Dự án khu nhà ở Đại Thanh (HÀ NỘI): Dân khổ vì không được xây dựng, chủ đầu tư “mắc kẹt”?
Người dân khổ vì mất quyền lợi
Anh Nguyễn Khắc Trí, đại diện cho các hộ dân cho biết: “Chúng tôi là chủ sở hữu hợp pháp của các lô đất liền kề thuộc Khu đô thị Đại Thanh theo hợp đồng mua với chủ đầu tư là DNTN xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (Tập đoàn Mường Thanh) và đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ với chủ đầu tư. Sau khi được nhận bàn giao đất từ phía doanh nghiệp, chúng tôi đã tiến thi công xây dựng nhà ở trên lô đất sở hữu. Tuy nhiên, đến ngày 8/7/2016 thì toàn bộ các nhà đang thi công đều bị các lực lượng chức năng ngăn cấm. Việc không được xây dựng trong 1 tháng qua làm cho các hộ dân thiệt hại rất nhiều do nguyên vật liệu bị hư hỏng, chi phí thuê người trông coi công trình…”.
Ngày 8/7/2016, 26 hộ dân đang xây dựng nhà ở liền kề trong dự án KĐTM Đại Thanh thì bị lực lượng do UBND huyện Thanh Trì, xã Tả Thanh Oai tổ chức cưỡng chế, thu hồi các loại máy móc, vật liệu…, dựng chốt chặn xe chở vật liệu xây dựng vào khu đô thị và ngăn cấm mọi hoạt động xây dựng đang diễn ra với lý do là xây dựng trái phép. Các lực lượng chức năng căn cứ vào kế hoạch 158/KH-UBND của UBND huyện Thanh Trì đình chỉ có hiệu lực các hoạt động xây dựng trái phép tại Dự án xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh trên địa bàn xã Tả Thanh Oai.
“Chúng tôi là người dân, việc chuyển nhượng mua bán giữa chủ đầu tư đã có hợp đồng rõ ràng, còn doanh nghiệp và chính quyền địa phương có khúc mắc gì thì tìm đến nhau giải quyết. Trong khi đó, 6 tòa nhà cũng nằm trong dự án đã xây lên tới 32 tầng, các hộ dân ở đây cũng đều có sổ đỏ… Vì sao chúng tôi đang xây dựng trên đất do chủ đầu tư bán lại mà chính quyền tổ chức cấm ?”, anh Trần Ngọc Thắng chia sẻ.
Được biết, nguyên do của sự việc bắt nguồn từ nhu cầu kinh doanh, thu hồi vốn và tâm lý vừa làm, vừa đợi quyết định chuyển đội mục đích sử dụng đất của Thành phố, nên chủ đầu tư là Tập đoàn Mường Thanh đã xây dựng dự án khu đô thị Đại Thanh và chuyển nhượng căn hộ, đất nền cho các hộ dân tự xây dựng nhà cửa theo quy hoạch. Trong khi đất chưa có sổ đỏ, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nên các hộ dân đang xây dựng nhà thì bị UBND huyện Thanh Trì tổ chức cưỡng chế, thu hồi máy móc… xử phạt hành chính cấm hoạt động xây dựng.
Chủ đầu tư bị “mắc kẹt” vì khó giải phóng mặt bằng?
Trao đổi với phóng viên Thời báo Làng nghề Việt, ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mường Thanh cho biết: “Nguồn gốc đất trước đây của dự án Đại Thanh là của Xí nghiệp gạch Đại Thanh, sau đó được UBND thành phố giao và cho phép Công ty Hải Phát chuyển mục đích sử dụng đất. Xí nghiệp gạch Đại Thanh đã liên danh với Công ty Hải Phát. Một thời gian sau, Xí nghiệp gạch Đại Thanh rút vốn, và bán lại cho Tập đoàn Mường Thanh và Công ty Hải Phát mỗi đơn vị một nửa. Khi tiến hành thẩm định nhu cầu sử dụng đất và lập quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt và có quy chế quản lý đô thị… Hải Phát không tiếp tục triển khai dự án mà chuyển nhượng lại cho Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên (nay Tập đoàn Mường Thanh)…”.
Theo ông Thản thì diện tích toàn bộ dự án KĐTM Đại Thanh là 16ha, nhưng trong quá trình làm thủ tục chuyển đổi thì có tới 6ha đã bị nhiều người dân xung quanh lấn chiếm khu vực gần hồ, ven sông Nhuệ để xây dựng nhà ở mà chính quyền địa phương không hề can thiệp, ngăn chặn... Đến nay, đã qua 20 năm chủ đầu tư mới chỉ xây dựng được khoảng 10ha. Phần đất còn lại bị lấn chiếm nhiều lần doanh nghiệp kiến nghị với chính quyền địa phương phối hợp giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, đồng thời kiến nghị Thành phố ra quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất giao cho doanh nghiệp xây dựng dự án nhà ở. Nhưng huyện Thanh Trì “kêu” khó giải phóng mặt bằng. Còn Thành phố vẫn chưa ra quyết định giao đất cho Tập đoàn Mường Thanh, mặc dù doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nộp thuế sử dụng đất 540 tỷ đồng từ năm 2015. Chính vì thế đã xảy ra mâu thuẫn giữa chính quyền và các hộ dân xây dựng nhà ở tại dự án, mà cụ thể nhằm vào cả chủ đầu tư…
Theo Phạm Ngọc Hanh, Giám đốc Ban quản lý dự án KĐT Đại Thanh, vì câu chuyện “lòng vòng” đùn qua, đẩy lại giữa các cơ quan mà giờ doanh nghiệp vẫn chưa có quyết định giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng của Thành phố, dẫn tới câu chuyện xung đột lợi ích giữa chính quyền và doanh nghiệp, người mua đất xây nhà ở giữa bị khốn đốn, thiệt thòi nhất…
Nguyễn Hiếu - Đỗ Huyền
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 | 14/11/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 | 03/10/2024 Bạn đọc và tòa soạn
VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh
15:00 | 13/09/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá
10:11 | 06/03/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra
10:30 | 04/10/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng
10:41 | 14/09/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Tin khác
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”
16:34 | 04/05/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc
11:31 | 29/04/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
13:46 | 09/03/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023
09:38 | 21/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023
10:35 | 16/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
15:43 | 07/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?
15:30 | 31/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Xuân biên cương
10:33 | 17/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?
14:56 | 10/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn
14:17 | 29/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023
14:11 | 26/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề
15:43 | 19/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023
15:01 | 18/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản
14:34 | 16/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023
14:54 | 26/10/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 Đào tạo nghề
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 Đào tạo nghề
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức