháp nghiên cứu, thiết kế mẫu sản xuất, phát triển sản phẩm quà tặng du lịch Ninh Bình và cơ chế,chính sách thúc đẩy". Trước đó, các đại biểu tham dự Hội thảo đã có chuyến khảo sát khu du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính, Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, Khu di tích Cố đô Hoa Lư.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”
09:09 | 07/11/2024 Tin tức
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội tại huyện Đan Phượng
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương năm 2024
13:45 | 06/11/2024 Tin tức
Ngành Công thương Hà Nội đẩy mạnh kết nối mở rộng thị trường hàng thủ công mỹ nghệ
20:57 | 05/11/2024 Tin tức
Cải tiến mẫu mã bao bì để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
20:56 | 05/11/2024 Tin tức
Huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cụm công nghiệp
08:40 | 05/11/2024 Tin tức
Tin khác
Công nhận điểm du lịch Làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc
08:51 | 04/11/2024 Tin tức
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu chuyên mục
19:10 | 03/11/2024 Tin tức
Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần VII
19:09 | 03/11/2024 Tin tức
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 | 30/10/2024 Tin tức
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tại Vĩnh Long
09:37 | 30/10/2024 Tin tức
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Kỷ niệm 70 năm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc 'Quê Thanh: nghĩa Bắc - tình Nam'
18:14 | 28/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hóa có tân Bí thư Tỉnh ùy
20:51 | 25/10/2024 Tin tức
Triển lãm “Hồn của đất” tình yêu với Bác Hồ và Tổ quốc
09:26 | 25/10/2024 Tin tức
Thanh Hóa: Khai trương trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024
09:24 | 25/10/2024 Tin tức
Huyện Phú Xuyên Khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024
08:55 | 25/10/2024 Khuyến công
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó
10:40 | 22/10/2024 Tin tức
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”
09:09 Tin tức
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội tại huyện Đan Phượng
23:00 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2024
22:32 Khuyến công
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
22:29 Văn hóa - Xã hội
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 OCOP