Doanh nghiệp làng nghề nỗ lực vượt qua đại dịch Covid-19
Tác động của dịch Covid-19 khiến nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề lao đao. Sản xuất bị ngưng trễ, thậm chí thời điểm nhiều địa phương thực hiện giãn cách, các cơ sở phải đóng cửa để phòng dịch. Đơn hàng bị hủy, bị hoãn, hàng làm ra không tiêu thụ được, mang chất đầy kho, khiến doanh nghiệp làng nghề lâm cảnh khó khăn, nhiều lao động bị mất việc làm ảnh hưởng đến cuộc sống... Vượt lên khó khăn đó, nhiều cơ sở sản xuất vẫn cố gắng cầm cự hoạt động đồng thời thay đổi phương thức sản xuất, cách tiếp cận thị trường để vừa phòng tránh dịch, vừa chuẩn bị điều kiện khôi phục sản xuất khi dịch bệnh chấm dứt.
Điển hình như công ty TNHH thêu xuất khẩu Tuấn Dương (xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, Thái Bình) trước khi có dịch Covid-19, đơn vị thường xuyên xuất hàng cho sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhưng từ khi có dịch, số lượng đơn hàng và hàng xuất đi ít hơn hẳn, tiền hàng cũng thanh toán chậm hơn. Vì mức lương cứng trả cho công nhân từ 5-5,5 triệu đồng/người/ tháng, nên doanh nghiệp buộc phải tìm các nguồn hàng nội địa để duy trì việc làm và thu nhập cho 20 lao động. Tuy nhiên, lượng công việc vẫn chỉ đạt ở mức 50% so với trước khi có dịch. Ông Hoàng Đình Chiêm - Giám đốc công ty chia sẻ: Không để dịch lây lan trong thời điểm này, công nhân khi làm việc phải đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Hơn lúc nào hết, ông cũng như các cơ sở sản xuất khác mong dịch Covid 19 sớm qua nhanh để khôi phục sản xuất.
Ông Hoàng Đình Vương - Chủ tịch UBND xã Minh Lãng cho biết: xã hiện có 3 doanh nghiệp sản xuất hàng thêu cho các đối tác nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…và 5 tổ hợp thêu tranh, tạo việc làm cho trên 1000 tay kim độ tuổi từ 45 đến 55, mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid, các xưởng thêu cố gắng duy trì sản xuất, nhưng sản lượng bị giảm rất nhiều. Nhiều hộ thêu nhỏ lẻ chuyển sang làm những công việc khác. Một số xưởng chuyển sang hoạt động online, giới thiệu mẫu, nhận đặt qua mạng rồi trả hàng, chủ yếu là hàng thời trang. Vốn là những người thợ cần cù, sáng tạo, trong thời điểm làng nghề sản xuất đình trệ do dịch Covid-19, các nghệ nhân, thợ giỏi vẫn miệt mài sáng tạo các mẫu mã mới, ứng dụng công nghệ cải tiến chất liệu, xây dựng hướng phát triển thị trường, chuẩn bị các điều kiện để phục hồi sản xuất khi dịch bệnh đi qua để thích ứng với tình hình mới.
Khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, các làng nghề trên địa bàn Hà Nội cũng gặp những khó khăn chung. Với hơn 1.300 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề tham gia xuất khẩu hàng hóa thì đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng lớn đến sản xuất, doanh thu, mà còn ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm nghìn lao động nông thôn.
Có truyền thống hơn 20 năm gắn bó với thanh nứa, thanh tre để tạo nên những sản phẩm thủ công tinh xảo, cơ sở sản xuất gốm của anh Bùi Hoàng Ngọc Thảo tại làng gồm cổ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) cũng đang trong những ngày khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Anh Thảo cho biết, đơn hàng đã đặt thì hủy, có đơn tạm hoãn, hàng đành để trong kho, hàng không đi, tiền không về nên khó khăn chồng chất khó khăn.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp gốm ở làng nghề gốm Bát Tràng cũng nằm trong tình cảnh chung là giao thương ngưng trệ, sản xuất cầm chừng, những đơn đặt hàng từ nước ngoài cũng chững lại… Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chỉ duy trì sản xuất nhỏ giọt. Vừa sản xuất vừa phòng dịch để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất.
Nhiều tháng nay, lô hàng gốm cao cấp trị giá hơn 1 tỷ đồng của doanh nghiệp tư nhân do anh Nguyễn Hữu Tuấn làm chủ tại Bát Tràng (Hà Nội) vẫn nằm lưu kho do phía đối tác tạm ngừng nhập khẩu. Nhiều đơn hàng khác đi các nước đã ký đang trong quá hoàn thiện cũng phải ngừng lại bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp của anh Tuấn phải tìm cách xoay xở để duy trì sản xuất như cải tiến các loại sản phẩm, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, xưởng chia các ca kíp làm việc luân phiên. Một số công đoạn như trộn đất, nhào đất và nung được thực hiện tại xưởng; Công đoạn vẽ trang trí, phun sơn được thợ chia nhau làm tại nhà. Nhờ linh hoạt thay đổi cách thức sản xuất, doanh nghiệp của anh vẫn đảm bảo đời sống cho nhiều người lao động với mức lương thưởng ổn định.
tìm cách vượt bão Covid
Trước tình hình dịch bệnh Covid- 19 vẫn đang diễn biến phức tạp và kéo dài, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khác tại làng nghề gốm Bát Tràng đã chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến với hơn 170 thành viên là các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh. Các thành viên thường xuyên chia sẻ các mặt hàng do cơ sở mình làm ra, chào giá bán trên nhóm và nhờ các thành viên trong nhóm kết nối với người mua có nhu cầu. Nhờ đó, nhiều khâu trung gian được giản lược, người mua có thể lựa chọn hàng dễ dàng qua ảnh và được giao hàng tận nhà với chi phí rẻ hơn nên bán chạy hơn.
Để vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, nhiều doanh nghiệp làng nghề đang đẩy mạnh việc chào hàng qua các phương tiện online, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để phục vụ thị trường trong nước. Nhờ đó, tình hình kinh doanh khả quan hơn, một số doanh nghiệp đã có đơn hàng trở lại, đạt khoảng 60% so với khi trước dịch. Trong thời gian này, phương thức kinh doanh online thực sự đã trở thành biện pháp tối ưu để có thể thúc đẩy tình hình kinh doanh, giảm bớt thiệt hại trong bối cảnh hiện nay.
Nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn trong tình hình hiện nay, ông Hà Văn Lâm, Phó Ban đại diện làng gốm Bát Tràng cho biết: “Hiện các tổ chức sản xuất kinh tế của làng nghề đang tích cực động viên nhau ổn định tư tưởng, duy trì sản xuất cầm cự để giữ vững mặt hàng. Đây cũng là giai đoạn để các doanh nghiệp, hộ sản xuất rà soát lại quy trình, sản xuất, vừa nghiên cứu các mẫu mã mới để những tháng cuối năm có điều kiện sản xuất tốt hơn”.
Theo khảo sát, một số làng nghề khác của Hà Nội như làng dệt Phùng Xá, làng thêu Quất Động… cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh. Các làng nghề vốn đã có những khó khăn nội tại riêng, về công nghệ sản xuất, nguyên liệu đầu vào, thị trường đầu ra… thì dịch Covid-19 trở lại lại làm các làng nghề càng khó hơn, đòi hỏi phải có những “cú hích” tạo sự chuyển biến tích cực trong bối cảnh mới.
Tại Bắc Giang, địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 nhưng nhiều làng nghề sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, như: Làng nghề sả xuất mì gạo Thủ Dương (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn), Làng nghề sản xuất mỳ gạo thôn Mé, (tổ dân phố Phú Mỹ, phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang); Làng nghề bún bánh Đa Mai (phường Đa Mai, TP Bắc Giang) cũng đã có cách làm phù hợp để duy trì hoạt động và thu nhập.
Theo Chi cục PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang), dịch Covid-19 khiến hầu hết làng nghề thủ công trên địa bản tỉnh như: Mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, nghề mộc, sinh vật cảnh ngừng hoạt động, hoặc sản xuất cầm chừng vì không có đầu ra. Chỉ có những làng nghề liên quan đến chế biến lương thực, thực phẩm vẫn gắng gượng vượt dịch bệnh để giữ nghề và có thêm thu nhập cho người dân bằng cách làm năng động. Ngoài dịch Covid-19 còn một số nguyên nhân khiến các làng nghề, đặc biệt là một số làng nghề sản xuất mỳ gạo, như: Thôn Mé và Châu Sơn, xã Việt Ngọc (Tân Yên) hoạt động hiệu quả chưa cao do không có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thiếu chủ động giao hàng cho các đại lý, thụ động trong tiêu thụ.
Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: Dịch bệnh tác động không chỉ các làng nghề truyền thống phải chịu mà cả xã hội đều bị ảnh hưởng. Riêng đối với dịch bệnh lần này, làng nghề cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, nhất là trong quá trình trao đổi, vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài nhưng họ cũng từng bước chuyển đổi tập trung tiêu thụ trong nước. Làng nghề có sức sống bền bì, vượt qua thách thức, đơn cử dù thiên tai khắc nghiệt nhưng làng nghề cũng chứng minh tính linh hoạt của mình ở “mùa nào sản phẩm ấy”. Trong bối cảnh hiện nay, yếu tố quan trọng hàng đầu hiện chính là ứng dụng công nghệ cùng với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa để có hướng đi thích hợp, hiệu quả bền vững.
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nói chung và tại các làng nghề trên cả nước nói riêng. Bên cạnh đó, các bộ ngành, sáng kiến thành lập nhóm và bán hàng qua mạng xuất hiện tại các làng nghề đã và đang cho thấy những nỗ lực vực dậy làng nghề thời hậu Covid-19 đang rất được Nhà nước và các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người dân làng nghề quan tâm. Hy vọng, doanh nghiệp và người dân làng nghề luôn năng động, nỗ lực vượt khó trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Bên cạnh các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức xã hội điều quan trọng là bản thân các hộ sản xuất, các doanh nghiệp cần năng động, nỗ lực tìm cách vượt lên khó khăn, ổn định sản xuất trong tình hình mới…
Bài, ảnh: Thanh Nguyễn
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề
13:49 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống
13:48 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP
13:43 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024
14:14 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ
09:17 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk
09:16 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024: Tôn vinh nét đẹp của nghề truyền thống
07:00 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 Làng nghề, nghệ nhân
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 Kinh tế