Hỗ trợ nông dân vay vốn, khôi phục lại sản xuất
Tại huyện Gia Lâm có hàng trăm hecta lúa, rau màu, hoa, cây ăn quả trên địa bàn các xã: Văn Đức, Dương Hà, Đặng Xá, Đình Xuyên, Kim Lan, Yên Thường... bị ngập nước.
Lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cũng cho biết, ước tính thiệt hại do mưa lũ đối với hoa đào ở cả phường Nhật Tân và Phú Thượng là 105ha, lên tới hàng chục nghìn gốc.
Nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng |
Chị Đỗ Hồng Yến (Tây Hồ, Hà Nội) - một chủ hộ trồng đào ở làng đào Nhật Tân - cho hay: “Diện tích vườn đào nhà tôi khoảng 2 mẫu, gồm 2.500 gốc đào. Trong đó, có 1.000 gốc đào thế và 1.500 gốc đào cành. Ước tính thiệt hại hơn 2 tỉ đồng”. Ngoài ra, theo chị Yến, thời điểm bình thường, giống cây đào chỉ có giá từ 5.000 - 6.000 đồng/gốc. Nhưng vào thời điểm khó khăn này, giá giống bị đẩy lên cao đến 30.000 đồng/gốc và thậm chí còn không mua được giống.
Tương tự xã Xuân Sơn, trang trại chăn nuôi gà của gia đình ông Lê Hồng Minh ở thôn Xóm Bướm bị ngập nặng. Ông Minh cho biết, trang trại có tổng diện tích 3.000m2 với 3 chuồng nuôi 36.000 con gà công nghiệp gần 30 ngày tuổi, chuẩn bị xuất chuồng. Tuy nhiên, mưa bão đã làm cả 3 chuồng bị ngập. Trong ngày 8-9, đã có 8.600 con gà bị chết do đuối nước, gia đình đã báo cáo chính quyền địa phương, thực hiện chôn tiêu hủy theo quy định trong buổi chiều cùng ngày. Sáng 9-9, nhiều con gà tiếp tục bị chết và yếu, khó cứu sống, ước khoảng 8.000 con.
Các vườn rau trồng công nghệ cao ở xã Sơn Công (huyện Ứng Hòa) bị hư hỏng do ảnh hưởng của cơn bão số 3. |
Với vai trò là đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ tại các quận, huyện, thị xã.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông, để khôi phục sản xuất sau lũ, bước đầu người dân cần xử lý các vùng đất bị vùi lấp.
Đối với những vùng đất bị vùi lấp sâu bởi lớp sét mịn, tiếp đó là các lớp cát mịn xen kẽ tầng hữu cơ, sét...sẽ cải tạo để tiếp tục trồng cây trồng cạn ngắn ngày, sinh trưởng khoẻ và lượng sinh khối cao như ngô, khoai lang, lạc để ổn định dần tầng canh tác. Có thể bổ sung đất màu, đắp thành mồ để trồng cây ăn củ như sắn dây, cây ăn quả xen với cây ngắn ngày.
Những vùng đất bị vùi lấp bởi lớp cát mịn, cần phân loại để để tiếp tục trồng lúa hoặc chuyển sang trồng cạn, trồng các loại cây sinh trưởng khoẻ, che phủ nhanh để ổn định và cải tạo tầng đất mặt như ngô sinh khối hoặc khoai lang xen với lạc; cỏ voi hoặc măng tây. Có thể bổ sung đất màu, đắp thành mô để trổng cây ăn củ như sắn dây, cây ăn quả xen với cây ngắn ngày. Còn những vùng đất bị vùi lấp bởi lớp cát thô và sỏi sạn thì chỉ có thể canh tác lại khi bóc bỏ được lớp cát sỏi vùi lấp.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thăm đồng, chỉ đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp |
Trung tâm Khuyến nông cũng đẩy mạnh truyền thông, đăng tải tuyên truyền nội dung của các tờ gấp kỹ thuật trên ấn phẩm Bản tin Sản xuất & Thị trường và trang web khuyến nông Hà Nội.
Bên cạnh đó, các tổ công tác đã phân công kịp thời cán bộ khuyến nông xuống trực tiếp các địa phương chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật. Ngoài ra, các tổ công tác cũng tuyên truyền, giới thiệu đến chính quyền địa phương, các Hợp tác xã, chủ trang trại và các hộ nông dân về nguồn vốn Quỹ khuyến nông thành phố; Hướng dẫn các điều kiện, thủ tục vay vốn Quỹ khuyến nông nhằm hỗ trợ các hộ dân có nhu cầu vay vốn tái sản xuất.
Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội cho biết: Sở đã làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, cùng với nguồn vốn Quỹ Khuyến nông thành phố (do Trung tâm Khuyến nông quản lý) để hỗ trợ nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi khoảng 90 tỷ đồng, nhằm khôi phục lại sản xuất do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Tin khác
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình khuyến nông tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Gia Lâm: 250 đại biểu đại diện cho các hộ nông dân tham gia Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông
16:09 | 21/08/2024 Khuyến nông
Lào Cai đầu tư khuyến công 6 tỷ đồng
09:42 | 19/08/2024 Khuyến nông
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 Bạn đọc và tòa soạn
Hương Trạch – Hà Tĩnh: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an năm 2025
14:46 Tin tức
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 Kinh tế
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 Làng nghề, nghệ nhân