Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Đồng thời, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, trách nhiệm giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội trong hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG; xử lý trách nhiệm nếu vi phạm; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào triển khai hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG; thực hiện các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, dự thảo Nghị định không quy định điều kiện mới, thủ tục hành chính (TTHC) mới mà nghiên cứu, rà soát để bãi bỏ, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện, TTHC trong hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
5 nhóm vấn đề sửa đổi, bổ sung
Dự thảo Nghị định tập trung vào 5 nhóm vấn đề sửa đổi, bổ sung như sau:
1- Nhóm vấn đề quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, hình thức gửi hồ sơ đối với việc thực hiện hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
Dự thảo Nghị định đã cắt giảm điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, nhân lực đăng ký cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG; thành phần hồ sơ của 3 TTHC; biểu mẫu trong thành phần hồ sơ của 3 TTHC (14 biểu mẫu); hình thức gửi hồ sơ gồm trực tuyến, bưu điện, trực tiếp.
2- Nhóm vấn đề quy định về mở rộng đối tượng tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG và tham gia khóa đào tạo để cấp thẻ đánh giá viên.
Dự thảo sửa đổi một quy định mâu thuẫn về điều kiện tham dự kỳ đánh giá KNNQG; bổ sung mở rộng phạm vi đối tượng tham gia khóa đào tạo để cấp thẻ đánh giá viên.
3- Nhóm vấn đề quy định về cơ chế triển khai thực hiện, tăng quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG trong hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
Dự thảo bổ sung quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm giải trình của các tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các TTHC theo hướng công khai, minh bạch, chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang cơ chế “hậu kiểm” các điều kiện bảo đảm tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và ngành công nghiệp trong thời kỳ mới.
Dự thảo Nghị định đã phân cấp thêm quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG và bổ sung chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đánh giá KNNQG.
4- Nhóm vấn đề quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
Để bảo đảm tính công khai, minh bạch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện TTHC hướng tới Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, dự thảo Nghị định đã sửa đổi, bổ sung các quy định để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện TTHC: thực hiện đăng ký theo hình thức trực tuyến qua dịch vụ công trực tuyến; công bố thông tin về chứng chỉ KNNQG bảo đảm công khai, minh bạch đồng thời phục vụ việc xác minh chứng chỉ qua trang thông tin điện tử; quy định về việc xây dựng, quản lý thông tin về định danh cá nhân về trình độ kỹ năng nghề.
5- Nhóm vấn đề quy định về tăng cường trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân.
Dự thảo Nghị định đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan; trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhằm tăng cường tham gia vào hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG, chuẩn hóa và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động; tăng tính công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC.
Bên cạnh đó, quy định rõ về việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định về đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
PV
Tin liên quan
Tin mới hơn

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 | 04/07/2025 Đào tạo nghề

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu
11:04 | 25/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số
09:18 | 12/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
09:38 | 27/05/2025 Đào tạo nghề

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025
09:43 | 20/05/2025 Đào tạo nghề

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 | 13/05/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp
14:30 | 24/04/2025 Đào tạo nghề

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%
10:51 | 14/04/2025 Đào tạo nghề

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định
09:29 | 05/03/2025 Đào tạo nghề

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú
11:19 | 28/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động
09:56 | 21/01/2025 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
10:24 | 18/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:20 | 09/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
17:00 | 06/12/2024 Đào tạo nghề

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
10:09 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:11 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 | 22/11/2024 Đào tạo nghề

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:16 | 07/10/2024 Đào tạo nghề

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững
11:05 | 03/10/2024 Đào tạo nghề

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP