Ghé làng gốm Giang Cao nghe chuyện miếu Bản trên đất “mãng xà”
Cổng miếu Bản (Tiêu Sơn Miếu).
Làng gốm Giang Cao (thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) có nghề làm gốm khá nổi tiếng. So với lịch sử làm gốm của làng Bát Tràng (700 năm), làng gốm Giang Cao tuổi nghề còn trẻ, nhưng phải công nhận rằng sự năng động và sức bật vào nghề của họ có phần trội hơn. Sản phẩm gốm sứ Giang Cao với nhiều chủng loại đa dạng, nhiều màu sắc, đậm nét văn hóa dân tộc ngày càng thu hút sự chú ý cả trong và ngoài nước. Người dân trong làng luôn tự hào với các công trình văn hóa lịch sử như đình, chùa Tiêu Dao, Miếu Bản, Văn Chỉ... Trong đó, miếu Bản không chỉ là công trình văn hóa lịch sử mà còn là mang tâm linh bản làng.
Miếu Bản hay còn gọi là Tiêu Sơn Miếu, nơi thờ nhị vị Thành hoàng bản thổ có tên là Lê Huê và Lê Kiêm. Miếu được xây dựng vào đời nhà Trần (trước năm 1400).Theo các cụ cao niên qua nhiều đời truyền kể lại: “hai vị theo học các đạo sĩ dòng Khổng Tử, nhưng lại có tài bốc thuốc”. Lúc bấy giờ dân trong vùng có dịch bệnh hoành hành, 2 vị dựng lều trên khu đất cao có tên là Hoàng Xà sát bờ sông Hồng bốc thuốc cứu giúp trị bệnh cho nhân dân qua khỏi nhiều tai ương bệnh dịch. Qua một đêm mưa dông lạ, hai vị biến mất không vết tích. Từ đó dân làng xây Miếu thờ ngay tại đây và tôn làm Thành Hoàng bản thổ. Sau nhiều lần thiên tai hủy hoại, đến năm 2010 miếu Bản được xây dựng lại.
Không gian bến nước trước miếu.
Miếu Bản địa thế đặc biệt, mặt tiền hướng thẳng sông Hồng. Từ cổng miếu phóng tầm mắt sẽ thấy cả vùng nước lớn sông Hồng cuộn chảy, tiếng thuyền phà chở du khách nhộn nhịp chạy ù ù suốt cả một ngày. Du khách có dịp đến Bát Tràng ghé qua miếu Bản thưởng thức cái khí chất cổ xưa của “cây đa, bến nước”, nghe tích cũ mới thấy hết cái bình dị và linh thiêng nơi này.
Bàn thờ bên trong miếu
Gặp gỡ cô Lan, người chịu trách nhiệm trông coi, hương khói thay dân làng từ ngày miếu mới xây tới giờ, cô kể: “Ở đây có con mãng xà to lắm. Đầu nó tít ngoài sông kia kìa. Còn đuôi thì nằm ở miếu này. Linh lắm!”. Truyền thuyết dân gian lưu lại, mãng xà là loài trăn lớn, sống lâu năm thành tinh, có thể coi là một trong chín đứa con của Rồng. Theo cô Lan, con mãng xà lớn vốn đã nằm ở đây, không rõ từ đâu tới, nằm yên hàng trăm năm trên đất Hoàng Xà xưa. Trong đời sống tâm linh dân làng Giang Cao, Thành Hoàng phù hộ phát tài phát lộc, còn “linh xà” trấn giữ đất đai, ngăn thiên tai bão lũ.
Bia ghi công miếu Bản
Trên bia công đức miếu Bản có đoạn “Tiêu Sơn Miếu được xây dựng bằng cái tâm, cái tầm, cái tài và bản lĩnh được kết tinh hội tụ truyền từ đời này sang đời khác, đã trở thành biểu tượng và niềm tự hào của cộng đồng người dân làng Giang Cao”. Công trình kiến trúc gần 4,3 tỷ đồng toàn bộ do dân làng gốm tự nguyện đóng góp, ủng hộ. Công trình hoàn thành thần tốc sau 7 tháng, gồm khu thờ, khu lưu giữ di tích (cấm ra vào), 6 cây đa lớn trồng quanh miếu và nhà kho. Miếu Bản tuy chưa được biết tới nhiều nhưng ai qua đây đều ghé thắp nén hương cầu mong an bình, tài lộc. Người Giang Cao vẫn tự hào rằng miếu Bản giúp làng ngày cảng phát triển thịnh vượng, nhất là nghề gốm.
Bài và ảnh: Hoài Lê
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cua đồng và nỗi nhớ tuổi thơ
09:35 | 16/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 | 13/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
15:18 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc
15:39 Nông thôn mới

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
15:38 OCOP

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn
09:38 Du lịch làng nghề