Hà Nội: 15°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Hoạt động khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023

LNV - Phát huy những lợi thế tiềm năng của khu vực, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp và thương mại đã đề ra. Trong đó phải kể đến kế hoạch khuyến công, góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành công thương nói riêng và kinh tế, xã hội của cả nước nói chung.

Khu vực phía Nam gồm 20 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Mặc dù phải đối mặt với khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới và trong nước, nhưng với sự đồng hành, hỗ trợ của công tác khuyến công, nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp tại khu vực nông thôn ở khu vực phía Nam đã đẩy mạnh tái cơ cấu, thay đổi mô hình kinh doanh, phát triển sản xuất để thích nghi với bối cảnh mới.

Trong năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023, hoạt động khuyến công của các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đạt được nhiều kết quả khả quan.

Hoạt động khuyến công năm 2022

Các đề án triển khai trong năm 2022 phù hợp với mục tiêu Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025; tổ chức thực hiện sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đúng chế độ và đạt hiệu quả cao, giúp các doanh nghiệp, cơ sở tháo gỡ khó khăn, bắt nhịp với sự phát triển trong tình hình mới, tiếp tục góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2022 của cả nước là 345,5 tỷ đồng, kết quả thực hiện giải ngân là 323 tỷ đồng, đạt 93,48% kế hoạch. Trong đó: (i) Kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG) được phê duyệt là 140 tỷ đồng, chiếm 40,5% tổng kinh phí khuyến công cả nước (thực hiện 136 tỷ đồng, đạt 97,14% kế hoạch). (ii) Kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) là 205,5 tỷ đồng, chiếm 59,5% tổng kinh phí khuyến công cả nước, thực hiện 187 tỷ đồng, đạt 90,99% kế hoạch.

Hoạt động khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023
Cục trưởng Cục Công thương Địa phương Ngô Quang Trung chủ trì hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2022

Riêng tổng kinh phí khuyến công thực hiện năm 2022 của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam là 79,07 tỷ đồng, đạt 85,23% so với kế hoạch năm (92,77 tỷ đồng). Trong đó: Kinh phí KCQG thực hiện là 28,99 tỷ đồng, đạt 97,18% so với kế hoạch (29,83 tỷ đồng), chiếm 18% kinh phí KCQG thực hiện của cả nước, chiếm 36,66% kinh phí khuyến công toàn vùng; Kinh phí KCĐP thực hiện là 50,08 tỷ đồng, đạt 79,56% so với kế hoạch (62,945 tỷ đồng), chiếm 26,78% tổng kinh phí KCĐP thực hiện của cả nước năm 2022 (187 tỷ đồng) và chiếm 63,27% kinh phí khuyến công toàn vùng. Một số địa phương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương ở mức khá từ 4 đến 8,7 tỷ đồng trong khu vực cho hoạt động khuyến công là: Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Kiên Giang, Đồng Tháp.

*Nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho cơ sở CNNT.

Đây là chương trình trọng tâm trong hoạt động khuyến công, được nhiều địa phương quan tâm tổ chức thực hiện. Nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở CNNT. Năm 2022, kinh phí thực hiện là 105,6 tỷ đồng, đạt 77,64% kế hoạch.

Trong đó: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới và xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn cho 16 cơ sở CNNT với kinh phí 15,4 tỷ đồng, chiếm 11,32% tổng kinh phí thực hiện. Chương trình này đã thu hút một lượng lớn vốn đối ứng của các cơ sở CNNT trong việc mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; giảm dần cách tổ chức sản xuất tự phát, manh mún và kém hiệu quả chuyển dần từ sản xuất thủ công, bán thủ công, sang đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến.

Hỗ trợ cho 304 cơ sở CNNT với kinh phí là 90,2 tỷ đồng (chiếm 66,32% tổng kinh phí thực hiện) ứng dụng máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu; giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Thông qua các đề án, các cơ sở CNNT đã được tiếp cận phương thức quản lý và công nghệ sản xuất mới nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế cạnh tranh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, tiến tới mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho các sản phẩm công nghiệp - nông nghiệp nông thôn của mỗi địa phương.

Hoạt động khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023

Khuyến công Bình Phước nghiệm thu hoàn thành đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị

* Hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT: Kinh phí thực hiện nội dung này là 14,2 tỷ đồng chiếm 10,41% tổng kinh phí thực hiện,

Cụ thể: Hỗ trợ 14 phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho các cơ sở CNNT có sản phẩm được công nhận tiêu biểu cấp khu vực. Việc xây dựng các điểm trưng bày, quảng bá và bán sản phẩm CNNT tiêu biểu tại các địa phương góp phần tạo kênh phân phối tin cậy cho doanh nghiệp, tạo được một địa điểm tin cậy phục vụ khách du lịch tham quan, mua sắm, có vai trò quan trọng trong tiêu thụ, quảng bá sản phẩm của địa phương, nhất là thời điểm hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự xâm nhập hàng nước ngoài nhiều và đang từng bước nắm giữ các hệ thống bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bộ Công Thương đã tổ chức bình chọn, tôn vinh và trao Giấy chứng nhận cho 465 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực, cho thấy sức hút của chương trình ngày càng tăng. Một đặc điểm khác biệt nữa là chất lượng của các sản phẩm được giải tương đối đồng đều dẫn đến số lượng sản phẩm được giải cũng cao hơn mọi kỳ bình chọn, là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của các cơ sở CNNT.

*Hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp (CCN): Kinh phí thực hiện là 1,6 tỷ đồng, chiếm 1,19% tổng kinh phí thực hiện, gồm hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 04 cụm công nghiệp tại các tỉnh Nam Định, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Ninh Thuận. Sau khi hỗ trợ, các CCN đã triển khai đầu tư hạ tầng, tạo mặt bằng thu hút các doanh nghiệp, cơ sở CNNT đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm; tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Các doanh nghiệp, cơ sở CNNT hoạt động tại các CCN đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước hàng năm.

Hoạt động khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023
Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã xây dựng xong 12 chính sách để di dời khoảng 2.900 nhà máy của các doanh nghiệp ở trong khu dân cư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung

*Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý, tư vấn, trợ giúp các cơ sở CNNT: Kinh phí thực hiện là 3,9 tỷ đồng, chiếm 2,88% tổng kinh phí thực hiện.

Năm 2022, kinh phí KCQG đã hỗ trợ triển khai 14 đề án nhằm tiếp tục hỗ trợ tư vấn, trợ giúp cho các cơ sở CNNT tổ chức đánh giá hiện trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, phát triển thị trường, tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm; Tổ chức 16 lớp đào tạo quản trị kinh doanh cho 800 học viên; tổ chức 15 lớp đào tạo trực tiếp 5S, Kaizen, kỹ thuật sản xuất cho 525 học viên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến. Thông qua các nội dung hỗ trợ tư vấn, trợ giúp cho các cơ sở CNNT sẽ giúp cho chủ các cơ sở CNNT thay đổi được nhận thức về những tồn tại, lãng phí ngay tại nhà máy, xưởng sản xuất của đơn vị, từ đó có nhận thức tốt hơn về việc nâng cao năng lực của cán bộ, ý thức và áp dụng các công cụ vào thực hiện việc thay đổi, nắm bắt được tình hình tài chính của đơn vị, cùng với đó là đánh giá và thay đổi lại hoạt động marketing của đơn vị cho phù hợp với thị trường từ đó nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh;….

*Hỗ trợ tư vấn thông tin phát triển CNNT, công tác truyền thông: Kinh phí thực hiện là 7,2 tỷ đồng chiếm 5,31% tổng kinh phí thực hiện. Năm 2022, công tác thông tin tuyên truyền vẫn được duy trì và ngày càng được nâng cao về chất lượng, cụ thể:

Hỗ trợ xây dựng chương trình truyền hình về khuyến công, công thương địa phương phát sóng trên các kênh VTV2, VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. Hỗ trợ, thúc đẩy thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp địa phương; Tạo cầu nối cho việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ của các địa phương với thị trường trong và ngoài nước... Đăng tải thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách của nhà nước về khuyến khích phát triển CNNT trên Báo Công Thương, Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Công Thương, Báo Đại biểu nhân dân, Tạp chí Làng nghề Việt Nam… Duy trì trang tin khuyến công điện tử: www.khuyencongonline.gov.vn và trang thông tin điện tử của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp : www.ipc1.gov.vn;....

Hỗ trợ tổ chức 02 Hội nghị về hỗ trợ cơ sở CNNT ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; hỗ trợ cho 20 cơ sở CNNT ứng dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ thuê tư vấn chuyển đổi số cho 45 cơ sở CNNT; xây dựng được 10 bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến cho cho các cơ sở CNNT.

* Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công: Kinh phí thực hiện là 3,5 tỷ đồng, chiếm 2,57% tổng kinh phí thực hiện.

Năm 2022, tổ chức được 03 Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố theo các khu vực, ghi nhận những ý kiến đóng góp và đề nghị của các đại biểu rất sát thực về cơ chế chính sách, cách thức tổ chức triển khai thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn; Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng kiến thức khuyến công cho 185 cán bộ làm công tác khuyến công, 04 lớp cho cộng tác viên khuyến công.

Với nhiệm vụ là cơ quan đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động khuyến công, Cục CTĐP đã tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán các đề án KCQG theo quy định; thuê chuyên gia tư vấn, lao động. Công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện đã được tăng cường, năm 2022, Cục CTĐP đã tổ chức 10 đoàn kiểm tra tại 26/63 tỉnh/thành phố, cụ thể: Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam; và các đề án do Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1 thực hiện.

Hoạt động khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023
Thời gian qua, nguồn vốn khuyến công trở thành "bạn đồng hành" với nhiều làng nghề. Nguồn: ITN

Hoạt động khuyến công trong 8 tháng đầu năm 2023

Bước sang năm 2023, trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, ngành Công Thương các tỉnh, thành phố trong khu vực đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn hệ thống khuyến công từ trung ương đến địa phương bám sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước, thực trạng và nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn để tập trung tổ chức thực hiện các đề án, nhiệm vụ khuyến công ngay sau khi được phê duyệt, giao kinh phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các đối tượng thụ hưởng giải quyết khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.

Tính trong tháng 8 năm 2023, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2023 được phê duyệt (bao gồm cả kinh phí KCQG và KCĐP) của 63 tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan là 345,7 tỷ đồng, tăng 7,02% so với thực hiện năm 2022 (323 tỷ đồng).

Trong đó kinh phí KCQG được giao là 140 tỷ đồng, chiếm 40,5% tổng kinh phí khuyến công cả nước (bằng mức kinh phí được giao năm 2022). Tính đến tháng 8 năm 2023 đã ký hợp đồng triển khai thực hiện được 82/104 đề án KCQG, với kinh phí 92.635 tỷ đồng, đạt 66,17% so với kế hoạch KCQG đã được phân bổ. Các đề án còn lại đang được triển khai công tác đấu thầu theo quy định hoặc đề nghị ngừng, điều chỉnh.

Kinh phí KCĐP được giao là 205,7 tỷ đồng, chiếm 59,5% tổng kinh phí khuyến công cả nước (tăng 0,09% so với kế hoạch năm 2022 là 205,5 tỷ đồng).

Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2023 được duyệt của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam là 101,65 tỷ đồng, tăng 9,57% so với kế hoạch năm 2022 (92,77 tỷ đồng), trong đó: Kinh phí KCQG giao theo kế hoạch là 34,5 tỷ đồng, chiếm 33,94% kinh phí khuyến công toàn vùng, tăng15,8% so với năm 2022; Kinh phí KCĐP giao theo kế hoạch là 67,15 tỷ đồng, chiếm 32,64% tổng kinh phí KCĐP kế hoạch năm 2023 (205,7 tỷ đồng) và chiếm 63,41% kinh phí khuyến công toàn vùng, tăng 6,68% bao nhiêu so với năm 2022.

Thực hiện 8 tháng đầu năm 2023, kinh phí toàn vùng đã thực hiện đạt 42,48 tỷ đồng, đạt 41,8% kế hoạch năm, bằng 126,8% với cùng kỳ. Trong đó: Kinh phí KCQG thực hiện 23,41 tỷ đồng đạt 67,85% kế hoạch năm; Kinh phí KCĐP thực hiện 19,07 tỷ đồng đạt 28,4% kế hoạch năm.

Với quyết tâm phục hồi và phát triển sản xuất công nghiệp tại khu vực nông thôn, góp phần quan trọng hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tổ chức hệ thống khuyến công 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã nỗ lực phấn đấu, phát huy kết quả đạt được của những năm trước, chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền trong công tác quản lý Nhà nước hoặc tổ chức triển khai các nội dung hoạt động khuyến công kịp thời đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở CNNT bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.

Công tác khuyến công được ghi nhận là một trong những điểm sáng, đóng góp đáng kể vào thành tích chung đạt được của toàn ngành Công Thương, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Đó là sự nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn của cả tổ chức hệ thống khuyến công mà trong đó các Sở Công Thương, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương, UBND cấp huyện đóng vai trò rất quan trọng.

Bình Nguyên

Tin liên quan

Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

LNV - Tối 10/10, Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024 đã chính thức khai mạc tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Giang Thanh Khoa.
Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2024

LNV - Chiều 10/10, Cục Công Thương địa phương phối hợp với tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024.
Kế hoạch khuyến công năm 2025

Kế hoạch khuyến công năm 2025

LNV - Cục Công Thương địa phương đã gửi công văn tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025.

Tin mới hơn

Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ

Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ

LNV - Tối 30/11, phường Vạn Phúc (quận Hà Đông - Hà Nội) khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 với chủ đề “Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ”.
Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng

Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng

LNV - Hoạt động khuyến công mang lại hiệu quả thiết thực trong năm 2024, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển như: Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp; Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; Chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...
Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam

Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam

LNV - Tối ngày 21/11, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp TP Hải Phòng tổ chức chương trình Tuần hàng Việt Nam tại huyện Thuỷ Nguyên. Đây là chương trình quan trọng trong việc xúc tiến phát triển thương mại hàng năm của Sở Công Thương trên địa bàn.
Khuyến công Thái Nguyên: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất chè phát triển

Khuyến công Thái Nguyên: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất chè phát triển

LNV - Thời gian qua Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các cơ sở chế biến, kinh doanh chè.
Thái Bình nghiệm thu đề án khuyến công năm 2024

Thái Bình nghiệm thu đề án khuyến công năm 2024

LNV - Sáng ngày 22/11, Sở Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công năm 2014 tại các huyện: Đông Hưng, Thái Thụy và Kiến Xương.
Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án hỗ trợ chế biến sầu riêng

Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án hỗ trợ chế biến sầu riêng

LNV - Ngày 18/11/2024, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp Đắk Lắk phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Krông Pắc tổ chức nghiệm thu hoàn thành Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến sầu riêng tại Công ty CP chế biến nông sản sấy số 1 (xã Ea Yông, huyện Krông Pắc)

Tin khác

Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ mới sáng tạo

Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ mới sáng tạo

LNV - Tối ngày 14/11/2024, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND Thạch Thất tổ chức Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng TCMN mới, sáng tạo huyện Thạch Thất năm 2024 đã khai mạc tại Khu Quảng trường Vườn hoa Phùng Khắc Khoan, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Khuyến công Yên Bái: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất ván bóc

Khuyến công Yên Bái: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất ván bóc

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ Công ty TNHH Việt Phát Plywood thực hiện Đề án ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất ván bóc.
Đồng Tháp: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào chương trình khuyến công

Đồng Tháp: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào chương trình khuyến công

LNV - Hoạt động khuyến công của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT). Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như: nhiều sản phẩm chưa có vùng nguyên liệu ổn định, chưa đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nên tính bền vững chưa đảm bảo.
Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

LNV -Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đồng hành với các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong quá trình chuyển đổi số. Đồng thời đề nghị các cơ quan nghiên cứu bổ sung nội dung khuyến công hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn nghiên cứu phát triển, áp dụng các giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ

Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ

LNV - Năm 2024, hoạt động khuyến công của tỉnh Lâm ngày càng đa dạng, nhiều hoạt động mới được triển khai thực hiện, phù hợp với nhu cầu của các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Khuyến công Đà Nẵng: Xây dựng mô hình thí điểm sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

Khuyến công Đà Nẵng: Xây dựng mô hình thí điểm sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

LNV - Công ty CP Việt Séc (đóng tại KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ) là một trong 3 đơn vị được thụ hưởng theo diện đề án hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp theo chương trình khuyến công năm 2024 của Đà Nẵng.
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công

Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công

LNV - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có tờ trình gửi Thường trực HĐND tỉnh về đề nghị xem xét xây dựng Nghị quyết quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh.
Huyện Đô Lương (Nghệ An): Tập huấn công tác khuyến công

Huyện Đô Lương (Nghệ An): Tập huấn công tác khuyến công

LNV - Thực hiện chương trình công tác khuyến công năm 2024, sáng ngày 24/10/2024, Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn phát triển Công Thương Nghệ An tổ chức Hội nghị tập huấn công tác khuyến công năm 2024 tại huyện Đô Lương.
Bến Tre: Thêm 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bến Tre: Thêm 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

LNV - Bến Tre có 10 sản phẩm, bộ sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024
Bến Tre: Thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công

Bến Tre: Thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công

LNV - Nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp (CN), đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29-1-2021 về phát triển CN chủ lực, lực lượng doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3070/KH-UBND ngày 1-7-2021 triển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Tỉnh ủy..
Khuyến công Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Khuyến công Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ

LNV - Sở Công Thương TP Đà Nẵng vừa có Quyết định số 96/QĐ-SCT về việc phê duyệt các đề án thuộc Chương trình khuyến công và phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch đợt 2 năm 2024.
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất công nghiệp

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất công nghiệp

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công thương thành phố Đà Nẵng tổ chức bàn giao máy móc thiết bị cho 9 doanh nghiệp, thuộc chương trình khuyến công năm 2024.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề

LNV - Sáng 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề tại thị trấn Quốc Oai, Hà Nội.
Triển lãm mẫu thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo tại huyện Thạch Thất -  Hà Nội năm 2024

Triển lãm mẫu thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo tại huyện Thạch Thất - Hà Nội năm 2024

LNV - Tối 14/11, tại Khu Quảng trường vườn hoa Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất) Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội năm 2024.
Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công

Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công

LNV - Những tháng cuối năm, Trung tâm Khuyến công xúc tiến thương mại và Phát triển cụm công nghiệp Ninh Bình tập trung kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thụ hưởng kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án nhằm hoàn thành kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 đã được phê duyệt.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, Đoàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà đã tích cực triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa, góp phần cùng với chính quyền địa phương và người dân thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Các hoạt động này không chỉ tạo ra những công trình thiết thực mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng quê hương, phát triển cộng đồng.
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long

Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long

LNV - Hình tượng rắn thần Naga được khắc họa đậm nét trên cụm tháp Dương Long nằm ở thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và thôn An Chánh, xã Tây Bình của huyện Tây Sơn. Tạo hình rắn thần Naga 5 đầu được chọn là biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ 2025.
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

LNV - Phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Việc chú trọng vào khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, cùng với việc du nhập và phát triển các nghề mới, không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa địa phương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024

Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024

LNV - Từ ngày 19 đến ngày 22/12/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương Bình Định cùng với các đơn vị liên quan tổ chức Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024 tại Quảng trường Chiến Thắng, thành phố Quy Nhơn.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động