Hà Nội sáng tạo đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
Thành phố Hà Nội đang nỗ lực quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào năm 2025, xứng đáng giữ vững danh hiệu là lá cờ đầu trong xây dựng NTM.
Nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới
Thành phố Hà Nội chủ trương xây dựng nông thôn mới (NTM) hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, có nhiều chỉ tiêu cao hơn so với quy định của Trung ương. Mục tiêu Chương trình đến năm 2025, Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 100% các huyện, các xã đạt chuẩn NTM.
Với 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 111 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu,... Hà Nội được đánh giá là "lá cờ đầu" của cả nước trong xây dựng NTM. Việc hoàn thiện tiêu chí NTM nâng cao tại nhiều xã đã góp phần đưa vùng ngoại thành Hà Nội trở thành những miền quê đáng sống. Diện mạo nông thôn đổi thay tích cực theo hướng ngày một văn minh, hiện đại. Ở đó, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy.
Diện mạo nông thôn mới khang trang ở xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng
Đặc biệt, đời sống của người nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn đã đạt trên 54 triệu đồng/người/năm. Một số huyện có thu nhập bình quân tính theo đầu người dân cao như: Đan Phượng 66 triệu đồng/người/năm, Gia Lâm 65 triệu đồng/người/năm, Hoài Đức 64 triệu đồng/người/năm… Đa số các hộ gia đình có nhà ở kiên cố, khang trang; công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều tiến bộ. Đến nay, 100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm; đường làng ngõ xóm khang trang, bê tông hóa...
Ông Nguyễn Văn Chí - Phó chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM TP. Hà Nội cho biết, để đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, các xã phải đáp ứng đủ 19 tiêu chí theo quy định của Trung ương và Thành phố. Đối với xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phải đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định. Ngoài ra, phải đạt các chỉ tiêu bắt buộc như: Thu nhập, mô hình "thôn thông minh". Đối với các tiêu chí tự chọn, các xã chọn 1 trong 8 lĩnh vực để thực hiện, là: An ninh trật tự, môi trường, sản xuất, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, du lịch, chuyển đổi số...
Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh VP Thường trực VP Điều phối NTM Hà Nội.
Năm 2023 là tròn 15 năm Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội Khóa XII. Đây cũng là dấu mốc của các huyện ngoại thành Hà Nội khi thực hiện chương trình NTM với nhiều bứt phá.
Đi lên từ một huyện miền núi có nhiều khó khăn, đến nay, 30/30 xã của huyện Ba Vì đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh, khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, cơ sở hạ tầng nông thôn thiếu đồng bộ, thu nhập bình quân/người chỉ đạt 21,7 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn khá cao, chiếm 15,1%.
Nhưng sau hơn 10 năm thực hiện, NTM đã làm "thay da đổi thịt" toàn diện. Hiện nay, huyện Ba Vì đã có 30/30 xã đạt chuẩn NTM và được đoàn thẩm định Trung ương tổ chức thẩm định hồ sơ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022.
Đời sống nông dân ở huyện miền núi duy nhất của Hà Nội được cải thiện và không ngừng nâng cao. Công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội được người dân nắm bắt và thực hiện tốt. Theo Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 52 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực 7 xã miền núi năm 2022 xuống còn 0,94% (với 177 hộ nghèo).
Đáng chú ý, huyện Ba Vì hiện có 138 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP (riêng khu vực 7 xã miền núi chiếm 70% tổng số các sản phẩm được công nhận OCOP). Huyện hiện có 20 làng nghề được thành phố công nhận, trong đó khu vực miền núi có 16 làng nghề đạt 80% số làng nghề của toàn huyện, chủ yếu sản xuất sữa, chè, thuốc nam... Qua đó tạo nhiều việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Thực hiện quyết liệt chính sách "tam nông"
Kể từ khi triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đặc biệt là Chương trình 02 và nay là Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, ngoại thành ở Thủ đô đã trở thành những miền quê đáng sống.
Hiện nay, chỉ còn 2 huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức chưa đạt chuẩn, còn Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.
Anh Bùi Văn Khá – Giám đốc HTX hoa Đồng Tháp chăm sóc những luống hoa đồng tiền. Ảnh: Nguyễn Chương
Để hoàn thành mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp trong năm 2023 và Thành phố có thêm 3 huyện đạt chuẩn NTM, 4 huyện đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 61 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 33 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU cho rằng, cần tập trung chỉ đạo và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư, phấn đấu về đích theo đúng kế hoạch.
Trong đó, UBND các huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức) bên cạnh việc thực hiện đề án xây dựng huyện thành quận, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí huyện NTM nâng cao chưa đạt, cơ bản đạt, hoàn thành xây dựng NTM nâng cao trước khi lên quận.
Đối với các xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2023, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, hoàn thiện hồ sơ công nhận gửi về Văn phòng Điều phối NTM Thành phố trước 15/11/2023.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội giao nhiệm vụ cho Văn phòng NTM Thành phố theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện tại các địa phương, đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu năm 2023; đồng thời đề nghị các quận tiếp tục nghiên cứu quan tâm hỗ trợ các huyện ngoại thành Hà Nội xây dựng NTM theo quy định, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn, chưa đạt chuẩn NTM.
Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các sở, ngành chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố để sớm ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026; trên cơ sở đó, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu đến hết năm 2023, thu nhập của người dân nông thôn đạt 70 triệu đồng/người/năm. Thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững, đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm nghèo theo hướng đa chiều, phấn đấu giảm 30% số hộ nghèo so với đầu năm.
Có thể khẳng định, bức tranh nông thôn của Thủ đô Hà Nội đã có sự thay đổi toàn diện, tích cực, đặc biệt là chương trình xây dựng NTM đã thực sự đi vào cuộc sống, nhờ vào "ý Đảng lòng dân" thống nhất, đồng lòng. Đây cũng là đích đến cuối cùng của chương trình xây dựng NTM mà Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng.
Tin liên quan

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 | 09/05/2025 Nông thôn mới

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới
10:04 | 06/05/2025 Nông thôn mới
Tin mới hơn

Bình Định công nhận 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao, kiểu mẫu đợt 2 năm 2024
09:34 | 09/05/2025 Nông thôn mới

Thái Nguyên: 7 đơn vị đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới
09:04 | 07/05/2025 Nông thôn mới

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới
10:04 | 06/05/2025 Nông thôn mới

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 | 30/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia
10:19 | 29/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới
14:27 | 28/04/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới
14:32 | 24/04/2025 Nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới
08:52 | 22/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân
09:24 | 21/04/2025 Nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:24 | 21/04/2025 Nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 | 18/04/2025 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 | 18/04/2025 Nông thôn mới

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông
13:32 | 16/04/2025 Nông thôn mới

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã
13:29 | 16/04/2025 Nông thôn mới

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa
14:36 | 15/04/2025 Nông thôn mới

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước
14:28 | 10/04/2025 Nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới
11:23 | 10/04/2025 Nông thôn mới

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:04 | 09/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao
21:16 | 08/04/2025 Nông thôn mới

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương
21:13 | 08/04/2025 Tin tức

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn
19:52 | 02/04/2025 Nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân