Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng

LNV - Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng nằm trên địa bàn xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội. Cách đền chừng 1,5km là cánh đồng hoa bạt ngàn hai bên đường, hương thơm ngào ngạt, rực rỡ đủ các màu sắc. Một khung cảnh thanh bình, đầy thi vị, say đắm mênh mang.
Ông Lê Văn Khương - HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh
Ông Lê Văn Khương - HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh

Từ cổng chào bên ngoài, chẳng mấy chốc tôi đã đặt chân đến khu vực đền Hai Bà Trưng. Cổng đền được xây dựng kiên cố, to lớn, uy nghi. Đền Trình nằm ngay cổng ra vào. Đây là công trình được khởi công xây dựng năm 2005 và trùng tu năm 2014 theo kiến trúc chữ Nhất gồm 7 gian với 5 ban thờ. Ban giữa thờ Đức bà Chu tước Đại Tướng Quân; bên tả là ban thờ Lũ Lũy Đại Tướng Quân, ban thờ Chư vị nghĩa binh tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng; bên hữu là ban thờ Thành hoàng bản thổ và ban thờ Tam tòa Thánh mẫu.

Từ đền Trình, tôi tiếp tục đi thăm quan tổng thể di tích với quy mô kiến trúc bề thế, khang trang gần 13 hec-ta. Bên trong là tam tòa chính điện và nhiều công trình hạng mục phù trợ hai bên. Phía bên trái Tam tòa chính điện có đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách và ông Thi Sách; Đền thờ các nam tướng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; nhà bia ghi dấu tích hoạt động cách mạng của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh. Phía bên phải Tam tòa chính điện là đền thờ thân phụ, thân mẫu, sư phụ, sư mẫu của Hai Bà Trưng; Đền thờ các nữ tướng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là những kiến trúc bằng gỗ lim được chạm trổ những họa tiết tinh tế và sinh động. Tượng thơ, nội thất, hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng hài hòa, lộng lẫy, cổ xưa.

Cổng chào Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng
Cổng chào Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng

Đền được xây dựng theo kiểu kiến trúc tiền Nhất hậu Đinh. Chữ Nhất là tòa Tiền tế, chữ Đinh là tòa Trung tế và Hậu cung. Xung quanh là tường gạch, hai bên là Tả mạc và Hữu mạc bao lấy khu sân rộng. Hai cây muỗm bên hồ Bán Nguyệt cùng các cây cổ thụ khác trong khu nội vi càng làm tôn thêm cho đền vẻ cổ kính, uy linh. Từ đền nhìn ra hướng Tây qua lạch Vòi Voi là nghi môn nội, cột đá thề, nghi môn ngoại và đường Kéo quân dấu tích một thời. Hướng Nam có hồ Mắt Voi, hướng Bắc có hồ Tắm Voi. Trông lên tòa Thượng điện, một không gian tĩnh lặng, thâm nghiêm với những cột lim tròn, các đầu hồi bít đốc, đầu đao, mái cong cổ truyền và phần kiến trúc gỗ trong đền hợp thành một thể thống nhất, đầy sức sáng tạo mang tính biểu tượng cao. Ngự trước Trung tế là đôi rồng đá với nghệ thuật điêu khắc thời Lê, rất ít nơi có. Sự kết hợp đăng đối của ngôi đền khiến cho người viếng thăm, chiêm bái cảm nhận được sự tôn nghiêm, thành kính.

Đền tọa lạc trên một khu đất cao rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng. Nằm bên cạnh thành cổ, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa tứ phương, tiện nghi dựa núi nhìn sông sau trước; xem khắp một cõi đây là thắng địa, thực là chỗ hội tụ trọng yếu của kinh đô xưa.

Cổng đền Hai Bà Trưng
Cổng đền Hai Bà Trưng

Trên cửa chính của Nghi môn có bức hoành phi với nội dung “Ly chiếu tứ phương” (ví Hai Bà như ánh sáng chiếu tỏa bốn phương). Theo thuyết phong thủy, khu đất này có hình dáng giống như hình của một con voi trắng đang uống nước (Bạch tượng yển hồ). Ban đầu ngôi đền được dựng bằng tre, lá; đến triều Đinh (968 - 980), đền được xây lại bằng gạch. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, những năm 1881 đến năm 1889 (năm Kỷ Sửu đời Vua Thành Thái triều Nguyễn) ngôi đền được xây lại và đổi hướng ban đầu là hướng như ngày nay.

Nền sân được lát bằng đá phiến. Sân trong được lát đá theo hình chiếc chiếu hoa lớn ở giữa và hình chiếc chiếu hoa nhỏ ở hai bên để chồng kiệu và bài trí Voi, Ngựa, cờ xí,… khi có lễ tiệc và tế lễ uy nghiêm. Hai bên sân trong là hai nhà Tả mạc và Hữu mạc bề thế, kết cấu đầu hồi, bít đốc và lầu chuông, lầu trống.

Sân ngoài có kiến trúc hình “ngũ phúc” bởi ngọn đá thề giữa sân và bốn bồn hoa hình con Dơi ở bốn góc sân đá. Lời thề của Hai Bà Trưng khi làm lễ tế cờ được khắc vào ngọn đá, 18 cỗ Voi đá đặt ngay ngắn thành hai hàng bên sân đá hướng vào giữa sân, tượng trưng cho Voi của 18 đời Vua Hùng. Hai bên của sân ngoài là khu vườn hoa, cây cảnh, cây bóng mát, non bộ, thảm cỏ, đường dạo và khu trồng cây lưu niệm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Kết nối giữa sân nội và sân ngoại là Nghi môn nội, đây là công trình kiến trúc có từ thời nhà Nguyễn (1989). Năm 2005, Nghi môn nội được tu bổ lại với chất liệu gỗ lim, hệ thống cột to tròn nâng đỡ 4 mái và 4 đầu đao uốn cong mềm mại bởi những con kìm hóa rồng uyển chuyển.

Nghi môn ngoại được dựng bằng những khối đá tạo nên tứ trụ vuông và hai mái cổng phụ, chạm trổ những đường nét, họa tiết hình những con vật thiêng trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng ở bốn mặt phía trên của cột đá. Ở mỗi mặt cột đá có khắc câu đối ngợi ca công đức Hai Bà.

Đan xen trong khu nội vi còn có hồ Bán Nguyệt, hồ Mắt Voi, lạch Vòi Voi, hồ Tắm Voi cũng được trùng tu. Đối xứng với hồ Tắm Voi có đồi đất trồng các cây gỗ quý, cây bóng mát, cùng với hệ thống đèn đá, đèn cao áp đặt khắp khu nội vi tỏa ánh sáng lung linh, huyền ảo vào ban đêm, khiến khu di tích trông như một cung điện tuyệt mỹ.

Đền Trình Hai Bà Trưng
Đền Trình Hai Bà Trưng

Hiện nay, trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý, như: hai cỗ kiệu Bát Cống - Long Đình từ thế kỷ XVII, gươm trường, bát bửu, cửa võng, hương án, chuông đồng (đúc năm 1803), bia đá trùng tu cải chính hướng đền (khắc năm 1889). Trong Tiền tế và Hậu cung còn có nhiều hoành phi, câu đối mang ý nghĩa tự hào dân tộc, ca ngợi công đức Hai Bà. Đặc biệt là hai bức hoành Nam Quốc Sơn Hà và Hoàng Đế Từ; Đôi câu đối có niên đại xưa nhất của Vĩnh Tường Tri phủ Nguyễn Thái cung tiến năm 1881.

Đền thờ Hai Bà vẫn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sắc phong sớm nhất là từ đời Vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng 44 (ngày 26 tháng 7 năm 1783), cho đến Sắc phong triều Nguyễn năm Khải Định 9 (ngày 25 tháng 7 năm 1924). Đây là những sắc phong tôn hiệu cho Hai Bà Trưng và các sắc chỉ cho dân làng Hạ Lôi cùng các vùng lân cận phải phụng thờ, chăm sóc, giữ gìn đền Hai Bà Trưng. 23 đạo sắc phong này đến nay đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm.

Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng
Tảng đá khắc lời thề của Hai Bà Trưng

Ngoài ra, đền Hai Bà Trưng còn có một số tác phẩm điêu khắc, giá trị về mặt nghệ thuật chạm khắc thời Nguyễn, như đôi rồng đá ở thềm tòa Trung điện, các bức cửa võng, khám thờ với các đề tài: Long chầu nguyệt, Phượng càm thư, Long Phượng tòng vân, Cúc Sen hóa rồng, các loại hoa chanh, cúc, hổ phù,… cùng các bộ kiệu rước được xứng danh con Hồng cháu Lạc, quyết đuổi giặc thù, mở nền tự chủ.

Nói về Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, ông Lê Văn Khương - HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết: Di tích đền Hai Bà Trưng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013. Di tích đền Hai Bà Trưng được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phê duyệt quy hoạch tổng thể. Quá trình triển khai thực hiện đầu tư các hạng mục theo quy hoạch tổng thể của Thành phố, đã và đang phát huy giá trị văn hóa lịch sử của di tích. Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng đến thời điểm hiện tại vẫn là di tích duy nhất của huyện Mê Linh được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt trong tổng số 161 di tích các loại trên địa bàn.

Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng hiện nay đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là điểm du lịch di tích. Một điểm du lịch di tích giàu giá trị nhân văn; một điểm đến du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước; mở ra một thời kỳ mới, hứa hẹn những điều tốt đẹp cùng với sự phát triển kinh tế xã hội huyện Mê Linh giàu đẹp, sanh sạch đẹp văn minh.

Văn Bình

Tin liên quan

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Khi lòng biết ơn đi vào văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Khi lòng biết ơn đi vào văn hóa truyền thống

LNV - Sáng ngày 4/3, tại Miếu thờ Hai Bà Trưng, Bến rước nước phường Bạch Đằng long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới hai vị anh hùng. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng và đầy tự hào.
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo

Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo

OVN - Hằng năm, tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) diễn ra 2 lễ hội. Đó là lễ hội mùa Xuân (ngày mồng 4 tháng Giêng Âm lịch) và lễ hội mùa Thu (tháng Chín Âm lịch). Tại Lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023 tới đây, UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) sẽ kết hợp tổ chức hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP.

Tin mới hơn

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

LNV - Cựu chiến binh Đinh Vượng - thiếu tá, nguyên Trợ lý tuyên huấn của Lữ đoàn pháo Bông Lau anh hùng kể lại cho chúng tôi nghe về trận pháo kích cuối cùng vào sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày toàn thắng 30/4/1975.
Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả bài thơ "Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân" của tác giả Tiên Sa
Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

LNV - Đại tá Đào Quang Đới, chạm ngưỡng 75, nhưng tác phong nhanh nhẹn, gương mặt tươi tắn, toát lên nét thanh tú của thời trai trẻ. Qua trò chuyện mới biết, gần 40 năm phục vụ quân đội, trong đó có 24 năm ông là lính Sư đoàn 324, từng tham gia chiến đấu trên đồi A Bia - trận đánh thay đổi cục diện chiến trường, làm rung chuyển Lầu Năm Góc. Đào Quang Đới 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, 1 lần Chiến sỹ Quyết thắng, cùng nhiều Huân, Huy chương các loại...
Người giữ hồn Tây Nguyên

Người giữ hồn Tây Nguyên

LNV - “Người giữ hồn Tây Nguyên” là biệt danh nhiều người đặt cho ông Nguyễn Văn Hải, một nhà sưu tập cổ vật văn hoá vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Cuộc đời người đàn ông này gắn liền với những hành trình khám phá, đam mê tìm kiếm và lưu giữ nhiều bộ sưu tập mang đậm giá trị lịch sử vùng đất Tây Nguyên huyền bí.
Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

LNV - Cây cọ đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phú Thọ. Món cơm nắm lá cọ cũng là một đặc sản nổi tiếng tại vùng đất này.

Tin khác

Thơ người Làng nghề

Thơ người Làng nghề

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả mốt số bài thơ nhân dịp ky niệm 50 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

LNV - Ẩm thực Huế luôn thu hút du khách bởi những món ăn giản dị nhưng mang đến hương vị độc đáo. Trong số những đặc sản đó, bánh bột lọc Huế đứng đầu danh sách không chỉ bởi vẻ ngoại hình tinh tế mà còn bởi phần nhân tinh tế xuyên qua lớp bột mỏng. Để rồi sau mỗi chuyến thăm Huế, người người lại háo hức muốn tìm kiếm và mua bánh lọc Huế về làm quà như một nét đặc trưng không thể thiếu trong hành trình khám phá ẩm thực tại Cố đô.
Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Toàn huyện Vân Canh có 419 hộ gia đình xây dựng sửa chữa nhà ở. Đến nay, 100% hộ gia đình khởi công xây dựng, 230 nhà đã xây dựng hoàn thành. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

LNV - Hủ tiếu được xem là món ăn quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ vì tỉnh nào cũng có, nhưng để trở thành đặc sản Tiền Giang vang danh khắp nơi thì hủ tiếu Mỹ Tho sở hữu riêng cho mình một hương vị đặc biệt. Sự đặc biệt ấy không chỉ ở từng sợi hủ tiếu mà hương vi của nồi nước lèo cũng là một ẩn số tại sao lại thơm và ngọt đến thế.
Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

LNV - Ở vị trí nào, ông Lý Văn Quang- cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4 ở xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng làm việc hết mình với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông luôn tự hào vì gia đình mình đã có công lao, hy sinh xương máu cùng với quân dân cả nước đem lại chiến thắng 30/04, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Trước kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025), “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử.
Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp ghé thăm văn phòng làm việc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng tại đây, chúng tôi được lắng nghe hồi ức của Thượng tướng về những ngày chiến đấu hào hùng.
Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

LNV - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) ra đời như một lát cắt lịch sử nhắc về năm tháng chiến đấu hào hùng của quân dân vùng đất Củ Chi. Xây đắp từ những khung cảnh ngột ngạt dưới lòng đất, bộ phim đã cho thấy nhiều nỗi đau chưa được lắng nghe, có cả những cái tôi đau đớn chưa được vỗ về trên nền chiến tranh đầy khốc liệt.
Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

LNV - Trong không khí lắng đọng giữa những ngày tháng Tư lịch sử, một buổi ra mắt thơ đặc biệt của Đại tá, thương binh Lê Sỹ Thái - người được Nhà nước phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” năm 19 tuổi làm tôi nể, phục. Tập thơ “Lục bát tôi say” được tổ chức ra mắt và giới thiệu, tọa đàm tại Hội trường UBND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội trong buổi sáng ngày 19/4/2025 trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè, đồng đội, người thân và người yêu thơ.
Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

LNV - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức giao lưu ra mắt bộ sách "Vang danh nghề cổ, khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam".
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

LNV - Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa là điểm nhấn tạo sức hút cho điểm đến.
Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

LNV - Không chỉ là sự kiện độc đáo, giúp ngành du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững, gắn kết giữa bảo tồn và khai thác di sản một cách có trách nhiệm, Lễ hội Tràng An còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo, thẩm mỹ, văn hóa của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á tới đông đảo du khách trong nước, quốc tế.
Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Bên cạnh mức hỗ trợ chính sách 60 triệu đồng/hộ xây mới và 30 triệu đồng/hộ sửa chữa, huyện Tây Sơn vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn đóng góp hơn 4 tỷ đồng nhằm hỗ trợ bổ sung 10 triệu đồng/hộ sửa chữa và 20 triệu đồng/hộ xây dựng mới.
Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

LNV - Sáng ngày 8/4/2025, tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Thái Hòa, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia và khai mạc Lễ hội truyền thông: Hội làng Văn Giang - Nam Dương
Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Huyện Vĩnh Thạnh huy động nguồn lực hơn 1 tỷ đồng và 100 tấn xi măng để hỗ trợ thêm cho một số hộ thuộc diện khó khăn, không có khả năng đối ứng. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025, huyện sẽ khánh thành nhà ở cho 100% số hộ được hỗ trợ theo kế hoạch.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

LNV - Tháng Công nhân 2025, với chủ đề "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới" vừa được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, nhằm khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần làm chủ khoa học công nghệ và ý chí cống hiến của người lao động.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
Giao diện di động