Độc đáo Lễ hội Minh Thề, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là xã chủ yếu là thuần nông, và cũng là một trong những địa phương có sắc thái văn hoá riêng rất phong phú trong vùng, được biểu hiện qua các tín ngưỡng tôn giáo, hoạt động lễ hội đình chùa... Những tập tục truyền thống tốt đẹp từ lâu đời luôn được người dân nơi đây gìn giữ và phát huy, trong đó tiêu biểu là Lễ hội Minh Thề ( thề không tham nhũng - tư túi của công).
Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử, năm 2003, Lễ hội Minh Thề được chính quyền địa phương và người dân địa phương khôi phục lại, giữ nguyên được giá trị văn hóa. Nhiều năm trở lại đây, mỗi năm lại thu hút thêm đông đảo người dân, du khách thập phương và cũng được chính quyền địa phương, thành phố dành sự quan tâm đặc biệt hơn.
Tại Lễ hội Minh Thề, ban thờ được sắp đặt đơn giản, nổi bật là chiếc mũ quan đặt trang trọng lên chính diện ban thờ. Những người có chức sắc trong làng tương ứng với các chức Lý trưởng, Phó lý... thời xưa sẽ tham gia thề nguyện.
![]() |
Đánh trống khai hội |
Một con dao nhọn sắc, một con gà trống thiêng và một bình rượu được đặt ngay dưới ban thờ chuẩn bị cho nghi lễ. Mọi thủ tục diễn ra rất nhanh gọn, từ động tác đi lại của đội lễ đến các phần dâng lễ hay nghi thức đều được tối giản theo mong muốn tiết kiệm, hiệu quả nhưng không kém phần trang nghiêm.
Phần nghi lễ cắt tiết gà hòa rượu ăn thề là phần quan trọng nhất. Sau nghi lễ tế thần, vị địa diện tư văn sẽ dõng dạc đọc “Miêng thệ”: ...“Dĩ công vi công, thần linh ủng hộ. Dĩ công vi tư, thần linh đả tử” (Ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ, ai dùng của công vào việc riêng xin thần linh trừng phạt) y như lời thề. Mọi người tham dự cùng hô vang “y như miêng thệ”. Sau khi các vị chức sắc trong làng uống rượu thề xong, những người tham gia chứng kiến cũng sẽ uống rượu thề.
Theo sử sách ghi lại, cách đây hơn 500 năm, Lễ hội Minh Thề (hay còn gọi là Miêng Thệ) ra đời. Năm 1561 khi Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ của Thái Thượng hoàng Mạc Đăng Dung) đến lập ấp Lan Niểu (nay là thôn Hòa Liễu), bà đã vận động dân làng quyên góp, tu tạo, mở rộng diện tích ngôi chùa cổ Thiên Phúc Tự (nay là chùa Hoà Liễu). Sau khi tu tạo, phần kinh phí quyên góp còn dư thừa bà đã dùng để mua được 25 mẫu, 8 sào, 2 thước ruộng để chia cho dân cày cấy và một phần làm ruộng công. Sau đó, những người dân trong làng thấy việc cung tiến ở chùa mang lại phúc đức nên cung tiến nhiều ruộng vườn vào chùa. Diện tích chùa và đất canh tác lên tới 47 mẫu, 8 sào, 2 thước.
Trong thời gian xây dựng, ngoài diện tích xây chùa, một phần diện tích ruộng vườn được chia cho những người trông chùa canh tác, diện tích còn lại được cho cấy khoán. Sản phẩm thu được chia cho người nghèo trong vùng. Số lương thực dư thừa hàng năm được tích trữ lại bằng thóc, giao cho người có chức sắc trong làng giữ để dùng vào việc cứu đói, giúp đỡ những nông dân có hoàn cảnh khó khăn...
Để đề phòng tình trạng tư lợi, tham nhũng của công, Thái Hoàng Thái hậu cùng với dân làng đã lập ra Hịch văn Hội Minh Thề với lời thề lấy chí công làm trọng, không xâm phạm của công. Lễ hội Minh thề ra đời từ đó và được lưu truyền cho đến ngày nay.
Thế kỷ XIX Triều đình nhà Nguyễn đã sắc phong bốn chữ vàng " Mỹ tục khả phong" cho Lễ hội Minh thề.
Theo đó, đối tượng cụ thể là những người đứng đầu trong làng (Lý trưởng, Phó lý, Chánh hội, Phó hội, Trương tuần). Người từ 18 tuổi trở lên trong làng đều tham gia cùng uống rượu tuyên thệ trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân và du khách thập phương, các vị bô lão và nhiều người dân trong làng thề trước các vị thần linh nếu lấy của công phục vụ việc công thì được thần linh ghi nhận, nhược bằng tham công lấy của công làm của tư thì nguyện cầu bị chư thần linh trị tội.
Từ các cụ già đến người trẻ phải dạy bảo con cháu không được tham nhũng, nếu không nguyện cầu bị chư thần linh trị tội. Những ai trong làng bao che tội phạm, chứa chấp của gian tà cũng sẽ bị thần linh trừng phạt...
![]() |
Chủ lễ đọc Hịch văn Minh thề |
Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên cho biết, những giá trị nhân văn của Lễ hội Minh Thề có truyền thống lịch sử hơn 500 năm, đến nay vẫn luôn vẹn nguyên giá trị bởi tính thiết thực, gần gũi với cuộc sống hiện đại. Hàng năm, lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách về tham dự. Năm nay là năm thứ 21 kể từ khi lễ hội được khôi phục và sau 7 năm vinh dự được công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia”. Địa phương vẫn duy trì tổ chức tốt Lễ hội. Tuy nhiên do là lễ hội của làng nên cũng chỉ có Trưởng, phó thôn, các cụ bô lão và nhân dân thề “không tham nhũng” theo đúng nghi lễ của lễ hội. Các đại biểu là lãnh đạo cao hơn chỉ đến dự chứ chưa mở rộng thành phần để thề...
Đây là lễ hội không những mang giá trị về lịch sử, văn hoá, giáo dục mà còn mang tính thời sự về xây dựng trật tự, kỷ cương, tính thượng tôn pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sạch, tình yêu thương đùm bọc, tình nhân ái trong xã hội. Nhất là trong cộng đồng làng xã. Đi với đó cũng nhấn mạnh triết lý "làm quan là nô bộc của dân, liêm khiết, công tâm," điều mà hiện nay Đảng ta đang vô cùng chú trọng.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 | 30/06/2025 Tin tức
Tin khác

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
09:42 | 30/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 | 28/06/2025 Tin tức

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại
10:26 | 27/06/2025 Tin tức

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt
10:29 | 26/06/2025 Tin tức

Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025
10:04 | 26/06/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
09:48 | 25/06/2025 Tin tức

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 | 24/06/2025 Tin tức

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín
10:54 | 24/06/2025 Tin tức

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024
19:09 | 23/06/2025 Tin tức

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
09:34 | 23/06/2025 Tin tức

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm
21:00 | 22/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức