Độc đáo trang phục bằng vỏ cây của người Cơ Tu
![]() |
Cố nghệ nhân Alăng Avel mặc áo vỏ cây cùng bạn gái chơi đàn Abel. |
Già làng Alăng Đàn (77 tuổi, trú tại xã A Nông, huyện Tây Giang) cho biết rằng vào thuở xa xưa, khi người Cơ Tu chưa biết đến cây bông và kỹ thuật dệt vải, họ phải vào rừng sâu tìm kiếm vỏ cây của các loại như t'cóng, t'dúi, amướt, tr'rang... (loại cây có nhiều mủ và vỏ dày) để tạo ra trang phục cho bản thân, gia đình và tặng cho người thân.
Người đàn ông Cơ Tu xưa kia được coi là tấm gương, lịch lãm không chỉ vì khả năng săn bắt, xây nhà, chạm khắc gỗ và làm nương rẫy, mà còn vì khả năng đan đát mây tre, chế tác nhạc cụ và biểu diễn, hát lý nói lý, cũng như việc tạo ra trang phục và trang sức từ vỏ cây rừng để tặng cho những người thân yêu.
Già làng Cơlâu Blao (80 tuổi, trú tại thôn Voòng, xã Tr’hy, huyện Tây Giang) được người cha truyền nghề và đã tạo ra những bộ y phụ, trang phục của người Cơ Tu vô cùng đặc biệt. Trước đây, cái áo bằng vỏ cây do cha ông là Cơlâu Panh làm ra có thể trao đổi được một con heo 3 gang tay. Ông chia sẻ rằng áo này được làm từ vỏ cây pơlem, cây zilang và các loại cây khác trên rừng.
![]() |
Đôi nam, nữ mặc áo vỏ cây |
Mặc dù đã trải qua 80 mùa rẫy, đôi chân nhanh nhẹn như con sóc rừng để đi tìm nguyên liệu chế tác trang phục vỏ cây và đôi tay già Cơlâu Blao vẫn nhanh nhẹn… lột vỏ cây mang về gia công chế tác áo, khố, váy, mũ... Khi hoàn thành trang phục, Già lưu giữ chúng trong không gian nhà hay đem tặng cho bà con, cán bộ văn hóa nếu có nhu cầu.
Già làng Cơlâu Blao cho hay, để làm được một chiếc áo bằng vỏ cây rất công phu. Đầu tiên, phải vào rừng bóc vỏ cây. Người Cơ Tu không đốn hạ cả cây, mà chỉ dùng rựa “khứa” quanh thân cây hai vòng tròn trên và dưới để lột lấy vỏ cây. Sau đó, lấy cây hoặc đá đập dập cho vỏ mềm ra. Ở nhà, người trong gia đình nấu sẵn một thùng nước có thêm các loại lá thơm như lá quế, cây sả, củ riềng… để sau này mặc áo sẽ thơm và chống lại các côn trùng cắn phá…Vỏ cây sau đó được ngâm trong nước khoảng 10 ngày để loại bỏ hoàn toàn mủ. Sau khi ngâm xong, vỏ cây được mang ra phơi sương và phơi nắng trong nhiều ngày đêm. Sau khi phơi khô, vỏ cây "hoàn thiện" được đặt vào một nơi khô ráo và sạch sẽ để bắt đầu quá trình khâu trang phục. Vỏ cây làm áo thường có màu ngà hoặc màu vàng rơm.
![]() |
Người Cơ Tu trình diễn trang phục bằng vỏ cây |
Thường thì áo được may theo kiểu cổ tròn và không có tay. Việc khâu áo chỉ sử dụng sợi mây rừng rất mảnh. Toàn bộ chiếc áo chỉ có hai đường khâu kín đáo ở hai bên nách. Bên trong chiếc áo có mặt láng do được mài nhẵn, trong khi bên ngoài có bề mặt sần sùi. Có các loại áo bằng vỏ cây dùng để mặc ấm trong mùa đông hoặc mặc mát trong mùa hè.
Ngoài ra, còn có loại áo dày hơn để chống lại nanh vuốt của các loài thú dữ hay tên độc từ phía đối thủ. Loại trang phục này được kết từ nhiều sợi vỏ cây, có đặc điểm mềm mại, rất bền, khó rách và phù hợp để mặc trong mùa đông lạnh giá. Ngoài ra, những tấm khố bằng vỏ cây, cũng được già Cơlâu Blao "dệt" từ vỏ cây rừng một cách tinh tế, trông giống như những tấm vải xô dày.
“Sau khi vỏ cây đã được phơi khô, chúng được cắt và khâu lại thành những chiếc áo, khố, váy và mũ phù hợp với kích cỡ của người mặc. Người Cơ Tu sử dụng dây gai và cây bhơ nương (một loại cây dẻo và chắc) làm chỉ khâu để chắp nối các mảnh vỏ cây. Đối với tấm vỏ cây lớn, họ có thể khoét lỗ làm cổ áo và gài các sợi dây ở mép áo để thắt lại thay vì sử dụng nút áo. Người thợ giỏi nhất cũng chỉ có thể làm được từ 2-3 bộ trong một ngày…”- Già làng Cơlâu Blao chia sẻ thêm.
![]() |
Người Cơ Tu trình diễn trang phục bằng vỏ cây |
Già làng Cơlâu Blao còn cho biết, hiện nay chỉ còn một số ít người Cơ Tu biết cách làm áo bằng vỏ cây. Bởi vì công việc làm áo rất tinh mỹ, từ việc lấy vỏ cây trong rừng đến công đoạn bóc vỏ và khâu áo, đó là một quá trình truyền tải tâm hồn của người làm áo đến chiếc áo, điều mà người Cơ Tu coi là niềm tự hào của dân tộc.
Trong các dịp lễ hội như Tết, lễ đâm trâu, mừng lúa mới, lễ kết nghĩa giữa hai làng anh em, những chiếc áo này được làng trẻ nam nữ mặc khi tham gia múa tung tung - một nét truyền thống của người Cơ Tu ở vùng cao Tây Giang. Hiện nay, áo có giá từ 500.000 đến 1.000.000 đồng, và du khách thường mua về làm quà tặng cho người thân hoặc để kỷ niệm một chuyến đi khám phá vùng Trường Sơn đại ngàn hoang dã.
Với đồng bào Cơ Tu, trang phục bằng vỏ cây không đơn thuần là để che thân mà còn chứa đựng rất nhiều giá trị văn hoá, phản ánh quá trình phát triển của cả tộc người. Nó còn phản ánh tinh thần đoàn kết, thương yêu giữa con người với con người, giữa con người với núi rừng, thiên nhiên cây cỏ.
Hiện nay, trang phục bằng vỏ cây của người Cơ Tu không được sử dụng phổ biến trong các hoạt động thường nhật nhưng trong tiềm thức của già Cơlâu Blao và những người yêu văn hoá vẫn luôn đau đáu bảo tồn và trao truyền kỹ thuật làm trang phục vỏ cây cho lớp trẻ trên miền biên viễn Tây Giang.
Tin liên quan

Thăm làng nghề dệt thổ cẩm za ra
09:41 | 31/08/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bắc: Phục dựng lễ hội truyền thống người Cơ Tu
15:54 | 27/04/2023 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP