Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Khi lòng biết ơn đi vào văn hóa truyền thống
Lễ hội Đền Hai Bà Trưng là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội - nơi đã rước tượng Hai Bà từ sông Cái lên lập thờ. Lễ hội diễn ra trong 4 ngày từ ngày 3/3 đến ngày 6/3 (tức từ ngày 4/2 đến ngày 7/2 năm Ất Tỵ) với nhiều nghi thức lễ truyền thống và các hoạt động văn hóa dân gian.
Với ý nghĩa nhằm tưởng nhớ và tôn vinh Trưng Trắc, Trưng Nhị - hai vị anh hùng dân tộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ phương Bắc góp phần vào công cuộc dựng nước và giữ nước, lễ hội đã được lưu truyền và phát triển qua bao thế hệ.
![]() |
Dọc khắp đường xuống sông Hồng được trang hoàng cờ lộng lẫy, người dân thích thú lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại lễ hội. |
Đây không chỉ là dịp để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn tới hai vị anh hùng, mà qua đó còn nhằm giáo dục truyền thống đoàn kết, ca ngợi tinh thần yêu nước, đồng thời bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích, bảo tồn và duy trì nét văn hóa đặc trưng của Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng.
Đặc biệt, hòa chung tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, Nhân dân quận Hai Bà Trưng vinh dự đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội đền Hai Bà Trưng phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng. Bên cạnh đó, Quận vinh dự đón nhận Quyết định công nhận Điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng.
![]() |
Các nghi thức lễ được thực hiện trang trọng, đầu tư chỉn chu từ trang phục, lễ nghi… |
Tại Miếu thờ Hai Bà Trưng, Bến rước nước phường Bạch Đằng tổ chức Lễ cấp thủy và Lễ dâng hương trên sông Hồng theo truyền thống tín ngưỡng. Từ sáng sớm ngày thứ 2 diễn ra lễ hội, người dân tại phường Bạch Đằng được thưởng thức những màn múa lân sôi động, mang đậm nét truyền thống. Cùng với tiếng trống cổ động hào hùng, phường Bạch Đằng ngập tràn trong bầu không khí háo hức, khiến không gian lễ hội thêm phần nào nhiệt, rộn ràng.
![]() |
Tiếng trống thúc mạnh mẽ là một trong những tiết mục ấn tượng nhất tại buổi lễ. |
Sau đó, người dân tiến hành Lễ cấp thủy theo phong tục truyền thống, cùng với Lễ ký hiệu tại Miếu thờ Hai Bà Trưng. Hai chiếc phà lớn được huy động để lấy nước từ sông Hồng lên tắm tượng Hai Bà, thể hiện sự đầu tư công phu và quy mô của lễ hội.
![]() |
Hai chiếc phà lớn được trang bị đầy đủ phao cứu sinh, barie an toàn để phục vụ cho lễ cấp nước. |
Sau khi hoàn thành nghi thức cấp nước, lễ hội tiếp tục với Lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và nghi thức dâng hương tại Miếu thờ. Người dân thành kính dâng lễ với nhiều vật phẩm phong phú, tất cả đều được chuẩn bị chu đáo và trang trọng, thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với Hai Bà.
Không khí tại Lễ hội diễn ra sôi động và náo nhiệt. Người dân tại phường Bạch Đằng có mặt từ sớm tại miếu thờ để tham gia lễ bái và thưởng thức các hoạt động tín ngưỡng truyền thống như rước kiệu, múa lân, đánh trống, bê tráp... Nhân dân đông đảo từ thập phương đến tham quan cho thấy tinh thần đoàn kết, lòng biết ơn của “con cháu” từ khắp mọi nơi tới hai vị nữ anh hùng. Đồng thời cũng cho thấy sức ảnh hưởng và khả năng lan tỏa rộng rãi của lễ hội.
![]() |
Nhân dân nô nức, xúng xính váy áo truyền thống đi chơi hội Hai Bà Trưng làm không gian lễ hội trở nên náo nhiệt, nhiều màu sắc. |
Chia sẻ về cảm xúc của mình, bạn Hồng Nhung - khách tham gia lễ hội cho biết: “Đây là lần đầu tiên đến xem hội, mình rất bất ngờ về các sự kiện được tổ chức tại đây. Mọi người đến rất đông vui, ai cũng vui vẻ hứng khởi. Mình rất thích tiết mục biểu diễn lại nhân vật Hai Bà Trưng, nó rất hay và chân thực. Bên cạnh mục đích đến để tham quan, mọi người dâng hương rất đông. Mình mong rằng trong tương lai sẽ có nhiều bạn trẻ quan tâm đến lễ hội này, cũng như nhiều lễ hội văn hóa khác để bảo tồn gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc”
Từ nhiều ngày trước khi lễ hội diễn ra, Ban Tổ chức cùng người dân địa phương đã lên kế hoạch kỹ lưỡng, chuẩn bị chu đáo và tổ chức tập luyện nhằm đảm bảo mọi nghi lễ, hoạt động diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn và trang trọng. Công tác an ninh, y tế, phòng cháy chữa cháy được bố trí cẩn thận, cho thấy sự quan tâm không chỉ ở khía cạnh lễ nghi mà còn ở công tác an toàn, an ninh trong tổ chức lễ hội. Điều này góp phần vào xây dựng, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn minh, lành mạnh.
![]() |
Bên cạnh gian miếu tự là khu vực ghi chép công đức, mọi công tác đều được phân bổ chỉn chu. |
Ông Lương, làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn, an ninh tại lễ hội chia sẻ về khó khăn khi thực hiện công tác: “Cũng như cách Đảng ta ngoại giao cây tre, trong việc đảm bảo an toàn cho người dân cũng phải có những biện pháp phù hợp tùy từng đối tượng. Đối với người già không thể lớn tiếng thì phải ân cần giúp đỡ. Còn đối với người trẻ, khách phương xa hay người lần đầu tham dự lễ hội thì phải hướng dẫn, giới thiệu mọi người tìm hiểu về văn hóa, giá trị nơi đây”.
Buổi lễ diễn ra trong không khí hân hoan phấn khởi. Những nghi thức trang trọng cùng các hoạt động sôi nổi không chỉ tạo dấu ấn đẹp trong lòng người tham dự mà tin rằng sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc và bình an cho người dân.
Tin liên quan

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025: Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
21:16 | 08/04/2025 Tin tức

Phú Yên: Lễ hội Trống Đôi - Cồng Ba - Chiêng Năm hội tụ những di sản văn hóa
10:21 | 18/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Lung linh sắc vàng tại Lễ hội Mai vàng An Nhơn lần thứ 2 năm 2025
09:53 | 10/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
13:30 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng
11:43 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:09 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù
18:37 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!
18:29 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 | 10/04/2025 Tin tức

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
11:25 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Mặn lắm” nước mắm!
11:19 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Thụy An - Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
09:48 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức
11:04 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
11:03 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
08:42 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Mùa hoa gạo
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước
16:01 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân