Chuyện về một dòng họ hiếu học ở Hà Nội
Họ Nguyễn Khả là họ lớn nhất trong gần hai chục dòng họ ở Mai Dịch cổ, có lúc chiếm tới trên 70% dân số làng Mai Dịch. Theo các cụ cao niên ở làng, trong sử sách còn ghi thì người họ Nguyễn Khả nguyên gốc ở làng Hậu xã Dịch Vọng chuyển lên lập nghiệp ở Mai Dịch từ cuối thế kỷ thứ 15, thời vua Lê Thánh Tông theo chính sách đồn điền và khuyến nông thời bấy giờ.
Dòng họ Nguyễn Khả được đánh giá là dòng họ lẫy lừng, có bề dày truyền thống học tập, khoa bảng ở Hà Nội. Trong khoa cử thời phong kiến, dòng họ đã có hai vị đỗ Đại khoa, một là Tiến sĩ thời Lê Trung Hưng, một là Tiến sĩ đầu thời Nguyễn. Ngoài ra, có mười một vị đỗ trung khoa, mười ba vị đỗ Tú Tài ở các khoa thi.
Nổi bật trong số đó phải kể đến cụ Nguyễn Khả Trạc, người đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Sau làm quan đến chức Công bộ thượng thư, tước Hầu thời Lê Trung Hưng. Cụ chính là người đã mang vinh quang cho làng Mai Dịch, làm vẻ vang cho các thế hệ dòng họ Nguyễn Khả. Đặc biệt, cụ cũng được biết đến như người có công rất lớn khai lập nên làng Mai Dịch xưa (nay là phường Mai Dịch).
Nhà thờ cụ Nguyễn Khả Trạc tại xóm Thị, đường Hồ Tùng Mậu (Mai Dịch - Hà Nội) được trùng tu lại năm 2017
Theo sử sách, cụ Nguyễn Khả Trạc tên thật là Nguyễn Văn Trạc, sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học. Ông nội và bố đều đỗ Hương cống và đều làm Giám sinh Quốc Tử Giám. Từ nhỏ, cụ Trạc đã sớm tỏ ra là một cậu bé thông minh, hiếu học và lầu thông kinh sử. Năm 1621, khi 23 tuổi cụ thi đỗ Hương cống và được tuyển vào học tại Quốc Tử Giám, ngôi trường chuyên giảng dạy cho con em Hoàng thân Quốc thích. Năm 33 tuổi, cụ đỗ Tiến sĩ, được ghi danh trên bia dựng tại Văn Miếu và được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình.
Cụ là người có tâm, có đức, trung nghĩa, chính trực, thanh liêm. Đối với triều đình, cụ có công lớn trong việc xây dựng quy chế nền nếp triều chính, làm cho kỷ cương của triều đình được chấp hành nghiêm chỉnh. Đối với đất nước, cụ tích cực chăm lo cho cuộc sống của người dân. Chính vì những đóng góp to lớn cho đất nước, cụ được đích thân vua Lê Thần Tông khen ngợi và ban tặng chữ “Khả” thay cho chữ “Văn”.
Tương truyền, khi cụ về hưu, vua chúa và triều thần đều lưu luyến, mở tiệc tiễn đưa long trọng với sự có mặt của đông đủ các quần thần.
Năm 1672, cụ Nguyễn Khả Trạc qua đời, thọ 75 tuổi. Cụ được đích thân vua Lê Gia Tông ban sắc viếng và gia phong lên bậc Hộ Bộ Thượng Thư.
Mộ cụ Nguyễn Khả Trạc được an táng tại xứ đồng Con Quy (khu vực chùa Thánh Chúa). Năm 1958, nhà nước lấy đất ở khu vực này để xây dựng trường Đại Học Sư phạm Hà Nội, mộ cụ Trạc sau này được chuyển về cánh đồng Quán Giải làng Vĩnh Lộc (nay thuộc xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất). Phần mộ của cụ được xây thành lăng hoành tráng trên cánh đồng rộng rãi, bát ngát.
Hiện nay, nhà thờ cụ Nguyễn Khả Trạc được đặt tại xóm Thị, đường Hồ Tùng Mậu (Mai Dịch - Hà Nội). Khu di tích với lối kiến trúc độc đáo đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VH, TT & DL) xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá năm 1995. Tương truyền, khu vực nhà thờ họ Nguyễn Khả này trước đây là trường dạy học của cụ Trạc.
Để ghi nhớ công ơn của cụ, dân làng Mai Dịch cũng lập đền thờ tưởng nhớ, ngoài ra tên của cụ cũng được lấy làm tên đường Nguyễn Khả Trạc và trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc tại Hà Nội.
Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, cụ Nguyễn Khả Trạc là một vị quan đầu triều, có vị thế, vị trí cống hiến quan trọng ở triều đình Hậu Lê. Trong cuộc đời làm quan của mình cụ đã phục vụ 4 đời vua Lê, đến khi về hưu được thưởng lên chức Thượng Thư, tước Quận Công.
theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan nhà thờ cụ Nguyễn Khả Trạc là một công trình có ý nghĩa to lớn về mặt kiến trúc, văn hoá, tâm linh. Đây là công trình thể hiện sự “kính hiền, trọng sỹ, biểu dương, ghi nhớ người có công lao với nước, với dân” của dân tộc ta.
Đặc biệt, trong bối cảnh đô thị hoá, như hiện nay, công trình này được xem là điểm nhấn văn hoá, lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Đáng tiếc việc bảo tồn, xây dựng một di tích lịch sử đã được xếp hạng này vẫn còn nhiều điều đáng bàn. “Tôi thấy buồn, đau xót, bất bình khi chứng kiến công trình tu bổ nhà thờ hiện vẫn còn ngổn ngang, chưa đúng cam kết tiến độ như ban đầu. Đặc biệt, việc thi công không khớp với thiết kế. Điều này ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến nhiều mặt của tình hình văn hoá, xã hội”, Giáo sư, nhà sử học Lê Văn Lan trăn trở.
Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Nguyễn Khả Thị, trưởng tộc đời 17, thay mặt họ Nguyễn Khả cho biết, khu nhà thờ cụ Nguyễn Khả Trạc được xây dựng từ năm 1849, cách đây gần 200 năm. Năm 1995, công trình được Nhà nước cấp bằng, công nhận “Di tích Lịch Sử Văn Hoá”.
Sau hàng trăm năm, công trình đã có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Cuối năm 2016, được sự quan tâm của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, sự vào cuộc tích cực của Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội, di tích này đã được giao cho UBND Quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư tu bổ, sửa chữa. Ông Thị cũng cho hay, theo kế hoạch dự kiến công trình sẽ hoàn thiện vào tháng 10/2017. Tuy nhiên đến nay dù đã sát thời hạn nhưng di tích này vẫn còn khá ngổn ngang, dang dở đặc biệt phần cổng ngõ.
Bản thân tôi cũng như người dân ở đây tha thiết mong mỏi các cơ quan chức năng, đấy nhanh tiến độ, sớm hoàn thiện công trình có ý nghĩa to lớn về mặt văn hoá, lịch sử này”, ông Thị chia sẻ.
Bài và ảnh Trung Hiếu
Cụ Nguyễn Khả Trạc (1598-1672), tên thật Nguyễn Văn Trạc, là người đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Sau làm quan đến chức Công bộ thượng thư, tước Hầu thời Lê Trung Hưng. Trong quá trình làm việc ở triều đình và phủ chúa, ông được ghi nhận và trọng dụng, nên vua Lê Thần Tông ban tặng ông chữ Khả. Và dòng họ ông cũng đổi tên đệm, từ Nguyễn Văn thành Nguyễn Khả từ đó. Dòng họ Nguyễn Khả được đánh giá là dòng họ, có bề dày truyền thống học tập, khoa bảng ở Hà Nội. Hiện nay, hầu hết các gia đình trong dòng họ đều có con em là cử nhân các ngành khoa học, có những người có học hàm, học vị Giáo sư, P.Giáo sư, Tiến sỹ, ... có người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý của nhà nước.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na
10:21 | 20/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng
09:56 | 19/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sáng tạo, thần tốc xóa nhà tạm nhà, nhà dột nát
09:54 | 19/05/2025 Tin tức

Cua đồng và nỗi nhớ tuổi thơ
09:35 | 16/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 | 13/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
15:18 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai quật khảo cổ 3 địa điểm di tích Trường Lũy Bình Định
10:44 Tin tức

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
10:26 Nông thôn mới

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na
10:21 Văn hóa - Xã hội

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 Làng nghề, nghệ nhân