Hỗ trợ của nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Nhằm phát triển mạnh mẽ công nghiệp nông thôn, với mục tiêu là hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế ở khu vực nông thôn đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về chính sách khuyến công. UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ra Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 31/7/2019 Ban hành quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức chi cụ thể đối với các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh ; Quyết định số 2372/QĐ-UBND ngày 23/9/2020 về chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
Cụ thể đối tượng được áp dụng tại cá quyết định này là:
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn).
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng sản xuất sạch hơn.
- Các tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công trên địa bàn tỉnh.
Trong đó đã bao gồm các cơ sở, hộ kinh doanh, các làng nghề có sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh… được hỗ trợ các nội dung theo đúng chương trình khuyến công như:
1. Đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động; đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề ở
nông thôn.
2. Hỗ trợ hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước, ngoài nước để nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp; đào tạo khởi sự doanh nghiệp; thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn; mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn; ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, dây chuyền công nghệ; chuyên giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
4. Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; tham gia, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu; hỗ trợ đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm (tại các Trung tâm Khuyến công, cơ sở công nghiệp nông thôn) và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
5. Hoạt động tư vấn: Lập dự án đầu tư, marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thành lập doanh nghiệp; liên doanh; liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.
6. Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác về phát triển công thương.
7. Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường:
a) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; xây dựng các cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp.
b) Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết; xây dựng kết cấu hạ tầng; chi tổ chức hội nghị, hội thảo và diễn đàn để thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp.
c) Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp.
d) Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.
8. Hợp tác quốc tế về khuyến công:
a) Xây dựng các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế về hoạt động khuyến công và sản xuất sạch hơn.
b) Trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công, khuyến khích phát triển công nghiệp, quản lý cụm công nghiệp, sản xuất sạch hơn với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam thông qua hội nghị, hội thảo và diễn đàn.
c) Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công theo các chương trình hợp tác quốc tế và các chương trình, đề án học tập khảo sát ngoài nước.
Sau nhiều năm thực hiện hoạt động khuyến công đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa công nghiệp, nông thôn.
Trong đó, phải kể đến nội dung chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đã được cộng đồng doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất tại các huyện thị thành quan tâm tổ chức thực hiện.
Việc triển khai chính sách khuyến công đã động viên và huy động được các nguồn lực trong nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới. Các nội dung của hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở CNNT có hướng đầu tư đúng, hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; đưa giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của cả nước ngày càng tăng mạnh.
Tuy nhiên trước thách thức đặt ra hiện nay về sản xuất, thị trường, cạnh tranh..đầu ra… Chỉ những nghề và làng nghề có khả năng thích ứng linh hoạt, nhạy bén, có sự chuyển đổi sáng tạo, phù hợp mới trụ vững và phát triển. Vậy để có thể phát triển và có hướng đi tốt cho các cơ sở CNNT nói chung, các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng cần tháo gỡ những vướng mắc sau:
Thứ nhất, thể chế, cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc, bất cập;
Thứ hai là sức cạnh tranh của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam so với các sản phẩm khác trên thị trường nội địa và quốc tế chưa cao, chưa uyển chuyển, nhanh nhạy trong đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
Thứ ba là khả năng mở rộng thị trường còn thụ động, năng lực tìm kiếm đầu ra, công tác marketing, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại còn nhiều yếu kém.
Thứ tư là nguồn nguyên liệu đang dần bị khai thác cạn kiệt.
Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều và ổn định, kỹ năng quản trị, kinh doanh chưa cao.
Thứ sáu, chưa theo kịp trình độ phát triển của khoa học công nghệ trong quá trình hiện đại hóa.
Thứ bảy là thiếu sự liên kết giữa các vùng sản xuất, cơ sở sản xuất, các ngành nghề và làng nghề với nhau.
Thứ tám, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Hầu hết các làng nghề thủ công truyền thống hiện nay đều gây ra những tác động xấu đến môi trường như khói, bụi, tiếng ồn, rác thải, ô nhiễm nguồn nước... Các cơ sở sản xuất đều mang tính chất tự phát, không có khu xử lý nước thải, phế liệu, không có biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái.
Để giải quyết các vướng mắc này tạo đà mở đường cho các ngành nghề CNNT phát triển cần sự chung tay vào cuộc của các cấp các ngành.
Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh cần tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến Thương mại nhằm hỗ trợ ngành thủ công mỹ nghệ, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động Khuyến công, Xúc tiến thương mại của tỉnh. Bên cạnh đó, cần phát huy hiệu quả của các Hội chợ tại Việt Nam như Hội chợ quốc tế Hanoi Gift Show, Hanoi Great Souvernirs quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, kết nối kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.
Ngoài ra, cần tăng cường ứng dụng kỹ thuật công nghệ, đầu tư trang thiết bị vào sản xuất, kinh doanh. Bởi, trong quá trình phát triển, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, chỉ những doanh nghiệp nào biết kịp thời đổi mới sáng tạo, nắm bắt công nghệ hiện đại thì mới trụ vững và phát triển mạnh…
Sở Công thương tỉnh Vĩnh Phúc
Tin liên quan

Nam Định: Nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia năm 2023
11:19 | 13/09/2023 Khuyến công

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:22 | 13/09/2023 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn

Hoạt động khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023
16:16 | 29/09/2023 Khuyến công

Phát triển nông sản “xanh” ở Sóc Sơn
15:54 | 29/09/2023 Khuyến công

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 | 25/09/2023 Khuyến công

Huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu): Tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp
20:28 | 25/09/2023 Khuyến công

Lâm Đồng phân bổ hơn 9 tỷ đồng cho khuyến công năm 2023
20:28 | 25/09/2023 Khuyến công

Đà nẵng: Hội chợ triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo năm 2023
08:43 | 25/09/2023 Khuyến công
Tin khác

Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô thu hút 100 gian hàng tham gia
08:43 | 25/09/2023 Khuyến công

Khuyến công Hòa Bình: Nghiệm thu đề án hỗ trợ phát triển ngành cơ khí
08:59 | 22/09/2023 Khuyến công

Tiến độ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023
09:05 | 18/09/2023 Khuyến công

Nguồn vốn khuyến công hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất xơ dừa
09:52 | 14/09/2023 Khuyến công

Hà Nam thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
11:21 | 13/09/2023 Khuyến công

Khuyến công Bắc Giang tham gia chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
11:20 | 13/09/2023 Khuyến công

Đơn Dương (Lâm Đồng): sử dụng đúng mục đích nguồn vốn khuyến công
11:19 | 13/09/2023 Khuyến công

Khuyến công Lai Châu: Tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
09:21 | 11/09/2023 Khuyến công

Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến công
09:21 | 11/09/2023 Khuyến công

Hòa Bình nghiệm thu đề án khuyến công
09:21 | 11/09/2023 Khuyến công

Bắc Giang: Hơn 600 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
09:20 | 11/09/2023 Khuyến công

Xây dựng làng nghề "xanh" Hà Nội
08:58 | 06/09/2023 Khuyến công

Đổi mới dây chuyển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
09:42 | 31/08/2023 Khuyến công

Ninh Bình nghiệm thu đề án khuyến công hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất
15:15 | 29/08/2023 Khuyến công

Hiệu quả khi doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất công nghiệp hỗ trợ
14:18 | 29/08/2023 Khuyến công



Thừa Thiên Huế: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch vùng năm 2023
20:00 Tin tức

Hội thi Thư pháp chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam
17:59 Tin tức

Tâm huyết phục dựng lồng đèn trung thu truyền thống của cô gái trẻ
16:23 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh
16:22 OCOP

Du lịch làng nghề - Hướng đi mới của Phú Xuyên trong xây dựng nông thôn mới
16:21 Nông thôn mới










