Điện Biên: Chà Nưa xây dựng Nông thôn mới

TBV - Chà Nưa là xã miền núi biên giới (xã 135) thuộc huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), có đường biên giới 4,1 km giáp với nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Từ xưa, đồng bào dân tộc nơi đây đã có truyền thống đoàn kết, hiếu học, ngoài ra tính cộng đồng và hỗ trợ lẫn nhau rất cao. Thêm nữa, con người ở đây luôn muốn tiếp cận được những cái hay, cái đẹp của cuộc sống và luôn có ý chí vươn lên khẳng định mình.
Năm 2013, Chà Nưa bắt tay xây dựng Nông thôn mới (NTM) xuất phát điểm được cho là thấp với 5 tiêu chí. Song, với nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền và người dân nơi đây. Cho đến nay, Chà Nưa đã cơ bản đạt 18/18 tiêu chí (Tiêu chí số 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, không phải thực hiện do điều kiện địa lý xã giáp với Trung tâm xã Chà Cang (5 km) nên việc trao đổi hàng hóa của người dân được thực hiện tại chợ xã Chà Cang và chợ tạm khu trung tâm xã.), dự kiến trong tháng 12/2018 các đơn vị của tỉnh sẽ đánh giá thẩm định.

Chúng tôi được đi trải nghiệm vào chiều cuối thu trên con đường trải nhựa đen bóng và êm ả nhìn từ xa như một dải lụa mềm mại. Dễ nhận thấy nhất chính là hàng hoa Ban được trồng hai bên đường đã hé nụ đang chờ ngày nở rộ. Đi vào các bản là những con đường bê tông thoáng, rộng, sạch sẽ và đặc biệt là không có rác thải sinh hoạt, những ngôi nhà sàn mới dựng được mọc lên khá nhiều và có sân cho các cháu vui chơi sau những ngày học tập mệt mỏi. Chúng tôi đi tham quan quanh các bản, nhưng đi đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp các lò đốt rác nhỏ phân theo nhóm hộ, chúng tôi đặt câu hỏi vì sao xã Chà Nưa không xây dựng lò đốt rác tập trung như các địa phương khác mà lại xây nhiều lò nhỏ như vậy?


Trụ sở làm việc của xã được đầu tư xây dựng, vừa được đưa vào sử dụng.


Đem thắc mắc đó đến ông Khoàng Văn Van - Huyện ủy viên; Bí Thư đảng ủy xã Chà Nưa, ông Van chia sẻ: Tiêu chí số 17 là môi trường, trong đó địa phương phải xây dựng lò đốt rác tập trung ở một chỗ, do vậy ban chỉ đạo và ban quản lý xây dựng NTM của xã rất băn khoăn, vì địa bàn xã rộng từ bản này sang bản khác cách nhau hàng cây số, vậy nếu làm lò đốt tập trung một chỗ thì chắc chắn sẽ không có hiệu quả vả lại rất tốn kém. Từ suy nghĩ đó, Đảng ủy; chính quyền xã Chà Nưa đã vào cuộc và vận động bà con làm lò đốt rác nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình và tùy từng địa điểm, có thể 5-6 hộ cùng chung 1 lò cũng có thể 9-10 hộ cùng 1 lò, tùy theo điều kiện đi lại và phân bố về chỗ ở, từ đó mới xử lý triệt để đến tận các ngóc ngách của làng, bản. Trước khi vận động bà con làm, chúng tôi đã huy động tất cả lãnh đạo xã xung phong làm trước, cán bộ đã hướng dẫn bà con từ cách xây dựng lò, thậm chí làm đi làm lại nhiều lần cách đốt rác để bà con học tập làm theo.


Những ngôi nhà khang trang được mọc lên khá nhiều
trên địa bàn xã Chà Nưa.


Ông Van khẳng định, sau 3 năm triển khai thực hiện mô hình lò đốt rác theo nhóm hộ, có thể đánh giá rằng mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, môi trường được cải thiện rõ rệt, đường vào thôn, bản nay không còn rác thải, nhận thức về vệ sinh môi trường của người dân được nâng cao hơn nhiều so với trước, hiệu quả mang lại được cho là bền vững và đặc biệt lại không tốn kém về kinh phí vừa hiệu quả cho các nhóm hộ ở xa trung tâm. Theo lịch, cứ vào thứ 6 ngày cuối tháng, Đảng và Chính quyền xã từ bí thư trở xuống đi chỉnh trang hàng cây ban ven đường, đi vào bản vận động bà con vệ sinh đường làng, nhà cửa sạch sẽ và bà con đã không còn nuôi gia súc dưới gầm sàn.


Ông Khoàng Văn Van - Huyện ủy viên; Bí Thư đảng ủy xã Chà Nưa.


Ông Van chia sẻ thêm, từ trước đến nay xã Chà Nưa luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, nhờ đó nhiều hộ đã quay lưng lại với cái nghèo cái đói, mọi người ai cũng mong muốn được thoát nghèo, thậm chí có nhiều hộ còn làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Theo thống kê, năm 2017 vừa qua đã có 36 hộ làm đơn xin thoát nghèo, sang năm 2018 cho đến thời điểm này xã cũng đã có khoảng gần 30 hộ đã thoát được nghèo. Mục tiêu cuối cùng của xây dựng Nông thôn mới chính là nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho người dân, chúng tôi cũng luôn ra ngoài học hỏi, tìm tòi nhưng cái mới, cái hay, cái đẹp đưa về cho bà con. Nhờ có Nông thôn mới mà quê hương làng bản mới được sạch sẽ, ý thức người dân được nâng lên, cuộc sống được ấm no, bà con đã có cái ăn cái mặc, đói nghèo ít đi. Ngoài vật chất và tinh thần, bộ mặt của xã cũng có sự thay đổi đường vào bản, làng sạch sẽ có đường bê tông, đặc biệt là người dân nhận thức rằng xây dựng Nông thôn mới là chính xây dựng cho mình và chính mình được thụ hưởng. Không dừng lại ở đó, người dân Chà Nưa đang rất khao khát thời gian tới họ sẽ xây dựng được “tiêu chí” bản
Mường đáng sống.


Lò đốt rác theo nhóm hộ làm cho môi trường
xã Chà Nưa Xanh - Sạch -Đẹp…


Theo số liệu, các tiêu chí thực hiện cũng đã cơ bản hoàn thành trong đó: Tiêu chí về môi trường, hiện nay nguồn nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là nước khe, giếng; xã có 8 công trình nước sinh hoạt đang hoạt động. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 595 hộ, đạt 100%. Ngoài ra, tình hình mai táng của người dân: Xã chưa có nghĩa trang tập trung, hiện có 7 nghĩa trang theo quy hoạch, trong đó có 02 bản sử dụng chung 1 nghĩa trang. Hiện nay các bản đang thực hiện mai táng theo phong tục tập quán của địa phương và của dân tộc mình. Công tác thu gom xử lý chất thải rắn và nước thải khu dân cư: Xã đang vận động nhân dân thành lập từng nhóm hộ xây lò đốt rác quy mô nhỏ, hiện đã thực hiện được 106 lò cơ bản đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải rắn; về nước thải sinh hoạt hiện nay do dân cư trên địa bàn ít, nước thải sinh hoạt khu dân cư không đáng kể, không gây áp lực về môi trường. Có hương ước về bảo vệ môi trường ở các bản. Số hộ có nhà tiêu, nhà tắm và bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 491 hộ, đạt tỷ lệ 82,52%.

Về trường học, giai đoạn 2013-2018, xã Chà Nưa được UBND huyện đầu tư xây dựng kiến cố 4 phòng học; đã vận động Nhân dân đóng góp ngày công lao động tại 3 trường do ảnh hưởng của mưa lũ gây ra là 1.300 ngày công, đóng góp tiền vào xây dựng cơ sở vật chất của 3 trường là 285,383 triệu đồng. Trên địa bàn xã có 03 trường học gồm, 01 trường Mầm Non, 01 Trường Tiểu học và 01 Trường trung học cơ sở, cả 3 trường trên đều đạt chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất, trong đó trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.


Đường đến điểm trường được bê tông, giúp các em
đến trường thuận tiện


Đối với tiêu chí giao thông, xã đã tích cực huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, vận động Nhân dân hiến đất để mở rộng đường giao trục bản…Trong giai đoạn 2013-2018, xã Chà Nưa được UBND huyện đầu tư xây dựng 7 tuyến đường nội bộ các bản với tổng chiều dài 5,13 km, kinh phí thực hiện 9.162 triệu đồng. Trục đường chính của xã có chiều dài là 18,1 km trong đó đã được cứng nhựa hóa 100% theo quy chuẩn GTNTA. Đường trục bản Có 10 tuyến đường với tổng chiều dài là 11,5 km; trong đó 9,41 km được cứng hóa và đi lại thuận tiện quanh năm; đạt tỷ lệ 81,91%... Ngoài các tuyến đường trên thì UBND xã còn chỉ đaọ nhân dân mở các con đường vào các cánh rừng để tuần tra bảo vệ rừng với 9 tuyến tổng chiều dài là 35 km có thể đi lại bằng xe máy.

Từ trước đến nay, Chà Nưa xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, phải phát huy hết vai trò chủ thể của người dân trong việc thực hiện, kiểm tra, giám sát các nội dung thực hiện của Chương trình; đồng thời người dân phải là đối tượng thụ hưởng chính. Nâng cao chất lượng và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Chà Nưa theo phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau”.

Bài và ảnh Thanh Tuấn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Chiều 22/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành đập dâng Phú Phong tại huyện Tây Sơn và kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hành chính và dịch vụ công.
Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

LNV - Trường mầm non Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1999. Đến nay, sau 26 năm hình thành và phát triển, trường luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục; cũng như sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn được củng cố, nâng cao và phát triển vững mạnh. Có nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Với những thành tích đạt được trong các phong trào thi đua dạy và học, trường mầm non Nga Yên luôn nằm trong top đầu về chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Nga Sơn, là điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bình Định phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng, tinh thần thượng võ, "hào khí Tây Sơn" để phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, xây dựng tỉnh Bình Định phát triển nhanh bền vững.
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

LNV – Trong những năm qua, Trường mầm non thị trấn 2 huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bậc giáo dục mầm non. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực, xây dựng “Trường mầm non hạnh phúc - lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như tạo dựng niềm tin đối với phụ huynh. Trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, chuẩn bị tâm thế và kiến thức vững vàng bước vào bậc tiểu học.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền hình là nhịp đập của trái tim, tiếng nói của thời đại

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền hình là nhịp đập của trái tim, tiếng nói của thời đại

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng truyền hình không chỉ đơn thuần là truyền thông, mà là nhịp đập của trái tim con người, hơi thở của cuộc sống xã hội, là tiếng nói của thời đại.

Tin khác

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước

LNV - UBND tỉnh Bình Phước vừa công nhận thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 169 sản phẩm. Vì vậy, nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các đơn vị lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương.
Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề  tại huyện Thạch Thất và Thường Tín

Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Thạch Thất và Thường Tín

LNV - Ngày 11/3, UBND TP. Hà Nội đã ban hành 3 quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Hiền Giang - Giai đoạn 1 (huyện Thường Tín); Cụm công nghiệp làng nghề Hương Ngải - Giai đoạn 1 (huyện Thạch Thất); Cụm công nghiệp làng nghề Hòa Bình - Giai đoạn 1 (huyện Thường Tín).
Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

LNV - Tối 15/3/2025, huyện Hải Lăng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Hải Lăng 19/3 (1975 - 2025) và đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Nghề gốm Kim Lan ngàn năm tuổi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề gốm Kim Lan ngàn năm tuổi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Sáng 15/3, tại làng gốm Kim Lan, xã Kim Đức, huyện Gia Lâm (Hà Nội), UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định công nhận Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận Điểm du lịch Kim Lan, xã Kim Đức. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời tạo đà phát triển du lịch bền vững, góp phần nâng cao giá trị của làng nghề truyền thống Kim Lan.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025

(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025

LNV - Sáng 19/3/2025, tại sân tượng đài Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, UBND xã Dương Xá tổ chức Lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn

LNV - Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có hơn 70 làng nghề ổn định hoạt động, chủ yếu theo quy mô gia đình, với gần 7.000 hộ, 25 doanh nghiệp và 11 hợp tác xã, tạo việc làm cho gần 17.000 lao động. Tổng doanh thu từ các làng nghề ước đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm. Các làng nghề đang tích cực sản xuất, hứa hẹn tạo ra sản phẩm chất lượng, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Làng nghề gỗ Thiết Úng được công nhận là Điểm du lịch

Làng nghề gỗ Thiết Úng được công nhận là Điểm du lịch

LNV - Ngày 18-3, UBND thành phố ban hành Quyết định số 1567 về việc công nhận Điểm du lịch làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh.
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm
Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Sáng 15-3, tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng gốm cổ Kim Lan (xã Kim Đức), UBND huyện Gia Lâm tổ chức Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng nghiệp sớm - Xu hướng tất yếu của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình

Hướng nghiệp sớm - Xu hướng tất yếu của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình

LNV - Ngày 16/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức Open Day 2025 với mục đích tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho các sĩ tử chuẩn bị bước vào kì thi đại học. Ngày hội diễn ra thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều trường Đại học, Cao đẳng, học sinh và gia đình.
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị tại Bắc Từ liêm.

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị tại Bắc Từ liêm.

LNV - Lễ trồng cây hữu nghị năm 2025 được tổ chức nhằm hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ.
Dấu ấn 95 năm lịch sử của Ðảng bộ thành phố Hà Nội

Dấu ấn 95 năm lịch sử của Ðảng bộ thành phố Hà Nội

LNV - Trải qua 95 năm hình thành và phát triển (1930 - 2025), Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân Thủ đô đi qua những giai đoạn lịch sử quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh

LNV - Sáng 17-3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Chiều 22/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành đập dâng Phú Phong tại huyện Tây Sơn và kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi
Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

LNV - Trường mầm non Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1999. Đến nay, sau 26 năm hình thành và phát triển, trường luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục; cũng như sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn được củng cố, nâng cao và phát triển vững mạnh. Có nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Với những thành tích đạt được trong các phong trào thi đua dạy và học, trường mầm non Nga Yên luôn nằm trong top đầu về chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Nga Sơn, là điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bình Định phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng, tinh thần thượng võ, "hào khí Tây Sơn" để phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, xây dựng tỉnh Bình Định phát triển nh
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

LNV – Trong những năm qua, Trường mầm non thị trấn 2 huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bậc giáo dục mầm non. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực, xây dựng “Trường mầm non hạnh phúc - lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như tạo dựng niềm tin đối với phụ huynh. Trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, chuẩn bị tâm thế và kiến thức vững vàng bước vào bậc tiểu học.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động